Cần sức khỏe tốt và hơn thế… mới đọc được “Phồn sinh”
Nhà phê bình văn học Văn Giá
1. Tác phẩm “Phồn sinh” của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu do NXB Hội nhà văn in cách đây vài tháng, ngay từ khi mới chào đời đã gây được nhiều chú ý của những người trong giới làm nghề văn chương và bạn đọc.
Nó là trường ca, in trên khổ giấy 16x24, dày 710 trang, bao gồm 150 khúc với mức độ dài ngắn khác nhau, đánh theo số, không có phụ bản, chi chít toàn những chữ là chữ.
Trường ca này phần lớn là thơ tự do, kết hợp nhiều thơ văn xuôi, đây đó có xen thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ.
Với trường ca này, nhà thơ chủ trương hủy bỏ dấu câu, mở đầu tất cả các câu/dòng thơ đều viết chữ thường.
Trong mỗi khúc, nhà thơ thường dùng phép điệp lại liên tục các từ/ngữ/câu/mô hình câu một cách công khai, chủ động, xuyên suốt toàn tác phẩm, như một cách làm có chủ ý tạo nhịp điệu, tạo nghĩa.
2. Đọc đến khoảng mươi khúc, không khó nhận ra cái giọng bao trùm của tác phẩm là giọng kinh nguyện, kinh cầu, cầu sinh cầu phúc. Về phần cuối tác phẩm, mới biết nhà thơ công khai tâm thế của người viết trường ca này là muốn kiến tạo một thứ “tôn giáo” khác, nếu có thể nói như vậy, được gọi bằng “Phồn sinh giáo”. Nơi đó có “giáo chủ”, được hiểu là “Ta”, con người, vạn vật, các cá thể và các cộng đồng, các tiểu vũ trụ và đại vụ trụ. Tất cả cùng cất lời, tham gia sáng tạo nên một bài kinh khấn nguyện cho sự sống vĩ đại sinh sôi, trường tồn, hoan lạc.
Đến đây, mới có thể giải mã được sự lặp lại vô số, liên tục các đơn vị ngôn từ thơ như đã nói trên kia. Lặp lại có công dụng tạo ra nhịp điệu thơ theo cách trôi chảy mạnh mẽ, ào ạt, hối hả, thậm chí cuồng phóng. Lặp lại liên tục biểu đạt một dòng sống mãnh liệt của “Đấng Phồn sinh” vĩ đại và bất tử. Lặp lại có khả năng gây ra ám thị người khác và tự ám thị chính mình. Bởi nó trở đi trở lại mài dần mài mòn vào trí não, ký ức của người đọc. Phẩm chất của tất cả các pho kinh trong các tôn giáo đều như vậy. Những khấn nguyện tín ngưỡng dân gian cũng y như vậy. Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu ý thức rất rõ về sức mạnh vô địch của lời nói, của sự điệp lại ngôn từ.
3. Các chủ đề mà trường ca “Phồn sinh” đề cập đến hết sức rộng, bề bộn. Lấy chủ thể trữ tình là “Ta”. Trong tâm thế sáng tạo, “Ta” là đấng sinh sôi, sắp đặt, cất lời. Trong sự sáng tạo kỳ diệu, lớn lao và bí ẩn của lao động nghệ thuật, người nghệ sĩ chính là Chúa tể, Giáo chủ, Đấng toàn năng với những quyền năng và kích cỡ siêu việt. Từ ngôi “Ta” này, nhà thơ bàn về các mối quan hệ giữa ta với nàng, ta với sự sinh nở, ta với sự hủy diệt, ta với dân chủ, ta với sáng tạo, ta với tự do, ta với hòa bình, ta với sinh thái, ta với tình yêu, ta với làng, ta với châu thổ sông Hồng…Mỗi chủ đề được nhà thơ khai triển, khai mở ở mức cao nhất mọi sắc thái, mọi chiều kích, mọi góc nhìn trong tinh thần khai phóng, đối thoại. Ám thị ý tưởng và kích hoạt đối thoại chính là tinh thần của mỗi khúc đoạn, mỗi chủ đề.
