Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

TP.HCM: AI MONG CHỜ NHÀ HÁT NHƯ MỒM LÃNH ĐẠO NÓI?

Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM và hình ảnh 
Thủ Thiêm chụp từ trên cao.

Người dân TP.HCM có mong chờ nhà hát,
sân vận động như lời lãnh đạo?


RFA 2020-06-05

“Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng các công trình nhà hát, sân vận động để nhiều người dân có cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội. Đừng để người dân TP.HCM chờ nhà hát, sân vận động quá lâu.”

Đó là phát biểu của bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM, tại buổi tọa đàm về công tác xây dựng phát triển thành phố, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hôm 4 tháng 6 năm 2020.


Bà Phạm Phương Thảo cho rằng, các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu tinh thần người dân vẫn chưa tương xứng, mặc dù TP.HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năng suất lao động cao gấp 2,7 lần cả nước.
Trong một thành phố mà cuộc sống người dân đang khốn khổ, đang bị kẹt xe, đang bị ngập nước, thì xây nhà hát đó, xân vận động đó phục vụ cho ai, khi người dân không có điều kiện để đến những nơi đó.
-Nhà báo Sương Quỳnh
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, nhà báo độc lập Sương Quỳnh từ thành phố Hồ Chí Minh, nhận định:

“Để nâng cao dân trí và cuộc sống của nhân dân, thì nhà hát và sân vận động là những nơi truyền đạt văn hóa, giải trí tốt. Nhưng phải xét theo hoàn cảnh nào? Thực tế đây là một xã hội, thì phải cân nhắc người dân cần gì trước tiên. Trong một thành phố mà cuộc sống người dân đang khốn khổ, đang bị kẹt xe, đang bị ngập nước, thì xây nhà hát đó, xân vận động đó phục vụ cho ai, khi người dân không có điều kiện để đến những nơi đó, người dân cũng không có thời gian khi cuộc sống người ta quá khốn khổ. Vậy thì trước tiên, muốn người dân đến nhà hát hay sân vận động, thì đời sống người dân phải được nâng cao trước đã, họ phải thoát ra được sự mưu sinh hàng ngày, họ phải có cuộc sống được bình an, ấm no, thì họ mới nghĩ đến nơi để họ cảm nhận được văn hóa.”

Tuy nhiên theo nhà báo Sương Quỳnh, trước tiên 'văn hóa' đó phải thật sự mang lại giá trị. Chứ xây nhà hát mà suốt ngày cứ hát những kịch bản như ‘Hồ Chí Minh muôn năm’, rồi 'đảng ta luôn luôn vĩ đại', trong khi cuộc sống người ta lầm than như thế, thì người ta có đến những nơi đó để xem, để nghe những bản nhạc, luôn luôn chỉ để tuyên truyền cho đảng và nhà nước? Bà nói tiếp:

“Nếu Bà Phạm Phương Thào nói người dân cần thiết nhà hát và sân vận động, thì tôi nghĩ rằng người dân chưa cần thiết. Có thể giới trẻ cũng cần thiết, nhưng sự cần thiết đó phải có cốt lõi là một nền văn hóa thật sự, đề cao nhân phẩm con người, đề cao sự yêu thương, đề cao sự bác ái... thì hãy đưa văn hóa đó cho người dân. Vấn đề là niềm tin, chính quyền có trung thực trong văn hóa không? Nếu họ cứ xây dựng nền văn hóa tuyên truyền cho đảng, cho nhà nước, thì liệu có ai cần không? Khi cuộc sống người dân cần lắm sự mưu sinh... hãy an dân đã rồi mới nghĩ đến mấy chuyện đó.”

Sài Gòn hiện có 5 nhà hát lớn gồm:  Nhà hát TP.HCM, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát thuộc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà hát Quân đội ở quận Tân Bình... Ngoài 5 nhà hát này, Sài Gòn còn có khoảng hơn 20 nhà hát, sân khấu khác... Tuy nhiên ngay cả những nơi nổi tiếng như Sân khấu kịch Idecaf hay sân khấu kịch Hồng Vân đều phải bù lỗ để hoạt động do yêu nghề.

