Bộ Công an khác quan điểm,
nỗi oan thêm kéo dài
nỗi oan thêm kéo dài
Pháp luật TP HCM
Thứ Năm, ngày 4/6/2020 - 01:35
Công an tỉnh Bắc Giang đồng ý bồi thường gần 5 tỉ đồng cho người bị oan nhưng Bộ Công an không chấp nhận con số này khiến gia đình người bị oan mòn mỏi đợi chờ.
Tin liên quan
Chưa được bồi thường vì công an tỉnh và bộ khác quan điểm
40 năm mang án giết vợ, chết mới được xin lỗi
Toàn cảnh xin lỗi người tù oan 40 năm mang án giết vợ
Câu chuyện ông Mưu Quý Sường mang án oan giết vợ suốt bốn thập niên tại Bắc Giang từng khiến dư luận ngậm ngùi. Nay, chuyện gia đình ông trầy trật mà vẫn chưa nhận được tiền bồi thường lại khiến nhiều người thêm xót xa, ấm ức.
Tháng 1-2018, bốn năm sau khi đã qua đời, ông Sường mới được chính thức công khai xin lỗi. Tuy vậy, từ đó đến nay, gia đình ông vẫn chưa thể nhận được khoản tiền bồi thường cho nỗi oan này.
Bộ Công an và công an tỉnh “vênh” nhau
Sau nhiều lần thương lượng, tháng 3-2019, giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang ký quyết định giải quyết bồi thường đối với ông Mưu Quý Sường. Số tiền mà cơ quan này đưa ra là hơn 4,9 tỉ đồng, trong đó khoảng 2,5 tỉ đồng bồi thường cho tổn thất tinh thần, thu thập thực tế bị mất… đối với cá nhân ông Sường. Hơn 2,4 tỉ đồng còn lại là bồi thường tổn thất tinh thần cho hai con của ông và thiệt hại vật chất cho những người đã nuôi dưỡng các con ông.
Quyết định nêu rõ sẽ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi người bị thiệt hại nhận được quyết định mà không phản đối hoặc khởi kiện ra tòa.
Tưởng chừng vụ án sẽ khép lại khi số tiền bồi thường nêu trên được chuyển tới gia đình ông Sường. Nhưng Bộ Công an sau đó lại có chỉ đạo về việc không đồng ý với nhiều khoản bồi thường trong quyết định.
Cụ thể, Công an tỉnh Bắc Giang cho hay cùng với việc ra quyết định bồi thường, đơn vị này cũng có tờ trình gửi Cục Kế hoạch và tài chính, Bộ Công an để cấp kinh phí. Tuy nhiên, tháng 4-2019 và tháng 7-2019, Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (V03), Bộ Công an lần lượt có văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo bộ.
Theo đó, Bộ Công an không chấp nhận các khoản bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần của người thân ông Sường (khoản tiền hơn 2,4 tỉ đồng liên quan đến hai con của ông - PV). Lý do: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không quy định cụ thể.
Bộ Công an chỉ chấp thuận các khoản mục được quy định cụ thể trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với ông Sường, tức khoảng 2,5 tỉ đồng.
Trong thông báo, Công an tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh nếu không đồng ý với kết quả thẩm định của Bộ Công an, gia đình ông Sường có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.
.
Tổn thất tinh thần của hai người con lưu lạc
Theo gia đình, thời điểm xảy ra vụ án, vợ tử vong, ông Sường bị bắt oan, hai con của ông Sường là Mưu Thị Thầu và Mưu Văn Thắng mới chỉ bốn tuổi và bảy tháng tuổi. Không còn ai nương tựa, cả hai được người thân đưa sang Trung Quốc cưu mang.
Ra tù, ông Sường trở về quê, may mắn gặp được bà Vi Thị Cú. Ông bà kết hôn, sinh con, trong đó có Mưu Văn Lợi - cũng là người đại diện hợp pháp của ông Sường sau này.
Anh Lợi chia sẻ vụ án đã để lại tổn thất quá lớn đối với gia đình. Cha anh qua đời khi chưa kịp gột rửa tiếng oan. Hai anh chị của anh trải qua tuổi thơ cơ cực, đến nay vẫn đang sống ở Trung Quốc, không gia đình, không việc làm ổn định…
Anh cho rằng việc Bộ Công an không giải quyết bồi thường khoản tiền nuôi dưỡng cũng như tổn thất tinh thần đối với hai người này trong thời gian ông Sường bị bắt, ở tù oan là không thể chấp nhận.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hòa, người được anh Lợi ủy quyền, cho biết đã có đơn khiếu nại gửi lãnh đạo Bộ Công an cũng như Cục V03. Theo ông Hòa, do hai con của ông Sường phải đưa sang Trung Quốc nuôi dưỡng từ khi còn rất nhỏ, hiện đều chưa có gia đình, việc làm… Việc yêu cầu bồi thường vật chất nuôi dưỡng hai người là hoàn toàn đúng thực tế, có cơ sở và cũng đã được Công an tỉnh Bắc Giang đồng ý.
