Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

[LIVE] NGƯỜI XƯA KHÁM NGHIỆM TỬ THI NHƯ THẾ NÀO?


LIVE STREAM VỀ VIỆC NGƯỜI XƯA KHÁM NGHIỆM TỬ THI NHƯ THẾ NÀO:

Theo điều tra của Nhà nghiên cứu Trần Thị Kim Anh (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm): Hiện nay về loại sách có liên quan đến khám nghiệm tử thi, trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm chúng tôi tìm được 2 đầu sách, một mang tên Công án tra nghiệm bí pháp và một là Nhân mạng tra nghiệm pháp. Về nội dung, sách có các mục chính như:

Khám nghiệm hiện trường các vụ án trộm cắp;
Nguyên tắc chung khi khám nghiệm các vụ án nhân mạng;
Khám nghiệm thi thể chết đuối;
Khám nghiệm thi thể tự ải;
Khám nghiệm thi thể chết cháy;
Khám nghiệm hoang thai…


Các hình vẽ về thủ tục khám nghiệm các vụ đánh nhau gây chết người, hình vẽ về thai nhi từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 7.


Đặc biệt sách này ngoài phần chữ Hán còn có phần diễn Nôm. Thời xưa, giao thông khó khăn, từ nha môn phủ huyện về các làng xã không thể nhanh chóng được, do đó khi xảy ra các vụ án, những người có trách nhiệm có mặt tại hiện trường đầu tiên thường là các Xã trưởng.


Luật lệ thời Lê cũng qui định, khi xảy ra án mạng khổ chủ phải trình báo ngay cho Xã trưởng biết và Xã trưởng có trách nhiệm đến ngay hiện trường để khám xét lập biên bản.

Việc khám nghiệm hiện trường là vấn đề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, mà trên thực tế, chữ nghĩa của các vị Xã trưởng chẳng được bao lăm, việc tra đọc tìm hiểu trong các văn bản chữ Hán về những vấn đề này là hết sức khó khăn. Do đó đặt ra các bài ca Nôm dễ đọc dễ thuộc đối với các Xã trưởng là cần thiết.

Có thể nói đây thực sự là những yêu cầu nảy sinh từ thực tiễn điều tra xét xử của xã hội Việt Nam đương thời. 
.

1 nhận xét :

  1. Thưa TS Diện, hỏi có ai ở Việt Nam biết trên thế giới nói chung từ cổ đến kim, từ đông sang tây, từ Nam xuống bắc, có ai hay cơ quan điều tra ở nước nào điều tra 1 vụ án, đặc biệt 1 vụ trọng án giết người bằng cách: sau khi hủy những vật chứng quan trọng nhất, rồi sau đó lại đi kiếm nó ngoài chợ để thay thế không? Tiến sỹ thấy trước đây ở Việt Nam và Trung Quốc (nếu đọc lịch sử) – dù thiếu truyền thống pháp quyền như các nước Châu Âu, Mỹ, - nhưng đã bao giờ làm như vậy chưa?

    Trả lờiXóa