Người dân thắp hương tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới tại Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội.
Chiến tranh Biên giới 1979:
Ai nhớ ai quên vẫn là câu hỏi nhức nhối
BBC
17.2.2020
Mỗi năm cứ đến ngày 17/2 - đánh dấu kỷ niệm ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt - Trung từ năm 1979-1989 - người dân Việt lại nhức nhối với câu hỏi, ai nhớ, ai quên?
Như mọi năm, trong ngày này, các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam sẽ ra đặt vòng hoa, hay dâng hương tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới năm 1979 ở tượng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn, Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội, hoặc các nghĩa trang liệt sĩ.
Nhưng năm nay, do dịch virus corona chủng mới, nhiều người Việt Nam đành thắp nén nhang lòng tưởng niệm.
Mạng xã hội vẫn là nơi đăng tải các dòng tưởng niệm hay ý kiến chia sẻ về cuộc chiến, như một hình thức tưởng niệm trong thời kỹ thuật số.
Nhà văn Phạm Viết Đào, trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt hôm 17/2 qua điện thoại nói rằng, ngày này nhắc nhở với chúng ta rằng mối đe dọa từ Trung Quốc với Việt Nam là hiển nhiên và không ai có thể phủ nhận.
"Những người lãnh đạo càng ngả theo Trung Quốc thì họ càng lấn tới. Cho nên, ngày 17/2 là dịp người dân khắp cả nước, bằng cách này hay cách khác, tỏ thái độ và thúc giục như một sức ép, đòi hỏi chính quyền có những quyết sách, những chính sách tách dần khỏi sự lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. 'Còn với giới hữu trách, không thể vì những mối lợi nhỏ mà làm đánh mất đi quyền lợi chiến lược lâu dài của đất nước, của dân tộc", tác giả cuốn sách 'Vị Xuyên thế sự', viết về chiến tranh biên giới phía Bắc, nói.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, trả lời BBC News Tiếng Việt qua điện đàm cùng ngày, cho rằng đây là ngày "người Việt Nam cùng nhắc nhở bài học cảnh giác với Trung Quốc".
17.2.2020
Mỗi năm cứ đến ngày 17/2 - đánh dấu kỷ niệm ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt - Trung từ năm 1979-1989 - người dân Việt lại nhức nhối với câu hỏi, ai nhớ, ai quên?
Như mọi năm, trong ngày này, các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam sẽ ra đặt vòng hoa, hay dâng hương tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới năm 1979 ở tượng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn, Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội, hoặc các nghĩa trang liệt sĩ.
Nhưng năm nay, do dịch virus corona chủng mới, nhiều người Việt Nam đành thắp nén nhang lòng tưởng niệm.
Mạng xã hội vẫn là nơi đăng tải các dòng tưởng niệm hay ý kiến chia sẻ về cuộc chiến, như một hình thức tưởng niệm trong thời kỹ thuật số.
Nhà văn Phạm Viết Đào, trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt hôm 17/2 qua điện thoại nói rằng, ngày này nhắc nhở với chúng ta rằng mối đe dọa từ Trung Quốc với Việt Nam là hiển nhiên và không ai có thể phủ nhận.
"Những người lãnh đạo càng ngả theo Trung Quốc thì họ càng lấn tới. Cho nên, ngày 17/2 là dịp người dân khắp cả nước, bằng cách này hay cách khác, tỏ thái độ và thúc giục như một sức ép, đòi hỏi chính quyền có những quyết sách, những chính sách tách dần khỏi sự lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. 'Còn với giới hữu trách, không thể vì những mối lợi nhỏ mà làm đánh mất đi quyền lợi chiến lược lâu dài của đất nước, của dân tộc", tác giả cuốn sách 'Vị Xuyên thế sự', viết về chiến tranh biên giới phía Bắc, nói.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, trả lời BBC News Tiếng Việt qua điện đàm cùng ngày, cho rằng đây là ngày "người Việt Nam cùng nhắc nhở bài học cảnh giác với Trung Quốc".
Đẫm máu, dai dẳng nhưng bị coi nhẹ?
Năm nay, ngoài thắp nén nhang lòng, các thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đưa ra nhận định về những gì sách Lịch sử Việt Nam "chính thống" ghi nhận về cuộc chiến nói trên.
