Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

VN KÝ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VỚI LIÊN HIỆP CHÂU ÂU

 Ảnh tư liệu: Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch phát biểu tại diễn đàn 
Đối Thoại Shangri-La, Singapore, ngày 02/06/2019.ROSLAN RAHMAN / AFP

Việt Nam ký hiệp định hợp tác quốc phòng với Liên Hiệp Châu Âu

RFI
18-10-2019 
 
Hôm qua, 17/10/2019, tại Bruxelles, bộ trưởng bộ Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và an ninh Liên Hiệp Châu Âu, đã ký hiệp định về thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của Liên Hiệp Châu Âu (FPA).

Hiệp định FPA là hiệp định khung nhằm thiết lập quan hệ hợp tác, mở đường cho Việt Nam tham gia vào các hoạt động quản lý khủng hoảng mang tính chất nhân đạo, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là toàn quyền lựa chọn lĩnh vực, mức độ tham gia phù hợp với chính sách đối ngoại, nhu cầu và khả năng của mình.

Trên cơ sở nguyên tắc đó, các lĩnh vực mà Việt Nam chọn để hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu là : Thiết lập đối thoại chính sách quốc phòng với Cơ quan Hành động đối ngoại Liên Hiệp Châu Âu, đào tạo, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và khắc phục hậu quả chiến tranh.

Còn đối với Liên Hiệp Châu Âu, việc ký hiệp định FPA là nhằm thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Liên Hiệp Châu Âu trong việc tăng cường hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Báo điện tử Chính phủ Việt Nam, trong cuộc gặp với bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch sau lễ ký kết hiệp định, bà Federica Mogherini đã bày tỏ mối quan ngại của Liên Hiệp Châu Âu về tình hình phức tạp ở Biển Đông hiện nay, kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Cho tới nay, tính luôn cả Việt Nam Liên Hiệp Châu Âu đã ký FPA với gần 19 quốc gia. Việt Nam là nước thứ hai ở châu Á, sau Hàn Quốc, và là quốc gia đầu tiên của ASEAN ký hiệp định này.

Hiệp định FPA đánh dấu một bước phát triển mới giữa Bruxelles với Hà Nội. Vào năm 2012, Liên Hiệp Châu Âu ký với Việt Nam Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện, có hiệu lực từ năm 2016, nhằm mở rộng hợp tác song phương ra nhiều lĩnh vực. Từ đó hai bên đã lập Ủy ban hỗn hợp để triển khai hiệp định. Cuộc họp đầu tiên của ủy ban mới diễn ra vào tháng 5/2019.
 

4 nhận xét :

  1. Ký hết nhưng không làm theo .

    Trả lờiXóa
  2. Quyết định 2163/2016/QĐ-TTg do PTT Vũ Đức Đam ký phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch QG Sơn Trà Đà Nẵng đến 2025 định hướng đến 2030 vẫn còn 1600 căn biệt thự condotel / buồng khách sạn bê tông hóa, mặc dù giảm từ con số kinh hoàng 5000 căn, nhân dân ĐN và trong ngoài nước vẫn không chấp nhận. Kết luận TTCP có tuyên hủy cái này luôn chưa?
    Chắc chắn bọn Ba Tàu rất muốn chiếm lĩnh 1600 biệt thự condotel này!!!

    Trả lờiXóa
  3. Lắm mối tối nằm không! "Nhiều bạn có nghĩa là không có bạn nào hết"! (Aristotle)

    Trả lờiXóa
  4. Ký xong không dùng như kiểu mua tàu ngầm kilo thôi!

    Trả lờiXóa