Trụ sở Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Ảnh: Internet.
LẠI CHUYỆN Ở VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
PGS.TS Hoàng Dũng
Nước mình có nhiều chuyện lạ, đến nỗi chỉ có thể giải thích được bằng câu cẩm nang của GS Hoàng Ngọc Hiến, là “Cái nước mình nó thế!”.
Hiện nay sau xôn xao vụ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội phải đóng cửa một thời gian để chống lại nguy cơ lây nhiễm Covid 19, thì đang có một đợt xôn xao mới, đó là việc điều chuyển một loạt cán bộ lãnh đạo từ Viện chuyên ngành này sang Viện chuyên ngành kia.
Lãnh đạo các Viện chuyên ngành phải là những người có trình độ chuyên môn cao, chịu trách nhiệm về đường hướng phát triển chuyên môn của Viện, cũng chính là của ngành. Người đó phải có tầm được giới nghiên cứu thừa nhận, có thể trao đổi chuyên môn với giới nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trong hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, có những Viện chuyên ngành có lịch sử, truyền thống lâu đời như Viện Sử học, Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ học… gắn liền với tên tuổi của nhiều thế hệ lãnh đạo có tầm, có tâm, được đào tạo đúng chuyên môn. Việc lựa chọn lãnh đạo cho các Viện này không hề dễ dàng, trước hết điều kiện cần là phải được đào tạo đúng chuyên môn, vì đây là những ngành khoa học nhân văn rất cơ bản.
Ấy thế mà hiện nay, đang rộ lên tin Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đương nhiệm dự tính sẽ được điều chuyển sang một Viện khác, và người ta dự định đưa một PGS chuyên ngành Văn học về làm Phó Viện trưởng phụ trách Viện (chức năng điều hành như Viện trưởng). Một Giáo sư đáng kính đã về hưu nói cho tôi tin sửng sốt này, và kết thúc cuộc trao đổi bằng một lời than: “Điều chuyển cán bộ là chuyện bình thường, nhưng đối với trường hợp này, nó ngang với một sự phá hoại có chủ đích!”.
Không biết ai tư vấn cho cách điều hành Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội như điều hành các hợp tác xã như thế, tức chủ nhiệm hợp tác xã này có thể được điều chuyển sang làm chủ nhiệm hợp tác xã khác (là nói thế, chứ chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp được “điều chuyển” sang làm chủ nhiệm hợp tác xã điện máy, thì không phải ai cũng dám làm!). Thử hỏi, một người được đào tạo chuyên ngành về Văn học làm sao nắm được sự phát triển của ngôn ngữ học hiện đại hiện nay, với nhiều trường phái, quan niệm khác nhau. Chưa nói thế giới, chỉ cần hỏi ở Việt Nam có những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nào được coi là có tên tuổi, họ đóng góp những công trình gì, nội dung thế nào, hiện nay những ai được xem là có uy tín chuyên môn, tôi đảm bảo chỉ có những người được đào đạo thực sự về ngôn ngữ học, đang tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ học thực sự, mới trả lời được các câu hỏi đó.
Muốn phát triển thì phải ổn định. Viện Ngôn ngữ học đã dính phốt nặng về truyền nhân đạo văn, hiện nay Viện đang ổn định để thực hiện các nhiệm vụ khoa học, cũng chính là nhiệm vụ chính trị. Trong bối cảnh cần quốc tế hóa nghiên cứu, hội nhập quốc tế, ngôn ngữ học Việt Nam phải vươn lên trong bối cảnh thời đại 4.0 thì việc đưa một người không đúng chuyên môn hoặc một người mà chuyên môn bình thường, không được giới ngôn ngữ học thừa nhận, lên làm lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học là việc không thể giải thích được, làm xáo động nhân tâm, chỉ có thể giải thích bằng câu nói của GS Hoàng Ngọc Hiến “Cái nước mình nó thế!” mà thôi.
Thưa các vị lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội!