Một người dân ở Sài Gòn không muốn nêu tên nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Theo tôi nghĩ không nên làm, bây giờ mở nhà hát thì ai vô đó mà coi? Nhưng mà mấy ổng nghĩ nước ngoài vô phải có cái nhà hát lớn… để mà cho có bộ mặt đó mà. Tui nghĩ đơn giản vậy thôi, nhưng mấy ổng không nghĩ người dân đang khó khăn, đang khổ.” 

Tình cảnh các sân vận động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn được nói ‘thê thảm’ hơn, trừ các sân bóng nhỏ có khách đến chơi bóng, còn các sân vận động có sức chứa hàng ngàn khán giả thường rất ít thu hút người dân dù có đội bóng của địa phương mình thi đấu.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do, anh Nguyễn Đình Đệ, một người dân ở Quận 2, Sài Gòn, cho biết ý kiến của mình:

“Hoàn toàn không cần thiết, sân vận động Thống Nhất mở đèn lên không có người coi mà, không có khán giả. Có bằng chứng sự thật luôn, câu lạc bộ thành phố Hồ Chí Minh trong giải quốc gia, đá trên sân Thống Nhất vắng khách, không có khách... thì xây sân vọng động làm gì? Xây nhà hát làm gì? Trong khi bà con quận 2 còn rất nhiều khó khăn, còn sống trong khu ổ chuột, giờ này chưa được nhận đất, chưa được nhận nhà... Làm kiều đó làm chi vậy? Tôi đại diện cho bà con Thủ Thiêm, không đồng tình việc xây nhà hát và sân vận động, việc này không cần thiết, dùng quỹ đất đó để đền bù cho bà con, dùng ngân sách để lo cho bào con TPHCM còn rất nghèo, rất đông.”

Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được nêu lên, vào tháng 10 năm 2018, khi TP.HCM đòi xây Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch với vốn đầu tư lên đến 1.500 tỉ đồng, trong khi người dân phản đối, thì Bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đã cho rằng “Đây là dự án tầm vóc thế kỉ, được người dân thành phố chờ đợi từ rất lâu”.
Ở thành phố này sau dịch COVID-19, đến giờ này nhiều người không nhận một đồng hỗ trợ nào, nhiều tình cảnh còn tang thương lắm... Tôi và bà con Thủ Thiêm phản đối chuyện thành phố xây nhà hát ở quận 2.
-Anh Nguyễn Đình Đệ
Anh Nguyễn Đình Đệ, cũng là người bị cưỡng chế đất sai luật ở Thủ Thiêm, cho biết thêm:
“Riêng nói bà con Thủ Thiêm thì chắc chắn Bà con phản đối, thí dụ như nhà hát Thủ Thiêm, sao mình không dùng số tiền đó để lo cho bà con quận 2. Ở thành phố này sau dịch COVID-19, đến giờ này nhiều người không nhận một đồng hỗ trợ nào, nhiều tình cảnh còn tang thương lắm... Tôi và bà con Thủ Thiêm phản đối chuyện thành phố xây nhà hát ở quận 2. Còn rất nhiều việc cần phải lo cho dân, đặc biệc là người dân Thủ Thiêm. Theo tôi, xây lên chẳng có ích gì hết.”

Theo Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM, thời gian thực hiện dự án Nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm là từ năm 2019 đến 2022. Trong đó năm 2019 - 2020, tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình và hoàn thành các thủ tục cần thiết để khởi công theo đúng quy định.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cũng là người bị cưỡng chế đất tại Thủ Thiêm, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây, nói:

“Chúng tôi không chống bất cứ một công trình văn hóa nghệ thuật nào tại Thủ Thiêm. Trái lại, chúng tôi hoan nghênh việc đó vì thành phố cũng cần, quy hoạch cũng cần. Nhưng trung tâm này, nhà hát này ở thời điểm nào? Trên phần đất của ai? Đó là vấn đề chúng tôi đặt ra, và đền bù như thế nào cho người dân?”

