Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Vụ án Hồ Duy Hải: ÔNG NGUYỄN HÒA BÌNH NÓI GÌ TRƯỚC QUỐC HỘI?

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình giải trình trước Quốc hội /// Ảnh Gia Hân
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình giải trình trước Quốc hội.Ảnh Gia Hân

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình 
trả lời 'Hồ Duy Hải có oan hay không'

Thanh Niên
11:34 - 15/06/2020 

Sau rất nhiều tranh luận của các đại biểu Quốc hội trong và ngoài ngành tòa án về vụ án Hồ Duy Hải suốt 2 ngày thảo luận vừa qua, đích thân Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đã phải lên tiếng sáng 15.6. 

"Hồ Duy Hải có tội không, vụ án có oan sai hay không"? 

Theo đó, tại phiên Quốc hội về thảo luận kinh tế - xã hội sáng 15.6, Chánh án Nguyễn Hòa Bình, cũng là chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, đã tập trung trả lời câu hỏi: Hồ Duy Hải có tội không, vụ án có oan sai hay không?


Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, đây là vụ án xảy ra từ năm 2008, trải qua tố tụng nhiều cấp, đã được liên ngành tư pháp thẩm định và năm 2015, đoàn giám sát của Quốc hội về án oan sai cũng đã xem xét vụ này.

Vụ án cũng đã qua các cấp xét xử là sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và đã đến Chủ tịch nước quyết định về việc ân giảm hình phạt.

"Câu chuyện đặt ra là có oan sai hay không? Tôi sẽ tập trung trả lời Hồ Duy Hải có phạm tội hay không, có oan sai hay không. Đây là câu hỏi lớn mà đại biểu quan tâm, dư luận quan tâm", Chánh án nói.

Theo tóm tắt vụ án của Chánh án Nguyễn Hòa Bình thì Hồ Duy Hải quen 2 cô gái ở Bưu điện Cầu Voi (H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) và tối 13.1.2008 có đến đấy chơi. 

Lúc đó, nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân đang trực, còn nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng đang nghỉ, nên Hải vào nói chuyện với chị Hồng. Quá trình nói chuyện, nam nữ chưa vợ, chưa chồng, Hải có tán tỉnh, sờ soạng và có ý định quan hệ tình dục với chị Hồng, nên đã đưa tiền cho chị Vân ra ngoài mua trái cây. 

Ở nhà, Hải dẫn chị Hồng vào buồng ngủ, vật chị Hồng ra. Chị Hồng phản ứng, đạp vào bụng Hải, bỏ chạy và la làng lên. Hải sợ bị lộ, đuổi theo. Chị Hồng vấp ngã gần 1 cái thớt, nên Hải đã dùng thớt đập vào đầu cô gái, sau đó cắt cổ nạn nhân. Chị Vân đi mua trái cây về, thấy bạn bị giết, nên cũng bị Hải giết luôn theo cách tương tự là cắt cổ. 

Vậy, "chứng cứ để chứng minh Hải phạm tội là gì?", Chánh án Nguyễn Hòa Bình đặt câu hỏi và trả lời: 

Thứ nhất, là cơ quan điều tra đã cho Hải mô tả hiện trường, thì Hải mô tả chính xác những đồ vật có tại đó - việc mà nếu không có mặt tại hiện trường thì không thể mô tả được. 

"Có 2 điểm lưu ý. Đầu tiên là những đồ vật trong phòng ngủ của cô Hồng, Hải đã khai đúng. Bưu điện là nơi công cộng, bên ngoài ai cũng có thể biết, nhưng trong phòng ngủ mà không có mặt ở hiện trường thì không thể biết", theo Chánh án. "Tiếp đó là vị trí những đồ vật rời, ví dụ con gấu, tờ báo, cốc nước, túi trái cây… có thể hôm nay để chỗ này, ngày mai để chỗ khác. Nhưng tất cả các đồ vật rời ấy, Hải đã mô tả đúng vị trí khi xảy ra vụ án", Chánh án nói rõ thêm. 

Chứng cứ thứ 2 là về diễn biến hành vi. Hải khai, quá trình sờ soạng chị Hồng không nói gì, nhưng khi bị đè ra thì chị Hồng phản ứng, đạp vào bụng Hải. 