Họ nhận định rằng, chiến tranh biên giới Việt Nam và Trung Quốc là một cuộc chiến đẫm máu, dai dẳng chống Trung Cộng xâm lược, nhưng lại bị coi nhẹ hết sức trong sách lịch sử Việt Nam"chính thống".
Đẫm máu bởi "theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam hy sinh trong hai cuộc chiến biên giới - mà nguyên nhân là từ Trung Quốc Cộng sản gây ra - khoảng 100.000 người".
"Quân Trung Quốc còn thảm sát 64 sĩ quan chiến sĩ công binh Việt Nam ra xây đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, và Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma và nhiều đảo đá khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho đến nay".
Còn dai dẳng bởi "nếu định nghĩa chiến tranh xâm lược là một quốc gia đưa quân đi giết người của nước đối phương để chiếm lãnh thổ, thì cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam vẫn chưa kết thúc.''
''Vì từ vụ Trung Quốc xâm lược, bắn giết người Việt Nam để chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 19/1/1974; tiếp đó là Bắc Kinh dùng cộng sản Polpot xâm lược Tây Nam Việt Nam; đặc biệt cuộc xâm lược 6 tỉnh biên giới Bắc Việt Nam từ 17/2/1979 -1989; vụ thảm sát 64 sĩ quan binh sĩ Việt Nam tại Gạc Ma để chiếm Gạc Ma và một số đảo đá thuộc Trường Sa của Việt Nam 14/3/1988, cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang chiếm giữ và xây căn cứ quân sự trên đó. Cuộc chiến tranh sử dụng "sức mạnh cứng" như thế chưa kết thúc.''
Trong khi đó, cũng theo bản nhận định của CLB Lê Hiếu Đằng, bộ sách "Lịch sử Việt Nam" của Viện Sử Học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn với 15 tập, với 10.000 trang, nhưng lại chỉ dành vỏn vẹn khoảng 11 dòng để đánh giá về cuộc chiến tranh biên giới nói trên.
Cụ thể, trang 355, tập 14, sách "Lịch sử Việt Nam" (NXB Khoa học xã hội) viết:
"Năm giờ sáng ngày 17-2-1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực, 2.559 khẩu pháo, 550 xe tăng và thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lào Cai (30Km), Lai Châu (15km), Cao Bằng (50km).
''Quân dân Việt Nam kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch, tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam".
Nhóm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đặt câu hỏi:
"Phải chăng Viện Sử Học của Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam cũng bị "tê liệt và thất thủ" trước cuộc xâm lăng bằng "sức mạnh mềm" của Cộng sản Bắc Kinh còn đang tiếp diễn?"
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt qua điện thoại cùng ngày, luật sư Trần Quốc Thuận thì cho rằng, trước đây, thay vì gọi đích danh cuộc chiến nói trên là chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, như công đồng mạng lâu nay vẫn chỉ đích danh, thì truyền thông nhà nước vẫn chỉ nói nhẹ đi là cuộc chiến biên giới.
Nhưng hai năm nay, sau những ý kiến trên mạng xã hội, cuộc chiến tranh này được gọi đích danh là chiến tranh xâm lược và được đưa vào sách giáo khoa và sách lịch sử chính thống, đó cũng là một thực tế cần ghi nhận, theo luật sư từng là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội này.
Tuy nhiên, ông cho rằng, cuộc chiến Việt - Trung, tức cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba, cần được đặt ngang với các cuộc chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp, mà các nhà nghiên cứu vẫn gọi là cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất và thứ hai. Cụ thể là nhà nước cần tổ chức các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm vào các năm chẵn (5 năm hay 10 năm) như với hai cuộc chiến kia, chứ không chỉ dừng ở việc mở rào cho báo chí đề cập đến.
Cảnh giác và giải độc
Với nhà văn Phạm Viết Đào, vấn đề nguy hiểm nhất là một thời, Việt Nam đã bị ngộ độc về tình hữu nghị vưới Trung Quốc và bị 'phơi nhiễm' nặng nề.
