TỪ BIỆT NGHỀ SOI CHỮ
Tạ Duy Anh
Vèo một cái, kể từ khi tôi về làm việc tại Nhà xuất bản Hội nhà văn, đã chẵn 20 năm. Nhưng ngay cả chị Lê Minh Khuê, người trực tiếp đưa ra lời mời cũng không thể hình dung nổi, để tôi có thể thành nhân viên của chị, phải nhờ đến nỗ lực phi thường của nhà thơ Hữu Thỉnh suốt hơn một năm. Sau này dù giữa chúng tôi là một khoảng cách rất lớn về quan điểm trong nhiều chuyện, tôi luôn biết ơn Hữu Thỉnh về những gì ông đã làm cho tôi. (Tôi kể chi tiết chuyện này trong hồi ký Lách qua luật ngầm, chỉ xin nói vắn tắt: Lần đầu tiên để nhận một biên tập viên quèn, lãnh đạo Hội nhà văn, cụ thể là nhà thơ Hữu Thỉnh, phải báo cáo trước (chủ yếu thăm dò) với Ban Tư tưởng và Văn hóa và để vượt qua mọi cản trở còn lại từ cơ quan an ninh cũng như một vài nhân vật cụ thể mà tôi không bao giờ muốn biết vì sao họ lại căm ghét tôi đến thế, Ban chấp hành Hội nhà văn khi đó, bằng một phiên họp mở rộng, phải thông qua biểu quyết. Kết quả tôi được quá bán đúng một phiếu, nghe nói của nhà văn Nguyễn Trí Huân?). Thành thật khi mới làm quen với công việc biên tập, tôi không nghĩ nó phức tạp đến thế và mình có đủ kiên nhẫn cùng hứng thú để ngồi lỳ một chỗ lâu đến thế. Nhưng rồi tôi làm được điều đó bởi cùng với công việc, tôi thực sự tìm thấy gia đình thứ hai cho mình.
Tôi không biết cụ thân sinh ra tôi có mục đích to tát gì cho con trai, khi dùng quyền hành của một quan đầu xã bí mật làm lại hồ sơ rồi khai thụt đi của tôi một tuổi? Nhưng việc làm đó của cụ khiến tôi lỡ mất chút kế hoạch mình đã định ra từ lâu: Đó là khi được tròn Hoa giáp (60 năm), tôi sẽ chuyển sang một trạng thái sống mới: Chỉ làm những việc mình thích, một cách hoàn toàn tự do!
Tạ Duy Anh
Vèo một cái, kể từ khi tôi về làm việc tại Nhà xuất bản Hội nhà văn, đã chẵn 20 năm. Nhưng ngay cả chị Lê Minh Khuê, người trực tiếp đưa ra lời mời cũng không thể hình dung nổi, để tôi có thể thành nhân viên của chị, phải nhờ đến nỗ lực phi thường của nhà thơ Hữu Thỉnh suốt hơn một năm. Sau này dù giữa chúng tôi là một khoảng cách rất lớn về quan điểm trong nhiều chuyện, tôi luôn biết ơn Hữu Thỉnh về những gì ông đã làm cho tôi. (Tôi kể chi tiết chuyện này trong hồi ký Lách qua luật ngầm, chỉ xin nói vắn tắt: Lần đầu tiên để nhận một biên tập viên quèn, lãnh đạo Hội nhà văn, cụ thể là nhà thơ Hữu Thỉnh, phải báo cáo trước (chủ yếu thăm dò) với Ban Tư tưởng và Văn hóa và để vượt qua mọi cản trở còn lại từ cơ quan an ninh cũng như một vài nhân vật cụ thể mà tôi không bao giờ muốn biết vì sao họ lại căm ghét tôi đến thế, Ban chấp hành Hội nhà văn khi đó, bằng một phiên họp mở rộng, phải thông qua biểu quyết. Kết quả tôi được quá bán đúng một phiếu, nghe nói của nhà văn Nguyễn Trí Huân?). Thành thật khi mới làm quen với công việc biên tập, tôi không nghĩ nó phức tạp đến thế và mình có đủ kiên nhẫn cùng hứng thú để ngồi lỳ một chỗ lâu đến thế. Nhưng rồi tôi làm được điều đó bởi cùng với công việc, tôi thực sự tìm thấy gia đình thứ hai cho mình.