Ngoài ra, dựa theo các vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Trần Văn Thêm (Bắc Ninh), việc bồi thường tổn thất tinh thần cho hai con của ông Sường là hoàn toàn chính đáng.
“Công an tỉnh đã ra quyết định bồi thường, gia đình nhất trí, trông đợi từng ngày nhưng rồi Bộ Công an lại không chấp nhận. Điều này khiến gia đình mệt mỏi, kéo dài thời gian giải quyết bồi thường oan…” - ông Hòa nói.
Cũng theo ông Hòa, hôm qua (3-6), ông và Công an tỉnh Bắc Giang có buổi làm việc liên quan đến nội dung khiếu nại nêu trên nhưng hai bên vẫn chưa thống nhất được gì.
Anh Mưu Văn Thắng cầm di ảnh ông Mưu Quý Sường trong ngày cha mình
được công khai xin lỗi. Ảnh: BTP
Theo gia đình, thời điểm xảy ra vụ án, vợ tử vong, ông Sường bị bắt oan, hai con của ông Sường là Mưu Thị Thầu và Mưu Văn Thắng mới chỉ bốn tuổi và bảy tháng tuổi. Không còn ai nương tựa, cả hai được người thân đưa sang Trung Quốc cưu mang.
Ra tù, ông Sường trở về quê, may mắn gặp được bà Vi Thị Cú. Ông bà kết hôn, sinh con, trong đó có Mưu Văn Lợi - cũng là người đại diện hợp pháp của ông Sường sau này.
Anh Lợi chia sẻ vụ án đã để lại tổn thất quá lớn đối với gia đình. Cha anh qua đời khi chưa kịp gột rửa tiếng oan. Hai anh chị của anh trải qua tuổi thơ cơ cực, đến nay vẫn đang sống ở Trung Quốc, không gia đình, không việc làm ổn định…
Anh cho rằng việc Bộ Công an không giải quyết bồi thường khoản tiền nuôi dưỡng cũng như tổn thất tinh thần đối với hai người này trong thời gian ông Sường bị bắt, ở tù oan là không thể chấp nhận.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hòa, người được anh Lợi ủy quyền, cho biết đã có đơn khiếu nại gửi lãnh đạo Bộ Công an cũng như Cục V03. Theo ông Hòa, do hai con của ông Sường phải đưa sang Trung Quốc nuôi dưỡng từ khi còn rất nhỏ, hiện đều chưa có gia đình, việc làm… Việc yêu cầu bồi thường vật chất nuôi dưỡng hai người là hoàn toàn đúng thực tế, có cơ sở và cũng đã được Công an tỉnh Bắc Giang đồng ý.
Ngoài ra, dựa theo các vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Trần Văn Thêm (Bắc Ninh), việc bồi thường tổn thất tinh thần cho hai con của ông Sường là hoàn toàn chính đáng.
“Công an tỉnh đã ra quyết định bồi thường, gia đình nhất trí, trông đợi từng ngày nhưng rồi Bộ Công an lại không chấp nhận. Điều này khiến gia đình mệt mỏi, kéo dài thời gian giải quyết bồi thường oan…” - ông Hòa nói.
Cũng theo ông Hòa, hôm qua (3-6), ông và Công an tỉnh Bắc Giang có buổi làm việc liên quan đến nội dung khiếu nại nêu trên nhưng hai bên vẫn chưa thống nhất được gì.
Chết rồi mới được xin lỗi công khai
Năm 1977, vợ ông Mưu Quý Sường được phát hiện tử vong tại con suối gần nhà. Ông bị bắt vì nghi là thủ phạm giết vợ.
Ông bị tạm giam tới hơn bảy năm. Oái oăm hơn, trong thời gian này, ông được phân làm trưởng buồng giam. Các phạm nhân trong buồng đánh nhau khiến ông bị khởi tố và tuyên bốn năm tù.
Ra tù, ông kết hôn cùng bà Vi Thị Cú. Hai vợ chồng bắt đầu đi gõ cửa kêu oan. Do bệnh tật, ông Sường qua đời vào năm 2014.
Tháng 9-2016, bà Cú xem tivi và biết đến trường hợp ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh mang thân phận tử tù đã 43 năm mà vẫn được minh oan. Nhờ ông Thêm chỉ dẫn, bà tìm đến ông Nguyễn Văn Hòa và được ông nhận lời đi kêu oan miễn phí.