"Nhìn lại những vấn đề về cuộc chiến tranh với Trung Quốc, những cây đại thụ của lịch sử Việt Nam không nắm được gì cả. Vừa rồi, khi viết 'Vị Xuyên thế sự', tôi lục lại các tài liệu thì tất cả những cơ quan hữu trách người ta không biết gì về cuộc chiến tranh này cả. Giới trí thức, tức những người có trách nhiệm nói cho mọi người về sự thật lịch sử thì hoặc bị ngộ độc, hoặc bị kìm kẹp đến nỗi nói đến chuyện này như là động vào cái gì đó khiến họ giật mình. Khởi động lại bộ nhớ về cuộc chiến đó, gặp lỗ hổng về dữ liệu lịch sử như vậy", ông nói với BBC News Tiếng Việt.
Năm nay, ngoài thắp nén nhang lòng, các thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đưa ra nhận định về những gì sách Lịch sử Việt Nam "chính thống" ghi nhận về cuộc chiến nói trên.
Họ nhận định rằng, chiến tranh biên giới Việt Nam và Trung Quốc là một cuộc chiến đẫm máu, dai dẳng chống Trung Cộng xâm lược, nhưng lại bị coi nhẹ hết sức trong sách lịch sử Việt Nam"chính thống".
Đẫm máu bởi "theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam hy sinh trong hai cuộc chiến biên giới - mà nguyên nhân là từ Trung Quốc Cộng sản gây ra - khoảng 100.000 người".
"Quân Trung Quốc còn thảm sát 64 sĩ quan chiến sĩ công binh Việt Nam ra xây đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, và Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma và nhiều đảo đá khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho đến nay".
Còn dai dẳng bởi "nếu định nghĩa chiến tranh xâm lược là một quốc gia đưa quân đi giết người của nước đối phương để chiếm lãnh thổ, thì cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam vẫn chưa kết thúc.''
''Vì từ vụ Trung Quốc xâm lược, bắn giết người Việt Nam để chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 19/1/1974; tiếp đó là Bắc Kinh dùng cộng sản Polpot xâm lược Tây Nam Việt Nam; đặc biệt cuộc xâm lược 6 tỉnh biên giới Bắc Việt Nam từ 17/2/1979 -1989; vụ thảm sát 64 sĩ quan binh sĩ Việt Nam tại Gạc Ma để chiếm Gạc Ma và một số đảo đá thuộc Trường Sa của Việt Nam 14/3/1988, cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang chiếm giữ và xây căn cứ quân sự trên đó. Cuộc chiến tranh sử dụng "sức mạnh cứng" như thế chưa kết thúc.''
Trong khi đó, cũng theo bản nhận định của CLB Lê Hiếu Đằng, bộ sách "Lịch sử Việt Nam" của Viện Sử Học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn với 15 tập, với 10.000 trang, nhưng lại chỉ dành vỏn vẹn khoảng 11 dòng để đánh giá về cuộc chiến tranh biên giới nói trên.
Cụ thể, trang 355, tập 14, sách "Lịch sử Việt Nam" (NXB Khoa học xã hội) viết:
"Năm giờ sáng ngày 17-2-1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực, 2.559 khẩu pháo, 550 xe tăng và thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lào Cai (30Km), Lai Châu (15km), Cao Bằng (50km).
''Quân dân Việt Nam kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch, tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam".
Nhóm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đặt câu hỏi:
"Phải chăng Viện Sử Học của Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam cũng bị "tê liệt và thất thủ" trước cuộc xâm lăng bằng "sức mạnh mềm" của Cộng sản Bắc Kinh còn đang tiếp diễn?"
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt qua điện thoại cùng ngày, luật sư Trần Quốc Thuận thì cho rằng, trước đây, thay vì gọi đích danh cuộc chiến nói trên là chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, như công đồng mạng lâu nay vẫn chỉ đích danh, thì truyền thông nhà nước vẫn chỉ nói nhẹ đi là cuộc chiến biên giới.
Nhưng hai năm nay, sau những ý kiến trên mạng xã hội, cuộc chiến tranh này được gọi đích danh là chiến tranh xâm lược và được đưa vào sách giáo khoa và sách lịch sử chính thống, đó cũng là một thực tế cần ghi nhận, theo luật sư từng là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội này.