Theo hiện trường để lại, áo ngực của chị Hồng bị xộc xệch, nằm ở phần trên ngực. Theo Chánh án, "phản ứng bình thường của người phụ nữ khi ngồi dậy là phải sửa cái này, nhưng do tức thời (bỏ chạy), nên cô gái không kịp sửa". 

Phù hợp thứ hai, theo Chánh án, là vết thương trên đỉnh đầu chị Hồng được pháp y khẳng định là "do tác động của vật cứng mặt phẳng", phù hợp với lời khai của Hải rằng hung khí gây án là thớt và bản ảnh hiện trường có cái thớt dính máu nằm bên cạnh đầu của chị Hồng. 

Phù hợp thứ 3 là giám định pháp y kết luận trong âm đạo của cô Hồng có dịch, và cơ chế hình thành dịch, theo bác sĩ pháp y, là quá trình kích dục, có sự đụng chạm vào vùng nhạy cảm của cơ thể. 

Chánh án nói gì về con dao, cái thớt "mua ở chợ"? 

Về tài sản cướp được, theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, Hải khai là sau khi giết 2 cô gái, có lấy của bưu điện một số tiền và một số simcard, lấy của 2 nạn nhân một số nữ trang, dây chuyền, vòng tay, nhẫn. 

Ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thể biết được Hải lấy cái gì vì không biết các cô gái có gì, nhưng Khi bắt được Hải, thì Hải khai ra lấy của cô này cái gì, lấy của cô kia cái gì. Cơ quan điều tra đã hỏi người thân, gia đình, cha mẹ các cô gái, thì người ta mô tả đúng đồ vật 2 cô gái này có. Bưu điện cũng nói rõ bị mất bao nhiêu tiền và bao nhiêu simcard. 

"Có một chi tiết rất đáng lưu ý, rất có giá trị chứng minh, là Hải khai lấy của cô Hồng 1 dây chuyền có mặt dây, của cô Vân không có mặt. Kết quả khám nghiệm hiện trường thì mặt dây chuyền của cô Vân có ở hiện trường, nằm trong ngực áo của cô Vân", Chánh án nêu thêm. 

Cũng theo Chánh án, cơ quan điều tra đã yêu cầu Hải khai tiêu thụ số tài sản này ở đâu, Hải đã vẽ chính xác địa chỉ nơi bán vàng, nơi bán điện thoại và có những chi tiết phù hợp rất ngẫu nhiên, như Hải khai lúc đến bán, ở quầy này có người phụ nữ lớn tuổi hơn bán, ở quầy này có người nhỏ tuổi hơn bán. 

Đặc biệt, về giá cả, cơ quan điều tra đã đi xác minh, người ta không thể nhớ được mua của ai, nhưng người ta nhớ giá ở thời điểm này, cái điện thoại này có giá 200.000 đồng, phù hợp với lời khai của Hải. Người ta khai phương thức thanh toán và giá cả của đồ trang sức mua phù hợp với phương thức thanh toán mà Hải đã khai. 

"Trong quá trình đi bán vàng, do sợ bị theo dõi, nên Hải không nhìn vào người mua vàng, mà đi ra ngoài đường xem có ai theo dõi không, theo lời khai của Hải. Người mua vàng khai, thông thường người ta tính số tiền trên máy tính, chìa ra cho khách xem, nếu đồng ý thì mua bán, nhưng do Hải không nhìn vào máy tính nên họ phải viết ra giấy. Hải khai có tờ giấy đó và khi ra khỏi cửa hàng thì Hải đã vứt đi", ông Bình cho biết. 

Giải thích thêm về hung khí, việc "mua dao, mua thớt ở chợ để làm chứng cứ", Chánh án cho biết: "Ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thể biết cái thớt là hung khí. Chỉ khi bắt được Hải, Hải khai ra việc dùng thớt đập vào đầu nạn nhân, thì người ta mới biết. Khi đó, thớt đã bị dọn đi". 

"Về con dao, Hải khai ở bên tường bưu điện có cái bảng và dắt dao vào bảng đó. Không ai tìm thấy dao cả, chỉ có Hải mới biết vị trí cái dao. Sau khi khám nghiệm hiện trường, có 3 anh dân phòng vào dọn phòng đó, phun nước, dỡ bảng ra thì có dao rơi xuống, nhưng người ta sơ xuất vứt dao đi. Cơ quan điều tra đi tìm dao đó không được, nên cho 3 anh dân phòng mô tả, đi mua dao về". 