Gần 20 năm qua, nhiều hộ dân tại Thủ Thiêm bị di dời mà không được bồi thường một cách hợp ký, chưa kể trong đó rất nhiều người bị cưỡng chế lấy nhà mà không được đền bù. Người dân Thủ Thiêm đã nhiều lần khiếu lại từ cấp thành phố đến trung ương, nhận nhiều lời hứa hẹn của các vị lãnh đạo. Tuy nhiên hiện nay họ vẫn chưa nhận được đền bù một cách thỏa đáng.

Cố Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây từng cho rằng thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất Việt Nam, cho nên Nhà hát nhạc vũ kịch giao hưởng lớn hay một quảng trường cho xứng đáng thì cũng là cần thiết. Những những việc ấy Việt Nam nên có trong tương lai, khi mức sống của nhân dân đã lên cao hơn hiện nay. Hay ít ra cũng phải là nước thu nhập trung bình ở lớp trên, chứ hiện nay Việt Nam đang là nước thu nhập trung bình ở lớp dưới thấp.

17 nhận xét :

  1. Việt Nam dập được dịch COVID 19, biến nguy hại thành cơ hội thuận lợi cho Việt Nam mời gọi đầu tư phát triển kinh tế. Đây là cơ hội ngàn năm có một, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhanh chóng thành lập tổ công tác đặc biệt, sẵn sàng nghinh tiếp 27 con “đại bàng” của Mỹ định từ bỏ Trung hoa lục địa tìm nơi định cư mới. Đây là 27 Tập đoàn, Công ty đồ sộ, với công/kỷ nghệ tiên tiến, đã từng góp mặt biến TQ từ nước chậm phát triển thành nước phát triển, xếp vào hạng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ.
    Còn gì buồn hơn, mấy ngày qua, báo chí nước ngoài dồn dập đưa tin: Được chính Phủ Mỹ trợ vốn, 27 Tập đoàn, Công ty của Mỹ nầy chuẩn bị rời khỏi Trung Quốc, không ghé Việt Nam, cả thảy sẽ đến “định cư” ở Indonesia.
    Hiện tượng lạ nầy, dân chúng thì bàng quan, chỉ nghe thấy một số quan chức VN thắc mắc: “Việt Nam lót ổ sẵn mà 27 con “đại bàng” của Mỹ nầy cất cánh từ Trung Quốc, không ghé VN mà bay tuốt xuống Nam Dương quần đảo, nơi dịch COVID còn đang hoành hành; nơi luôn có nguy cơ động đất và núi lửa; nơi đa số cư dân theo đạo Hồi…?!”.
    TẠI SAO? TIẾC QUÁ, TẠI SAO?
    -TQ và VN tuy hai quốc gia nhưng cùng một thể chế chính trị (Độc tài Cộng sản trị).
    -Ở VN cạnh tranh không lành mạnh, có nguy cơ bị mất trắng
    -Thủ tục rườm rà, “mỗi lỗ mỗi tỉa thủ tục đầu tiên-tiền đâu”
    -Trăm thứ bà dằn khác phức tạp, nói một đằng làm một nẻo mà bọn tư bản mới nghe đã hãi rồi.
    THẾ CHO NÊN BỌN ĐẠI BÀNG NÀY BAY QUA MÀ KHÔNG ĐẬU LẠI LÀ VÌ VẬY

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếc thay, người dự định sẽ làm TBT CSVN, ông Trần Quốc Vượng và bộ chính trị lại có chủ trương: "Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quán triệt về bản chất của kinh tế tập thể, hợp tác xã; khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Bộ Chính trị cũng yêu cầu đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị, các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân".
      Như vậy thì bọn kinh tế tư bản, kinh tế tư nhân bỏ chạy và không ghé lại Việt Nam là đúng rồi!!!

      Xóa
    2. Ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Vũ Đức Đam làm được bao nhiêu thì mấy ông BCT, ban tuyên giáo lại phá đi bấy nhiêu khi luôn miệng chửi rủa, mạt sát bọn tư bản thì chúng nó sợ khiếp vía, đâu dám ghé Việt Nam.