Tuy nhiên, ông cho rằng, cuộc chiến Việt - Trung, tức cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba, cần được đặt ngang với các cuộc chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp, mà các nhà nghiên cứu vẫn gọi là cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất và thứ hai. Cụ thể là nhà nước cần tổ chức các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm vào các năm chẵn (5 năm hay 10 năm) như với hai cuộc chiến kia, chứ không chỉ dừng ở việc mở rào cho báo chí đề cập đến.
Cảnh giác và giải độc
Với nhà văn Phạm Viết Đào, vấn đề nguy hiểm nhất là một thời, Việt Nam đã bị ngộ độc về tình hữu nghị vưới Trung Quốc và bị 'phơi nhiễm' nặng nề.
"Nhìn lại những vấn đề về cuộc chiến tranh với Trung Quốc, những cây đại thụ của lịch sử Việt Nam không nắm được gì cả. Vừa rồi, khi viết 'Vị Xuyên thế sự', tôi lục lại các tài liệu thì tất cả những cơ quan hữu trách người ta không biết gì về cuộc chiến tranh này cả. Giới trí thức, tức những người có trách nhiệm nói cho mọi người về sự thật lịch sử thì hoặc bị ngộ độc, hoặc bị kìm kẹp đến nỗi nói đến chuyện này như là động vào cái gì đó khiến họ giật mình. Khởi động lại bộ nhớ về cuộc chiến đó, gặp lỗ hổng về dữ liệu lịch sử như vậy", ông nói với BBC News Tiếng Việt.
Về khía cạnh này, theo Luật sư Thuận, điều quan trọng nhất hiện nay là nhắc nhở bài học cảnh giác với các thế lực phương Bắc.
"Âm mưu lấn chiếm, xâm lấn ngàn đời này, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ, và nước này ngày càng hung hãn hơn, nhất là với vấn đề biển Đông"- ông Thuận nói.
Kỷ niệm 41 năm chiến tranh biên giới Việt - Trung giữa lúc tình hình dịch do virus corona chủng mới, xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) đang nóng, ông Thuận gọi tư tưởng xâm lấn của Trung Quốc như một loại 'virus xâm lược' và nói rằng, cảnh giác vẫn là bài học không bao giờ cũ.
Khi được hỏi về những giải pháp có thể đề xuất nhằm giúp Việt Nam có thể thoát khỏi mối đe dọa từ Trung Quốc, luật sư Thuận trả lời rằng trước hết phải có sự độc lập về kinh tế.
Với việc Việt Nam gần đây ký hiệp định thương mại với nhiều đối tác, cũng như thiết lập quan hệ đối tác toàn diện hay chiến lược với nhiều nước, theo ông Thuận, con đường thoát Trung đang dần sáng ra.
Tuy nhiên, sự lệ thuộc kinh tế, nhất là đầu ra của nông sản với Trung Quốc vẫn còn. Và điều này ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục triệu nông dân.
"Điều này càng đòi hỏi phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam", ông Thuận nói.
Nhà văn Phạm Viết Đào cho rằng bài học trong mối quan hệ với Trung Quốc cũng đặt hàng loạt vấn đề với các dự án có tiền đầu tư của Trung Quốc.
Khi được hỏi về cách thức giải độc ngộ nhận về 'tình hữu nghị' với Trung Quốc hay 'sự giúp đỡ' của Trung Quốc, theo ông Đào nói chỉ có cách là thông tin:
"Phải làm sao để nhà báo được tìm hiểu, nhà văn được viết và được công bố tác phẩm, và mọi người được thảo luận công khai. Đó sẽ là ánh sáng để người ta soi rọi và dần giải độc, trả lại lương tri cho dân tộc".
Tuy thế, sau một thời gian tương đối im ắng, càng về gần đây, các báo chính thống ở Việt Nam càng nói kỹ hơn về cuộc chiến biên giới 1979.
Chẳng hạn năm ngoái, một bài trên Nhân dân điện tử (02/2019) chỉ riêng về đỉnh Pò Hèn (trước đây là Đồn 209, tại xã Hải Sơn, TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã viết:
"Lịch sử của dân tộc sẽ mãi không bao giờ quên, trên dải biên cương ấy là nơi yên nghỉ của 86 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc, trong ngày 17/02/1979."