"Dư luận nói rằng mua dao ngoài chợ về để thay hung khí, nhưng trong hồ sơ vụ án, không có cái nào mua dao là thay hung khí cả. Mua dao, thớt, vật tương tự về để Hải và những người liên quan nhận diện xem có đúng là được sử dụng làm hung khí hay không. Khi để một loạt dao, Hải nhận diện đúng con dao dùng để gây án, dù khi khai thì lời khai không thống nhất", Chánh án cho biết thêm. 

Do thời gian có hạn, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết còn rất nhiều chứng cứ khác mà nếu đại biểu quan tâm, TAND tối cao sẵn sàng phục vụ trao đổi, thông tin. 

Chánh án cũng nói thêm việc Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội, mà lời khai nhận tội đầu tiên là do Hải tự viết ra, chứ không phải là bản hỏi. 

Ở những thời điểm quan trọng của vụ án, Hải đều nhận tội, như khi nhận kết luận điều tra, cáo trạng. Sau sơ thẩm, phúc thẩm, khi gửi đơn cho Chủ tịch nước, Hải đều không kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Người kêu oan nhiều nhất là mẹ của Hải. 


Vũ Hân

24 nhận xét :

  1. Nguyễn Hoà Bình dốt nát! Nhiệm vụ của chánh án phiên giám đốc thẩm của toà án nhân dân tối cao là xem xét các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm có vi phạm quá trình tố tụng hình sự hay không, không phải xem xét Hồ Duy Hải có tội hay không! Nguyễn Hoà Bình dốt nát!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại sao không lấy mẫu vân tay, tại sao không lấy mẫu máu, Ai hủy dao? ai hủy thớt? ai làm "mất" các bút lục...? Trương hòa Bình hãy trả lời.

      Xóa
    2. Nguyễn Hòa Bình chứ không phải Trương Hòa Bình.

      Xóa
  2. Một khi ông Bình đã phủ nhận chuyện mớm cung, bức cung, nhục hình – mà những chuyện đó chắc chắn 100 % là có – thì mọi điều ông ta nói ra đây sẽ vô giá trị khi điều tra viên và thậm chí cả kiểm sát viên trong thực tế như vụ Nguyễn Văn Chấn … luôn tìm đủ mọi cách, đủ mọi thủ đoạn đến mức tàn độc nhất nhằm ép người vô tội nhận những tội mà người đó không hề làm! Xin mời đọc lại https://danviet.vn/vu-an-oan-nguyen-thanh-chan-an-mang-bat-ngo-va-9-ngay-kinh-hoang-buc-cung-nhuc-hinh-20200510095901256.htm và đặc biệt đoạn 9 ngày kinh hoàng nhục hình, bức cung

    Trả lờiXóa
  3. Những điều ông Bình nói sáng nay đều ghi trong kết luận điều tra. Ông xuất thân từ cơ quan điều tra, nên không lạ gì cơ quan điều tra. Bản thân ông chẳng may rơi vào tay các đồng nghiệp điều tra, thì họ bảo sao mà chẳng khai vậy. Ông Nguyễn Thanh chấn còn được huấn luyện trước khi thực nghiệm hiện trường, được ĐTV đọc cho viết bản tự khai. Cháu Quang trong vụ án gỗ ở Quảng Trị gặp điều tra viên Trần Văn Dũng bị đánh đập ép cung, sợ quá! Phải treo cổ tự tử. Nên giữa nghị trường quôcs hội, ông chánh án không cần phải đọc kết luận điều tra nữa đâu.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyên tắc cơ bản trong điều tra là trọng chứng hơn trọng cung, chưa đủ chứng cứ mà dựa vào lời khai đề kết luận là không thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  5. Cho dù có hàng trăm, hay hàng ngàn lời khai của chính nghi phạm, nhưng những chứng cứ ngay tại hiện trường đều không khớp với nghi phạm thì không thể kết luận nghi phạm chính là tội phạm.
    Quá trình điều tra đã sai sẽ không còn đảm bảo cho kết luận điều tra.

    Trả lờiXóa
  6. Ủa muốn Ở lại quan hệ mà kêu Vân đi mua trái cây có đủ thời gian không? Đi mua bao nhiêu phút???? Sao vô lý vậy?

    Trả lờiXóa
  7. Muốn thuyết phục dư luận thì chứng cứ phải rõ ràng. Ở vụ án này, trước sau cũng chỉ căn cứ vào lời khai một phía kết tội bị can.
    Ông Bình không nắm vững các lý thuyết cơ bản của 1 thẩm phán!