      Xóa
  2. Bà Phạm Phương Thảo nên có lòng tự trọng khi phát biểu những điều mị dân như trên!
    Lòng tự trọng của bà Phạm Phương Thảo được đánh giá khi chưa thấy bà này nói gì về hàng vạn dân oan mất đất ở Thủ Thiêm do các đồng chí của bà gáy ra!
    Thế nhé! Bà Thảo!

    Trả lờiXóa
  3. Cái nhà hát giao hưởng 1500 tỷ này là do ý chí của lãnh đạo Tp HCM muốn có cái gì đó hoành tráng để khoe với nước ngoài chứ đâu phải do nguyện vọng của nhân dân vì đã bao giờ làm cuộc khảo sát ý kiến của dân đâu.
    Ông bí thư TU Nguyễn THiện Nhân thì nói: "TPHCM hiện nay có khoảng 10 triệu dân, cùng đó là hơn 100.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Do đó, việc có nhà hát đáp ứng để dần dần hình thành nhu cầu cho những người chưa có nhu cầu; đồng thời đáp ứng nhu cầu giao lưu, bồi dưỡng cho các lớp sau".
    Tức là nếu chưa có nhu cầu thì có nhà hát sẽ hình thành nhu cầu??? Ông không biết là TP HCM có 2 nhu cầu đặc biệt quan trọng là giảm kẹt xe và giảm ngập nước mà các ông không làm được lại chỉ đi lo làm những thứ chưa có nhu cầu để hình thành nhu cầu. Đúng là lối tư duy NGƯỢC ĐỜI!!!

    Trả lờiXóa
  4. Mỗi khi muốn làm theo ý mình, nhất là muốn ăn kinh phí nhà nước, các quan thường dựng ra các dự án tượng đài, nhà hát, nhà bảo tàng,... vì đây là những công trì dễ xơi nhất, chúng thường phao lên rằng đó là để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân ở địa phương đó.
    Chúng dùng dân làm bia đỡ "đạn dư luận" để dễ bề ăn bớt, ăn xén kinh phí công.
    Đây là một thủ đoạn khá thành công của bọn quan tham VN, chúng hàng ngày không nghĩ ra được cái gì tốt lành cho dân mà chỉ nghĩ tìm dự án nào dễ làm mà dễ ăn tiền nhất trong nhiệm kỳ của chúng.
    Ví dụ ở Tp HCM, nguyện vọng của người dân là bớt kẹt xe, ngập nước, chúng biết chuyện này khó ăn, khó làm nên thường làm cho có lệ, từ năm 2000 đến nay, đã trải qua 3-4 đời bí thư thành ủy, nhất là thời Lê Thanh Hải trên 10 năm, ăn dự án ngập mặt mà không giải quyết được gì có lợi cho dân, trái lại còn làm hại dân như dự án khu đô thị Thủ Thiêm là điển hình!

    Trả lờiXóa
  5. Các mục tiêu, kế hoạch làm các công trình được gọi là cho dân như nhà hát, tượng đài, viện bảo tàng,… các quan trên thường không hỏi trực tiếp dân mà thông qua những người đại diện cho dân – đó là đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu quốc hội (như bà Phạm Phương Thảo, nguyên chủ tịch HĐND TP HCM). Tiếc rằng, các vị đại diện cho dân đó chủ yếu lại là “người nhà” của các quan cả, đại diện cho dân chỉ là “chân phụ” của họ mà thôi. Do vậy, phục vụ cho dân sẽ ít hơn phục vụ cho các quan bác là lẽ thường tình.
    Thế nên, về mặt pháp lý, người ta thường nói các quyết sách đưa ra phần lớn dân đồng tình không có gì là sai cả, vì rõ ràng những vị đại diện của dân đã thay mặt họ đồng tình với quyết sách đó rồi mà. Nếu tìm người để đổ lỗi trong việc này thì người đó chính là dân thôi. Dân nên tự trách mình ngu, đừng đổ lỗi cho ai cả! Dân ngu nên bị/chịu bầu cho một bọn ngu đại diện cho mình nhưng nó đi làm việc cho người khác và tè lên trên đầu mình…
    Thế nên, nhà hát, tượng đài, viện bảo tàng,… xây dựng nơi nơi, có ai thống kê được trên đất nước VN này có bao nhiêu chục ngàn tỷ đã chi cho những công trình này và có bao nhiêu % người dân nghèo được vào xem, dân nghèo có đói khổ thì ra đó ngắm từ xa cho đời lên hương thôi… chứ đâu có nhu cầu hay có tiền mà vào những chỗ đó!