Tôi không biết cụ thân sinh ra tôi có mục đích to tát gì cho con trai, khi dùng quyền hành của một quan đầu xã bí mật làm lại hồ sơ rồi khai thụt đi của tôi một tuổi? Nhưng việc làm đó của cụ khiến tôi lỡ mất chút kế hoạch mình đã định ra từ lâu: Đó là khi được tròn Hoa giáp (60 năm), tôi sẽ chuyển sang một trạng thái sống mới: Chỉ làm những việc mình thích, một cách hoàn toàn tự do!
Và điều đó sẽ bắt đầu vào ngày mai.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể anh chị em trong cơ quan, những người luôn bao dung và giầu lòng nhân ái hơn tôi tưởng, nhất là trước mỗi sơ suất của tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đối tác, các cộng tác viên, các bạn đồng nghiệp, bạn đọc xa gần…những người đã cho tôi lý do để miệt mài làm việc không biết mệt.
Tôi cũng xin được thứ lỗi, từ những ai chỉ vì tôi mà cứ phải vất vả phiền muộn.
Tôi đặc biệt gửi lời xin lỗi đến nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vì đã không thể đáp lại lời mời chân thành của ông, muốn tôi lưu lại lâu hơn, để cùng với ông tiếp tục một số công việc mà cả hai chúng tôi âm thầm theo đuổi, trong đó có việc dùng văn học, dùng việc xuất bản các tác phẩm văn chương…để góp vào việc hòa giải dân tộc! Tôi hãnh diện vì có chung kỉ niệm đẹp đẽ gắn với ấn phẩm Viết @ Đọc mà ông là chủ biên, động lực chính, là linh hồn. Nhờ cuốn sách đặc biệt này, mà tôi và không chỉ tôi nhận ra khả năng làm việc phi thường của Nguyễn Quang Thiều. Mặc dù đóng góp của tôi cho Viết @ Đọc có lúc chưa đến 1%, vẫn khiến quyết định chia tay với nó là một trong những quyết định khó khăn nhất mà tôi từng phải đối mặt. Nhưng tôi đã ở vào cái tuổi không còn có thể cùng lúc đưa ra nhiều lựa chọn. Ngoài ra, bằng hành động của mình, tôi muốn thay cho lời nói: Tôi tin và hy vọng vào các bạn trẻ!
Từ ngày mai tôi sẽ trở về NGÔI NHÀ CỦA MÌNH một cách đúng nghĩa và tuyệt đối nhất.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn nhà thơ họa sỹ Phạm Xuân Trường, nhà thơ-họa sỹ Trần Nhương, nhà thơ-họa sỹ Nguyễn Quang Thiều, họa sỹ Văn Sáng, nhà văn- họa sỹ Trần Thị Trường, họa sỹ Doãn Hoàng Kiên, họa sỹ Doãn Sơn, nhà văn- họa sỹ Thiết Phan, nhà văn Tru Sa, nhà văn Trần Băng Khuê, họa sỹ Phạm Trần Quân, …đã yêu mến vẽ chân dung tôi, tặng tôi những bức tranh thực sự quý giá. Rất nhiều điều tôi không biết, chưa biết, nhưng tôi biết rất rõ rằng tôi luôn yêu quý các anh chị và các bạn.
TÔI TIN VÀ HY VỌNG VÀO CÁC BẠN TRẺ! Nguyên suy nghĩ ấy, Tạ Duy Anh đã hơn rất nhiều những người đang cố bám lấy ghế, trong khi bản thân đã già yếu, bệnh tật. Lo cho mình còn khó, nói gì đến lo cho ai?
Trả lờiXóa