Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019

GS. Phan Thanh Sơn Nam: KHI VĂN HÓA PHONG BÌ VẪN CÒN NGỰ TRỊ


Phan Thanh Sơn Nam

Khi văn hóa phong bì vẫn còn ngự trị, 
khai tử tấm bằng kỹ sư sẽ là một thảm họa!

Tấm bằng kỹ sư xuất hiện ở Việt Nam từ hơn 60 năm nay, ở miền bắc do Bách Khoa Hà Nội cấp, ở miền nam trước năm 1975 do Kỹ thuật Phú Thọ và sau năm 1975 là Bách Khoa TPHCM cấp, cũng như được mở rộng cho nhiều đại học khác nữa:):):) Tuy nhiên, với sự tư vấn của một nhóm người lạ nào đó, chính phủ đang dự định khai tử tấm bằng kỹ sư với hơn 60 năm lịch sử, các đại học không được cấp bằng kỹ sư nữa, và họ dự định rằng các hội nghề nghiệp kỹ thuật sẽ cấp giấy phép hành nghề kỹ sư ở Việt Nam:):):)


Trước hết, nhìn ra thế giới, tạm thời chia thành 2 nhóm:

1) Nhóm các quốc gia có đại học đang cấp bằng kỹ sư (engineer’s degree): Đến nay, bằng kỹ sư vẫn được cấp ở các đại học top của Châu Âu như ở Pháp, Đức, Áo, Hà Lan, Nga … Bằng kỹ sư ở Châu Âu được xem như tương đương với bằng thạc sỹ (master’s degree):):):) Ở Hoa Kỳ, ngoài MIT, những đại học top như Stanford, Caltech, UCLA, Stevens Institute of Technology cũng cấp bằng kỹ sư (engineer’s degree) cho một số ngành kỹ thuật:):):) Khác với Châu Âu, bằng kỹ sư ở Hoa Kỳ được đánh giá cao hơn bằng thạc sỹ:):):)

2) Nhóm các quốc gia không cấp bằng kỹ sư: Ở những quốc gia này, không có bằng kỹ sư (engineer’s degree) do các đại học cấp, chỉ có bằng cử nhân (BEng) thôi:):):) Ở đây, chính quyền hoặc hội nghề nghiệp sẽ cấp giấy phép hành nghề kỹ sư (professional engineer license) cho những người có năng lực:):):) Ở Anh Quốc, hiệp hội kỹ thuật quốc gia sẽ cấp Chartered engineer hoặc Incorporated engineer:):):) Ở Hoa Kỳ, dù có bằng kỹ sư rồi, cũng phải có đủ kinh nghiệm làm việc và tham gia kỳ thi để được cấp giấy phép hành nghề kỹ sư:):):)

Công bằng mà nói, mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm riêng, đi theo nhóm 1 hay nhóm 2 cũng đều ổn cả, không phải vấn đề gì lớn cần bàn cãi về mặt chuyên môn cả:):):) Hơn 60 năm qua, Việt Nam đã và đang đi theo nhóm 1, và bằng kỹ sư (engineer’s degree) đã được các đại học kỹ thuật cấp cho hơn 60 thế hệ sinh viên Việt Nam:):):) Lực lượng kỹ sư do Bách Khoa Hà Nội, Bách Khoa TPHCM, Bách Khoa Đà Nẵng, Xây Dựng, Mỏ Địa Chất … đào tạo, trong mấy chục năm qua đã có những đóng góp to lớn cho đất nước này, đó là sự thật không ai phủ nhận được:):):)

Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề lại nằm ở chỗ khác:):):) Hãy nhìn vào các hội nghề nghiệp kỹ thuật ở Việt Nam sẽ thấy, đó là những nơi giao lưu, vui chơi, hội hè, đình đám, ăn nhậu, chứ không phải là những hiệp hội kỹ thuật đúng nghĩa như ở Châu Âu:):):) Ai đó sẽ nói, chính phủ kiến tạo này sẽ tổ chức lại các hội này cho giống Châu Âu hay Hoa Kỳ, nhưng đó là điều không tưởng:):):) Ngoài việc quốc gia này phải tốn thêm 1 khoản tiền để nuôi các hội này, còn phải lập ra những hội đồng xét hồ sơ, rồi phải tổ chức thêm những kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ kỹ sư:):):)