Ở đây, tác giả không ngần ngại đề cập đến những vấn đề gai góc nhất của đời sống hiện đại, kéo người đọc cùng tham dự, cùng suy tư. Có những vấn đề sát sườn như chiến tranh, như chủ quyền dân tộc, như mối quan hệ giữa quan và dân, như vấn đề thể chế và quyền lực…Tác giả đã có một ý thức dấn thân mạnh mẽ, trách nhiệm, với một nhiệt hứng cao độ. Dấn thân chính là phẩm chất của trường ca này. Dĩ nhiên, đây là sự dấn thân bằng thơ, bằng nghệ thuật ngôn từ.
4. Trường ca này ngay từ đầu, với nhan đề của nó, và sau đó là sự chảy trôi của các khúc đoạn, tất cả tràn trề dục tính. Nó là sự hoan ca ríu rít của sự sống được quy vào các cặp âm dương đối lập, thể hiện ở tất cả muôn loài muôn vật, và nhất là ở con người. Tất cả được miêu tả trong một trạng thái phồn thực, căng mẩy, nở nang, giao hoan với một sự sung mãn cao độ, căng tràn, cực đỉnh, bất tận.
Thì ra, những trạng thái giao hoan, những niềm hoan lạc hổn hển của muôn loài muôn vật và của con người chính là những dấu chỉ tin cậy và xác tín nhất về hạnh phúc.
Có người ngần ngại yếu tố Sex trong tác phẩm. Tôi không nghĩ thế. Ở trường ca này, sex không được hiểu như một phương tiện, mà nó là mục đích. Nó chính là nội dung sống của mỗi chúng ta, của lịch sử, dân tộc, của trái đất này, của vũ trụ này. Trường ca “Phồn sinh” chính là bài ca bất tận về Tình yêu và Hạnh phúc.
5. Tôi nghĩ rằng, sự ra đời “Phồn sinh” này như một thách thức, thậm chí gây hấn với bạn đọc. Nó không phù hợp với thời đại thông tin mạng, mà phần lớn người tiếp nhận là những tín đồ của sự ngắn gọn, dễ hiểu. Nó làm chối tai với những ai thích thơ truyền thống, cách luật nghiêm ngắn, thích vần vè dễ thuộc dễ nhớ. Nó làm khó chịu với các nhà “đạo đức rởm” thích tỏ vẻ đạo mạo, chừng mực. Nó làm điên tiết với những ai không hiểu, không được làm quen, không quen không thích đối thoại, chỉ biết thủ đắc cái gọi là chân lý tuyệt đối, tức khuôn thước, giáo điều, không biết coi trọng cái khác biệt. Nó rất dễ bị những kẻ ác ý lợi dụng, xuyên tạc.
Trường ca “Phồn sinh” của Nguyễn Linh Khiếu chứa trong nó những khả thể rất đáng thưởng thức và suy ngẫm, kêu gọi sự đọc lương thiện và đối thoại.
Cự Lộc giữa thu 2019
VG
Nhà phê bình văn học Văn Giá
1. Tác phẩm “Phồn sinh” của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu do NXB Hội nhà văn in cách đây vài tháng, ngay từ khi mới chào đời đã gây được nhiều chú ý của những người trong giới làm nghề văn chương và bạn đọc.
Nó là trường ca, in trên khổ giấy 16x24, dày 710 trang, bao gồm 150 khúc với mức độ dài ngắn khác nhau, đánh theo số, không có phụ bản, chi chít toàn những chữ là chữ.
Trường ca này phần lớn là thơ tự do, kết hợp nhiều thơ văn xuôi, đây đó có xen thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ.
Với trường ca này, nhà thơ chủ trương hủy bỏ dấu câu, mở đầu tất cả các câu/dòng thơ đều viết chữ thường.
Trong mỗi khúc, nhà thơ thường dùng phép điệp lại liên tục các từ/ngữ/câu/mô hình câu một cách công khai, chủ động, xuyên suốt toàn tác phẩm, như một cách làm có chủ ý tạo nhịp điệu, tạo nghĩa.