    Trả lờiXóa
  8. Suốt 8 năm trời nay 25 lời khai của HDH thì vẫn còn đó, nhưng vật chứng thì biến mất, nhân chứng thì không có, dấu vân tay không có, thời điểm không trùng khớp...

    Trả lờiXóa
  9. Thế, đối với vụ án Huỳnh Văn Nén và Nguyễn Thanh Chấn các đoàn đại biểu Quốc hội hai địa phương này có nêu ý kiến gì không ?

    Trả lờiXóa
  10. Kết án một mạng người mà chỉ bằng cách hỏi cung, không hề có bất cứ bằng chứng vật chứng nào liệu có khách quan?

    Ai đảm bảo rằng lời khai của Hải không bị chính điều tra viên mớm lời?

    Đề nghị khởi tố vụ án tiêu hủy bằng chứng vụ án: con dao, cái thớt, cái ghế...làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan.

    Trả lờiXóa
  11. Kinh nghiệm của các cụ xưa "già đòn non lẽ" hoặc "già đòn non lý sự".
    Đánh đau phải nhận tội, thời Ngụy Sài gòn nắm quyền các sở CS ngụy quyền thường trao đổi với nhau kinh nghiệm quý "Không có đánh cho có, có đánh cho chừa" có nghĩa là không có tội đánh cho phải khai ra tội, có tội thì đánh cho chừa cho khiếp sợ không giám phạm tội. Bằng chứng là nhiều nghi can, nghi phạm đang khỏe mạnh vào nhà tạm giữ bị đột tử hoặc bị mang bệnh hiểm nghèo khi được thả ra?
    Hiện nay các ĐTV đang vận dụng hiệu quả kinh nghiệm trên, dẫn đến nhiều oan sai...bỏ lọt tội phạm.

    Trả lờiXóa
  12. Chiếc áo choàng không làm nên thày tu .

    Trả lờiXóa
  13. Ông Bình chỉ cần trả lời trước QH một câu này thôi: Người không được bổ nhiệm chức danh thẩm phán có quyền ngồi ở Hội đồng xét xử hay không! Tất nhiên, chả lẽ ông nói có!!! Vậy thì câu hỏi tiếp sẽ là: Ông không hề được bổ nhiệm chức danh thẩm phán Tối cao, tại sao ông ngồi chình ình xét xử giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải? Ông có thấy chính ông vi phạm pháp luật nghiêm trọng không?

    Trả lờiXóa
  14. Nghe tay BÌNH nói trước QH mà muốn cầm cái thớt đập vào mặt nó! Thằng khốn nạn! Nói ngu như bò (xin lỗi con bò!)!

    Trả lờiXóa
  15. Nói chung, toàn những chi tiết khiên cưỡng do ông này đưa ra. Người dân chắc gần như chẳng ai tin.
    Nói thật, ai dám giết Hồ Duy Hải?! Người dân đang đợi kẻ dám làm việc đó!

    Trả lờiXóa
  16. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ mà Việt nam đã ký kết ngày 24/9/1982 https://moj.gov.vn/tttp/thongbao/Lists/ThongBao/Attachments/15/1.%20Cong%20uoc%20ICCPR%20-%20VN.pdf
    tại Điều 14 quy định đối với nghi phạm trong vụ án hình sự: g) Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội.
    vì thế trong vụ Hồ Ngọc Hải hay bất kỳ vụ nào như Đồng Tâm thì dù công an có dùng mớm cung, bức cung, nhục hình để lấy bằng được lời khai theo ý họ thì có ra Tòa bị cáo nói rõ là do mớm cung, bức cung và nhục hình nên khai vậy, và trước Tòa tuyên bố tôi không công nhận những lời khai đó. Mặt khác nếu có khai bức cung và nhục hình trong quá trình luật sư tiếp cận thân chủ gia đoạn điều tra hay kể cả trước Tòa thì luật sư cần tố giác ngay cho Viện kiểm sát hay Tòa án để có thể khởi tố vụ án đối với nhân viên làm trái luật cũng như trái Hiến pháp, đặc biệt công ước Quốc tế trên.