PGS.TS Hoàng Dũng
Nước mình có nhiều chuyện lạ, đến nỗi chỉ có thể giải thích được bằng câu cẩm nang của GS Hoàng Ngọc Hiến, là “Cái nước mình nó thế!”.
Hiện nay sau xôn xao vụ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội phải đóng cửa một thời gian để chống lại nguy cơ lây nhiễm Covid 19, thì đang có một đợt xôn xao mới, đó là việc điều chuyển một loạt cán bộ lãnh đạo từ Viện chuyên ngành này sang Viện chuyên ngành kia.
Lãnh đạo các Viện chuyên ngành phải là những người có trình độ chuyên môn cao, chịu trách nhiệm về đường hướng phát triển chuyên môn của Viện, cũng chính là của ngành. Người đó phải có tầm được giới nghiên cứu thừa nhận, có thể trao đổi chuyên môn với giới nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trong hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, có những Viện chuyên ngành có lịch sử, truyền thống lâu đời như Viện Sử học, Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ học… gắn liền với tên tuổi của nhiều thế hệ lãnh đạo có tầm, có tâm, được đào tạo đúng chuyên môn. Việc lựa chọn lãnh đạo cho các Viện này không hề dễ dàng, trước hết điều kiện cần là phải được đào tạo đúng chuyên môn, vì đây là những ngành khoa học nhân văn rất cơ bản.
Ấy thế mà hiện nay, đang rộ lên tin Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đương nhiệm dự tính sẽ được điều chuyển sang một Viện khác, và người ta dự định đưa một PGS chuyên ngành Văn học về làm Phó Viện trưởng phụ trách Viện (chức năng điều hành như Viện trưởng). Một Giáo sư đáng kính đã về hưu nói cho tôi tin sửng sốt này, và kết thúc cuộc trao đổi bằng một lời than: “Điều chuyển cán bộ là chuyện bình thường, nhưng đối với trường hợp này, nó ngang với một sự phá hoại có chủ đích!”.
Không biết ai tư vấn cho cách điều hành Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội như điều hành các hợp tác xã như thế, tức chủ nhiệm hợp tác xã này có thể được điều chuyển sang làm chủ nhiệm hợp tác xã khác (là nói thế, chứ chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp được “điều chuyển” sang làm chủ nhiệm hợp tác xã điện máy, thì không phải ai cũng dám làm!). Thử hỏi, một người được đào tạo chuyên ngành về Văn học làm sao nắm được sự phát triển của ngôn ngữ học hiện đại hiện nay, với nhiều trường phái, quan niệm khác nhau. Chưa nói thế giới, chỉ cần hỏi ở Việt Nam có những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nào được coi là có tên tuổi, họ đóng góp những công trình gì, nội dung thế nào, hiện nay những ai được xem là có uy tín chuyên môn, tôi đảm bảo chỉ có những người được đào đạo thực sự về ngôn ngữ học, đang tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ học thực sự, mới trả lời được các câu hỏi đó.
Muốn phát triển thì phải ổn định. Viện Ngôn ngữ học đã dính phốt nặng về truyền nhân đạo văn, hiện nay Viện đang ổn định để thực hiện các nhiệm vụ khoa học, cũng chính là nhiệm vụ chính trị. Trong bối cảnh cần quốc tế hóa nghiên cứu, hội nhập quốc tế, ngôn ngữ học Việt Nam phải vươn lên trong bối cảnh thời đại 4.0 thì việc đưa một người không đúng chuyên môn hoặc một người mà chuyên môn bình thường, không được giới ngôn ngữ học thừa nhận, lên làm lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học là việc không thể giải thích được, làm xáo động nhân tâm, chỉ có thể giải thích bằng câu nói của GS Hoàng Ngọc Hiến “Cái nước mình nó thế!” mà thôi.
Thưa các vị lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội!
Hay đằng sau vụ “điều chuyển” này còn có chuyện gì nữa?
Đúng là cái Nước mình nó thế.....
Trả lờiXóa