2. Đọc đến khoảng mươi khúc, không khó nhận ra cái giọng bao trùm của tác phẩm là giọng kinh nguyện, kinh cầu, cầu sinh cầu phúc. Về phần cuối tác phẩm, mới biết nhà thơ công khai tâm thế của người viết trường ca này là muốn kiến tạo một thứ “tôn giáo” khác, nếu có thể nói như vậy, được gọi bằng “Phồn sinh giáo”. Nơi đó có “giáo chủ”, được hiểu là “Ta”, con người, vạn vật, các cá thể và các cộng đồng, các tiểu vũ trụ và đại vụ trụ. Tất cả cùng cất lời, tham gia sáng tạo nên một bài kinh khấn nguyện cho sự sống vĩ đại sinh sôi, trường tồn, hoan lạc.
Đến đây, mới có thể giải mã được sự lặp lại vô số, liên tục các đơn vị ngôn từ thơ như đã nói trên kia. Lặp lại có công dụng tạo ra nhịp điệu thơ theo cách trôi chảy mạnh mẽ, ào ạt, hối hả, thậm chí cuồng phóng. Lặp lại liên tục biểu đạt một dòng sống mãnh liệt của “Đấng Phồn sinh” vĩ đại và bất tử. Lặp lại có khả năng gây ra ám thị người khác và tự ám thị chính mình. Bởi nó trở đi trở lại mài dần mài mòn vào trí não, ký ức của người đọc. Phẩm chất của tất cả các pho kinh trong các tôn giáo đều như vậy. Những khấn nguyện tín ngưỡng dân gian cũng y như vậy. Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu ý thức rất rõ về sức mạnh vô địch của lời nói, của sự điệp lại ngôn từ.
3. Các chủ đề mà trường ca “Phồn sinh” đề cập đến hết sức rộng, bề bộn. Lấy chủ thể trữ tình là “Ta”. Trong tâm thế sáng tạo, “Ta” là đấng sinh sôi, sắp đặt, cất lời. Trong sự sáng tạo kỳ diệu, lớn lao và bí ẩn của lao động nghệ thuật, người nghệ sĩ chính là Chúa tể, Giáo chủ, Đấng toàn năng với những quyền năng và kích cỡ siêu việt. Từ ngôi “Ta” này, nhà thơ bàn về các mối quan hệ giữa ta với nàng, ta với sự sinh nở, ta với sự hủy diệt, ta với dân chủ, ta với sáng tạo, ta với tự do, ta với hòa bình, ta với sinh thái, ta với tình yêu, ta với làng, ta với châu thổ sông Hồng…Mỗi chủ đề được nhà thơ khai triển, khai mở ở mức cao nhất mọi sắc thái, mọi chiều kích, mọi góc nhìn trong tinh thần khai phóng, đối thoại. Ám thị ý tưởng và kích hoạt đối thoại chính là tinh thần của mỗi khúc đoạn, mỗi chủ đề.
Ở đây, tác giả không ngần ngại đề cập đến những vấn đề gai góc nhất của đời sống hiện đại, kéo người đọc cùng tham dự, cùng suy tư. Có những vấn đề sát sườn như chiến tranh, như chủ quyền dân tộc, như mối quan hệ giữa quan và dân, như vấn đề thể chế và quyền lực…Tác giả đã có một ý thức dấn thân mạnh mẽ, trách nhiệm, với một nhiệt hứng cao độ. Dấn thân chính là phẩm chất của trường ca này. Dĩ nhiên, đây là sự dấn thân bằng thơ, bằng nghệ thuật ngôn từ.
4. Trường ca này ngay từ đầu, với nhan đề của nó, và sau đó là sự chảy trôi của các khúc đoạn, tất cả tràn trề dục tính. Nó là sự hoan ca ríu rít của sự sống được quy vào các cặp âm dương đối lập, thể hiện ở tất cả muôn loài muôn vật, và nhất là ở con người. Tất cả được miêu tả trong một trạng thái phồn thực, căng mẩy, nở nang, giao hoan với một sự sung mãn cao độ, căng tràn, cực đỉnh, bất tận.
Thì ra, những trạng thái giao hoan, những niềm hoan lạc hổn hển của muôn loài muôn vật và của con người chính là những dấu chỉ tin cậy và xác tín nhất về hạnh phúc.