"Âm mưu lấn chiếm, xâm lấn ngàn đời này, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ, và nước này ngày càng hung hãn hơn, nhất là với vấn đề biển Đông"- ông Thuận nói.
Kỷ niệm 41 năm chiến tranh biên giới Việt - Trung giữa lúc tình hình dịch do virus corona chủng mới, xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) đang nóng, ông Thuận gọi tư tưởng xâm lấn của Trung Quốc như một loại 'virus xâm lược' và nói rằng, cảnh giác vẫn là bài học không bao giờ cũ.
Khi được hỏi về những giải pháp có thể đề xuất nhằm giúp Việt Nam có thể thoát khỏi mối đe dọa từ Trung Quốc, luật sư Thuận trả lời rằng trước hết phải có sự độc lập về kinh tế.
Với việc Việt Nam gần đây ký hiệp định thương mại với nhiều đối tác, cũng như thiết lập quan hệ đối tác toàn diện hay chiến lược với nhiều nước, theo ông Thuận, con đường thoát Trung đang dần sáng ra.
Tuy nhiên, sự lệ thuộc kinh tế, nhất là đầu ra của nông sản với Trung Quốc vẫn còn. Và điều này ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục triệu nông dân.
"Điều này càng đòi hỏi phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam", ông Thuận nói.
Nhà văn Phạm Viết Đào cho rằng bài học trong mối quan hệ với Trung Quốc cũng đặt hàng loạt vấn đề với các dự án có tiền đầu tư của Trung Quốc.
Khi được hỏi về cách thức giải độc ngộ nhận về 'tình hữu nghị' với Trung Quốc hay 'sự giúp đỡ' của Trung Quốc, theo ông Đào nói chỉ có cách là thông tin:
"Phải làm sao để nhà báo được tìm hiểu, nhà văn được viết và được công bố tác phẩm, và mọi người được thảo luận công khai. Đó sẽ là ánh sáng để người ta soi rọi và dần giải độc, trả lại lương tri cho dân tộc".
Tuy thế, sau một thời gian tương đối im ắng, càng về gần đây, các báo chính thống ở Việt Nam càng nói kỹ hơn về cuộc chiến biên giới 1979.
Chẳng hạn năm ngoái, một bài trên Nhân dân điện tử (02/2019) chỉ riêng về đỉnh Pò Hèn (trước đây là Đồn 209, tại xã Hải Sơn, TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã viết:
"Lịch sử của dân tộc sẽ mãi không bao giờ quên, trên dải biên cương ấy là nơi yên nghỉ của 86 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc, trong ngày 17/02/1979."
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 (cách đây 41 năm) là ngày MÃI GHI NHỚ:
Trả lờiXóa1. TOÀN DÂN TRÊN CẢ 3 MIỀN ĐÃ ĐỒNG LÒNG HƯỚNG VỀ HOÀNG SA TRƯỜNG SA!
2. 60 VẠN QUÂN TẦU CỘNG (NÚP DƯỚI CHIẾC MẶT NẠ 4 TỐT, 16 CHỮ VÀNG) XÂM CHIẾM NƯỚC VIỆT NAM TA!
3. CUỘC CHIẾN ĐÁNH ĐUỔI LŨ BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH ĐÃ KÉO DÀI 10 NĂM (KỂ TỪ NGÀY 17 THÁNG 2 NĂM 1979) KHÔNG CHỈ LÀ CUỘC CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC MÀ CÒN LÀ CUỘC CHIẾN ĐƯỢC SỰ ỦNG HỘ CAO CỦA MỌI TẦNG LỚP CÔNG DÂN TRÊN LÃNH THỔ VN Ở THẾ KỈ 20!...
4. KHÔNG ÍT NHỮNG CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐÃ BẤT CHẤP TÙ TỘI HAY ĐÀN ÁP CỦA CƠ QUAN CÔNG QUYỀN HÒNG CHẶN NHỮNG VIỆC LÀM THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN CỦA DAN VỚI NHỮNG CHIẾN SĨ QUÊN THÂN CHO TỔ QUỐC!
5. NHÂN DAN TA MÃI GHI NHỚ CÔNG LAO CỦA CÁC ANH! CÁC ANH MÃI XỨNG LÀ "VÒNG TRÒN BẤT TỬ"! CÁM ƠN CÁC ANH!