Tháng 1-2017, Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can vì hành vi của bị can Mưu Quý Sường không cấu thành tội phạm giết người. Sau đó, gia đình ông Sường đã yêu cầu cơ quan làm oan phải xin lỗi, bồi thường oan cho ông. Đến năm 2018, ông Sường mới được Công an tỉnh Bắc Giang công khai xin lỗi.
TUYẾN PHAN
Đả đảo!
Trả lờiXóaĐả đảo!!
Đả đảo!!!
Sao không thấy trả lại Danh dự cho bà Nguyên thị Năm ( Cát Hành Lòng ) , Xã hội , Lịch sử đã đợi quá lâu !!!!
Trả lờiXóaĐúng vậy. Nhà cầm quyền hãy trả lại Danh Dự cho bà Nguyễn thị Năm (Cát Hanh Long), đồng thời truy tố lão già bất nhân (cho dù lão này còn sống hay đã chết) đã đặt điều vu khống - ngậm máu phun người - ăn cháo đái bát để cướp tài sản của bà Nguyễn thị Năm.
XóaBà Nguyễn Thị Năm quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội, là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1945, bà Năm tản cư theo cách mạng lên chiến khu, Hai con trai bà đều đi theo kháng chiến và là sĩ quan cao cấp của Việt Minh. Trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương 700 lạng vàng lúc bấy giờ) và sau đó giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa. Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức "Tuần lễ vàng", bà đóng góp hơn 100 lạng vàng.Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó có 3 năm làm Chủ tịch hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên. Khi thực hiện lệnh "tiêu thổ kháng chiến", bà đã cho san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm tại Thái Nguyên. Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị...
XóaTHẾ MÀ VIỆT MINH VÀ LÃO GIÀ BẤT NHÂN ĐANG TÂM GIẾT BÀ VÀ QUY CHO BÀ LÀ ĐỊA CHỦ ÁC GHÊ!
Trong bài viết "Địa chủ ác ghê" của C.B (bút danh của một lão già bất nhân) trên báo Nhân dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 có kể tội bà là "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người... Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...". Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến".
XóaThế đó, CSVN trả ơn cho người giúp mình, nuôi dưỡng mình như vậy đó!
Khi Cuộc cải cách ruộng đất triển khai vào năm 1953, những hành động yêu nước của bà Nguyễn Thị Năm bị cố vấn Trung Quốc cho là "giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại." và bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra "xử lý". Bà bị lên án với tội danh "tư sản địa chủ cường hào gian ác".
XóaTheo hồi ký Trần Huy Liệu, lúc đó là uỷ viên Thường trực Quốc hội, thanh tra Cải cách Ruộng đất tại Thái Nguyên, thì cuộc đấu tố bà Năm được tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 1953, hai con trai của bà Năm lúc đó đang là trung đoàn trưởng của sư đoàn 308 của Việt Minh bị cách chức và cũng bị đấu tố, 2 người này sau đó bị bắt giam cho đến năm 1956 mới được thả.
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ĐÂY:
Trả lờiXóahttps://vtc.vn/chuyen-vu-an/da-nang-thua-kien-cong-ty-vipico-toa-yeu-cau-thi-hanh-an-ar550135.html
Đà Nẵng thua kiện Công ty Vipico, tòa yêu cầu thi hành án!
Theo tôi, không thể có 1 kiểu CHXHXN Đà Nẵng như thế này được. Nếu cấp Thủ Tướng mà nói Đà Nẵng không được thì Chủ tịch QH & TBT phải đưa ngay vấn đề ra QH cách chức người đứng đầu Đà Nẵng để lành mạnh môi trường đầu tư tp.
Không thể chấp nhận 1 đất nước KHÔNG ĐIỀU HÀNH ĐƯỢC NHAU!!!
Quốc hội Việt nam cần nhanh chóng ra luật đền bù oan sai. Mức đền bù thế giới (Theo tài liệu của QH Đức: https://dip21.bundestag.de/dip21/btd/19/171/1917108.pdf ở Châu Âu: Hà Lan: 80-105 €/ngày; Tây Ban Nha 50€-250 €/ngày; Pháp: ít nhất 50 €/ngày; Phần Lan: ít nhất 100 €/ngày; Đan Mạch và Thuy Điển: 100 €-250 €/ngày (mức độ khác nhau do càng giam lâu thì càng tăng mức tiền). Tóm lại mức Châu Âu có thể nói trung bình trên 100 €/ngày. Việt nam chỉ cần lấy mức 1/5 người ta sẽ là: trên 20 €/ngày (520.000 đồng/ngày). Vậy 1 năm sẽ là: 189.800.000 đồng và 40 năm là: 7,592 tỉ đồng. Việt Nam nay giả 5 tỉ thì như vậy đâu có nhiều!
Trả lờiXóa