Có người ngần ngại yếu tố Sex trong tác phẩm. Tôi không nghĩ thế. Ở trường ca này, sex không được hiểu như một phương tiện, mà nó là mục đích. Nó chính là nội dung sống của mỗi chúng ta, của lịch sử, dân tộc, của trái đất này, của vũ trụ này. Trường ca “Phồn sinh” chính là bài ca bất tận về Tình yêu và Hạnh phúc.
5. Tôi nghĩ rằng, sự ra đời “Phồn sinh” này như một thách thức, thậm chí gây hấn với bạn đọc. Nó không phù hợp với thời đại thông tin mạng, mà phần lớn người tiếp nhận là những tín đồ của sự ngắn gọn, dễ hiểu. Nó làm chối tai với những ai thích thơ truyền thống, cách luật nghiêm ngắn, thích vần vè dễ thuộc dễ nhớ. Nó làm khó chịu với các nhà “đạo đức rởm” thích tỏ vẻ đạo mạo, chừng mực. Nó làm điên tiết với những ai không hiểu, không được làm quen, không quen không thích đối thoại, chỉ biết thủ đắc cái gọi là chân lý tuyệt đối, tức khuôn thước, giáo điều, không biết coi trọng cái khác biệt. Nó rất dễ bị những kẻ ác ý lợi dụng, xuyên tạc.
Trường ca “Phồn sinh” của Nguyễn Linh Khiếu chứa trong nó những khả thể rất đáng thưởng thức và suy ngẫm, kêu gọi sự đọc lương thiện và đối thoại.
Cự Lộc giữa thu 2019
VG
Xin phép Chú Tễu được rụt rè còm một cái nhé, có gì không phải xin được lượng thứ.
Trả lờiXóaCâu hỏi: Ai đã đẻ ra một nền văn học như thế này? Dù đã được trả lời, nhưng những biến dị của nó vẫn đòi hỏi được lí giải một cách lẻ tẻ. Có lẽ sau thời Nguyên Ngọc, tôi không đọc văn học hiện đại nữa, hay đúng ra thi thoảng có đọc văn học mạng. Nhưng như nhận xét của một người nước ngoài: Đất nước này không còn văn học! Hay nói giảm, nó còn một thứ văn học không đáng đọc. Đến như Trần Dần còn phải nấp sau bóng chữ để thỏ thẻ những chuyện lặt vặt thì biết tình trạng triệt sản của văn sĩ là đương nhiên khi lưỡi hái thần chết quơ trên đầu. Ngay cả ở thời sôi nổi, thời của trường ca, anh hùng ca, tôi đã không đọc những ca dài lê thê vô bổ, mà nếu nay kể tên ra thì đúng là nỗi xấu hổ của người viết, nên tôi không có lí do gì đọc một ca dài tới 700 trang (nhất là trong tình trạng sức khỏe rất có vấn đề vì uống nước sông Đà, hít thở khí Rạng Đông và ăn trái cây TQ). Tôi không hề hi vong ca dài này thoát khỏi hoàn cảnh. Tốt nhất là không nên làm thơ trong một thời đại phi thơ ca. Lại càng không nên làm trường ca trong một thời đại phi anh hùng ca. Trong thời đại anh hùng, người ta viết trường ca bằng mực của trái tim, còn trong thời đại hôn ám, nếu viết trường ca thì phải viết bằng mực của lưỡi hái. Trường ca là anh hùng ca, không phải là ca dài, mà cố ghép những câu dài ngắn hay có vần lại với nhau thật dài, rồi gọi nó là trường ca.
(Biết là bất nhẫn khi viết còm này trong khi người dân đang hít thở hơi thủy ngân Rạng Đông, uống nước pha thuốc diệt chuột Sông Đà, ăn trái cây tẩm hóa chất TQ, và xếp hàng tại Bệnh viện K... Tôi không đọc và không khen chê ca dài này. Tôi chỉ lấy nó làm cái cớ để còm về văn chương ô nhiễm trong những ngày HN ô nhiễm nặng nề mọi cái).
Lão Đồ Gàn
Tác phẩm kiểu này có lẽ chỉ 1/ 1000 người có thể đọc được (đấy là kể 1000 người thường xuyên đọc sách)
Trả lờiXóa