    Trả lờiXóa
  17. Nguyên tắc cơ bản trong điều tra là trọng chứng hơn trọng cung. Đó là điều cơ bản mà từ các em sinh viên luật cũng biết, thế mà ông Bình này, mang danh là PGS. TS Luật mà không biết, cứ vin cớ Hồ Duy Hải đã có 25 lần khai nhận tội mà kết tội Hải, trong khi lại không đưa ra được một vật chứng nào???
    Cần mở cuộc điều tra xem ông này đi lên đến PGS. TS Luật bằng cách nào, hay là cũng giống như tay Phạm Hồng Phong phó tòa TC vậy.

    Trả lờiXóa
  18. Tôi đã theo dõi bài phát biểu của ông Nguyễn Hòa Bình trên tivi tối nay. Ông nói rằng, chỉ có Hải biết chỗ giấu con dao sau bức vách tường, rồi công an thấy con dao đúng như Hải mô tả. Lời nói của ông Bình sai hoàn toàn.

    Ngay sau khi khám nghiệm hiện trường 1 ngày, thì con dao được tìm thấy, ông dân phòng tìm thấy dao, sau khi báo công an, công an nói không liên quan, hủy đi.

    Ba tháng sau khi vụ giết người xảy ra, Hải mới bị bắt, và bị vu cho giết người. Trong 3 tháng này, cơ quan điều tra đều đã biết việc con dao được tìm thấy dấu sau vách tường. Một giả thiết đặt ra là: có phải cơ quan điều tra mớm cung cho Hải, để Hải biết được con dao giấu ở vách tường, nên khai như vậy?

    Nếu sau khi bắt Hải, Hải khai là dấu con dao sau bức vách tường, sau đó, công an đi tìm, rồi tìm thấy con dao đúng như Hải khai, lúc đó, mới có thể nghi ngờ Hải phạm tội.

    Tôi đặt giả thiết: ngay sau khi vụ án xảy ra, công an đã tìm ra thủ phạm (không phải Hải). Nhưng vì một lý do nào đó, công an hủy hết vật chứng, tang chứng đi, rồi vu oan cho Hải. Có ai bác bỏ được giả thuyết này của tôi không?

    Trả lờiXóa
  19. CÂU NÓI NGU NHẤT CỦA PGS. TS LUẬT NGUYỄN HÒA BÌNH:
    “Nếu không có đủ căn cứ chứng minh là tội nặng thì phải quyết có tội nhưng tội nhẹ. Nếu không đủ ở khoản cao thì phải xử ở khoản thấp”
    Nguyễn Hòa Bình (Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) phát biểu khi thảo luận dự thảo bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi tại hội trường Quốc hội Việt Nam ngày 13 tháng 8 năm 2015.
    Tức là đã vào tay tao xét xử thì đều có tội hết nhé!

    Trả lờiXóa
  20. O Bình này ngu thật, là Chánh án TAND tối cao nhiệm vụ của ông là phải xem xét công bằng và đúng sự thật trong tố tụng chứ nhiệm vụ của ông có phải là đi chứng minh HDH là tội phạm đâu. bản án của ông Chánh án mà chỉ dựa vào lời thú tội do điều tra viên ghi lại mà ông coi là đủ thì cũng đủ biết nền tư pháp nước nhà suy bại đến đâu, cái ngu dốt của ông đã được phơi bày trước toàn dân và Quốc hội

    Trả lờiXóa
  21. Trăm năm bia đá thì mòn
    Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ .
    Vụ án này chắc hẳn sẽ ghi đậm dấu ấn trong ngành tòa án VN !.

    Trả lờiXóa
  22. Nguyễn Hòa Bình là PGS-TS Luật mà không hiểu rõ chức năng quyền hạn của Tòa án tối cao. NÓi ra lòi cái dốt! Một cuộc điều tra , buộc tôi không thể chỉ căn cứ hoàn toàn vào lời khai mà phải có vật thật, chứng cứ cụ thể, Nhất là Tòa án tối cao không làm nhiệm vụ xét xừ của các tòa cấp dưới mà phải xem xét các phiên tòa cấp dưới có vi phạm thủ tục tố tụng hình sự hay không, nếu vi phạm phải tuyên hủy bản án sai pháp luật đó và tiến hành lại từ đầu cho đúng luật pháp. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ từng chê cười loại tiến sỹ dỏm này:
    "Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
    Cũng gọi ông nghè có kém ai.
    ........................
    Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe
    Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi"
    Việt Nam thời măc vận! Buồn thay.

    Trả lờiXóa