Hãy nhìn cái mô hình Hội đồng Giáo sư nhà nước sẽ thấy:):):) Theo lý thuyết, Hội đồng GS nhà nước và Hội đồng GS ngành là nơi tập hợp những con người ưu tú nhất của quốc gia, là cái nơi thanh cao và liêm khiết nhất của quốc gia:):):) Nhưng rồi sao, năm nào cũng dậy sóng:):):) Người ta bàn tán công khai, là ứng viên ngành A phải tốn nhiều tiền đút lót hơn ngành B, ứng viên C phải cầm phong bì lại nhà thầy D, ứng viên E bị thầy F gọi lại nhà… Mặc dù tiêu cực chỉ tập trung vào một số thành viên hội đồng nào đó, nhưng vấn nạn cứ dai dẳng, mà chính phủ không thể giải quyết được:):):)

Mỗi năm chỉ có vài trăm ứng viên GS/PGS thôi mà đã dậy sóng rồi, bây giờ mỗi năm có mười mấy ngàn ứng viên xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư thì tình hình sẽ ra sao, có lẽ ai cũng đoán được:):):) Sẽ có tình trạng đút lót để được ngồi vào các hội đồng xét cấp chứng chỉ:):):) Nếu tổ chức các kỳ thi quốc gia, thì xứ sở này vốn đã không hiếm tiêu cực trong các kỳ thi:):):) Rồi đến khi hội đồng ngồi xét, ai đã từng ngồi hội đồng sẽ thấy, muốn thí sinh chết thì người ta không thể sống, còn muốn thí sinh sống thì người ta không thể chết, và sống hay chết đều rất đúng quy trình, phụ thuộc vào cái phong bì:):):)

Xin thưa với những người lạ kia, trước khi tư vấn cho chính phủ khai tử tấm bằng kỹ sư, hãy tư vấn cho chính phủ làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc liêm chính, công khai, minh bạch trước cái đã:):):) Sau khi có một môi trường làm việc như vậy, thì chuyện xét cấp các chứng chỉ hành nghề không còn là vấn đề khó nữa:):):)

Ai là người sẽ được lợi nhiều nhất trong cuộc chuyển giao này? Được lợi không phải là người học, không phải là các doanh nghiệp, cũng không phải là các đại học:):):) Vậy vì sao người ta quyết tâm tư vấn cho chính phủ khai tử tấm bằng kỹ sư và chuyển sang cho các hội nghề nghiệp cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư? Người ta quyết tâm làm vậy là vì ai?

Chính phủ cứ hô hào phải tìm cách để đại học Việt Nam tăng thứ hạng trong các bảng xếp hạng đại học có uy tín:):):) Và lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, trong bảng xếp hạng chuyên về kỹ thuật công nghệ của bảng THE danh giá, Bách Khoa HN đã có thể đứng vào thứ hạng 300-400, vâng, là thứ hạng 300-400 giữa cả ngàn đại học khắp nơi trên thế giới đó:):):) Tiếp theo đó là ĐHQG HN và ĐHQG TPHCM:):):) Nếu Bách Khoa HN mà không đào tạo kỹ sư mấy chục năm nay, làm gì mà có được cái thứ hạng đó trong bảng xếp hạng chuyên về kỹ thuật công nghệ của bảng THE:):):)

Không cần phải nói ra thì giáo dục đại học Việt Nam còn quá nhiều bất cập cần chính phủ phải ra tay, sao người ta không chịu tư vấn cho chính phủ quyết tâm giải quyết, để các đại học ở Việt Nam có thể ngẫng cao đầu sánh vai với bạn bè trong khu vực và trên thế giới? Các đại học lớn ở Pháp vẫn đang cấp bằng kỹ sư thật hoành tráng, chẳng lẽ nước Pháp đang lầm đường lạc lối hay sao:):):) Vì sao không tư vấn cho chính phủ để giải quyết những chuyện không tốt sờ sờ trước mắt, mà lại tư vấn để phá bỏ một chuyện vẫn đang tốt?

Chân lý muôn đời, sau lưng người thất bại là một đội quân đi xúi dại mà:):):)

3 nhận xét :

  1. Tôi nghĩ dùng từ "văn hóa phong bì" là sai mà phải nói rằng "ăn bẩn phong bì". Bởi đó hoàn toàn không phải là văn hóa mà là hành vi tội phạm, hành vi ăn bẩn.

    Trả lờiXóa
  2. Cựu sinh viên Bách khoa HNlúc 00:36 15 tháng 12, 2019

    Ối trời ơi là trời .

    Trả lờiXóa
  3. Cần gọi là TỆ NẠN chứ không phải văn hoá!

    Trả lờiXóa