    Trả lờiXóa
  6. Ai tin bà Thảo, ông Nhân chứ tôi không tin tí nào. Những điều ông Nhân, bà Thảo hứa với nhân dân Thủ Thiêm và nhiều chuyện khác chỉ là chót lưỡi đầu môi

    Trả lờiXóa
  7. "Miệng quan chôn trẻ" và thời nào cũng vậy.

    Trả lờiXóa
  8. Đừng để dân phải chờ nhà hát như chờ cầu Long Kiểng?

    Trả lờiXóa
  9. Gởi bà Phạm Phương Thảolúc 19:27 7 tháng 6, 2020

    Gởi bà Phạm Phương Thảo,
    Tất cả dự án - công trình do Nhà nước đầu tư đều có dấu ấn của bòn rút - tham nhũng - hối lộ do đám cán bộ quan chức đảng viên gây ra. Hay nói cách khác là đám cán bộ quan chức đảng viên tạo ra dự án - công trình là cách để cùng nhau bòn rút - tham nhũng - hối lộ. Đề xuất xây nhà hát, sân vận động ở TP.HCM chắc chắn cũng không ngoại lệ. Tôi chắc là bà thừa biết điều tôi vừa nêu lên, cho nên điều bà nên quan tâm trước tiên là tham gia trị bệnh bòn rút - tham nhũng - hối lộ của đám cán bộ quan chức đảng viên trước.
    Bà thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu giải trí cho người dân bằng cách nhân danh người dân trong phát biểu của bà. Dưa vào đâu mà bà cho rằng người dân cần nhà hát và sân vận động, trong khi còn quá nhiều người dân ở chính thành phố này phải đầu tắt mặt tối lo cho miếng ăn từng ngày còn chưa xong? Cái kiểu hể mở miệng ra là "do nhu cầu người dân" "vì nguyện vọng người dân" mà chính người dân thì không hề được ai thăm dò hỏi ý kiến, là kiểu ăn nói bạt mạng - hồ đồ - vô trách nhiệm - vì chủ ý riêng tư của giới đã và đang là quan chức.Bà nên tránh lối phát biểu như thế. Ngay cả trong thời gian tại chức, bà là quan chức đảng viên nên bà chỉ biết phục vụ cho đảng của bà, bà chưa có hành động gì để lại dấu ấn tốt lành trong việc phục vụ cho người dân, thế thì nay bà chen vô những dự án - công trình của thành phố để làm gì nữa đây?

    Trả lờiXóa
  10. Bà Phạm Phương Thảo cũng như các lãnh đạo khác của thành phố, khi đã nghỉ hưu rồi thì có nhiều thời gian rảnh rỗi, hơn nữa tiền lại nhiều, vì vậy bà Thảo rất muốn đi xem hát Opera .

    Trả lờiXóa
  11. Muốn ăn thì gắp cho người.
    Bà Thảo ni muốn có nhà hát(để ăn) thi lại gắp sang cho dân.
    Nói thiệt là dân hổng thèm nhà hát.

    Trả lờiXóa
  12. "Miệng quan trôn trẻ" Tạm dịch lỗ miệng quan - Như lỗ đít trẻ con)...
    "Lỗ miệng quan có gang có thép". (Ý nói quan nói gì cũng đúng cũng "hùng biện, bất hủ" cấm cãi)

    Trả lờiXóa
  13. Quan tham thèm nhà hát ; Dân thèm trường , bệnh xá

    Trả lờiXóa
  14. Nó lại như cái Bảo tàng Hà Nội làm xong từ khi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cách nay 10 năm giờ bỏ không lãng phí mấy ngàn tỷ.

    Trả lờiXóa
  15. Người dân làm éo gì ra tiền mà mua vé vào nhà hát? Có chăng chỉ tầng lớp thượng lưu được hưởng thụ thôi!

    Trả lờiXóa