Đua nhau mở dự án du lịch tâm linh
Người lao động
03-10-2019 - 08:08 AM
Nhiều doanh nghiệp đổ hàng ngàn tỉ đồng đầu tư vào các dự án du lịch tâm linh khiến hàng trăm hecta đất rừng, đất lúa bị "xóa sổ"
Hòa Bình xin chuyển đổi đất lúa để xây khu du lịch tâm linh hơn 3.038 tỉ đồng
Mới đây nhất, Chủ tịch UBND
tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho
phép chuyển mục đích sử dụng hơn 47 ha đất trồng lúa năm 2019 để thực
hiện dự án Khu Du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy (KDL Lạc Thủy) tại
xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, do Công ty TNHH MTV Pacific -
Hòa Bình làm chủ đầu tư. Đề nghị này đã được Văn phòng Chính phủ chuyển
đến Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cùng các cơ quan liên quan xem xét.
Nhiều ý kiến không đồng tình
Dự án KDL Lạc Thủy được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 11-2016, quy mô 10.000 lượt khách/ngày.
Theo hồ sơ, dự án có tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng, sử dụng khoảng 121 ha đất, trong đó diện tích đất trồng lúa hơn 47 ha; vốn tự có của doanh nghiệp hơn 455 tỉ đồng (chiếm 15% tổng số vốn), còn lại là vốn vay và vốn huy động hợp pháp. Dự án sẽ hoàn thành vào tháng 3-2025. Ngay sau khi dự án trên được báo chí thông tin, có nhiều ý kiến không đồng tình do có tới hơn 47 ha đất lúa "bờ xôi ruộng mật" của người dân sẽ bị thu hồi, xóa sổ.
Việc
xin hàng chục, hàng trăm hecta đất để làm dự án tâm linh không phải mới
diễn ra mà đã nở rộ trước đây ở nhiều địa phương. Tháng 12-2018, ông
Nguyễn Văn Trường, Tổng Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Xuân
Trường (Ninh Bình), đã đề xuất Hà Nội cho xây khu du lịch tâm linh
Hương Sơn tại chùa Hương, với tổng vốn đầu tư tới 15.000 tỉ đồng nhưng
phải dừng lại trước làn sóng phản đối gay gắt của dư luận.
Nhắc tới "đại gia" Xuân Trường, dư luận từng biết tới hàng loạt "đại dự án" tâm linh xuất hiện trải khắp các tỉnh phía Bắc do doanh nghiệp này xây dựng như: Khu Bái Đính - Tràng An (Ninh Bình) 15.000 tỉ đồng; quần thể khu du lịch chùa Tam Chúc (Hà Nam) 11.000 tỉ đồng; khu tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (TP Hải Phòng) 9.800 tỉ đồng; khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên) 15.000 tỉ đồng...
Hầu hết các dự án tâm linh của Xuân Trường xin diện tích đất rất lớn, có chỗ hàng ngàn hecta nhưng diện tích xây dựng khu tâm linh rất nhỏ, còn lại là xây các khu dịch vụ đi kèm để kinh doanh. Tại chùa Tam Chúc, quy mô công trình là 4.000 ha, trong đó chỉ có 1.205 ha xây khu tâm linh, còn lại là đất mặt nước và đất xây các khu vui chơi giải trí; khu du lịch tâm linh đảo Cái Tráp với diện tích 450 ha, trong đó khu tâm linh chỉ hơn 88 ha, còn lại dành cho khu dịch vụ là 108 ha, trong đó dự kiến xây dựng cả khu biệt thự, CLB thủy thủ, casino...
Phải xem xét thấu đáo
Cho ý kiến về việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư KDL Lạc Thủy, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết khu vực đất đề xuất có nhiều di tích đã được xếp hạng. Khi dự án được phép thực hiện, yêu cầu chủ đầu tư không được làm ảnh hưởng cảnh quan di tích tại đây; trong quá trình thi công nếu phát hiện các di vật, cổ vật thì yêu cầu giữ nguyên hiện trường và báo cho cơ quan chức năng biết để xử lý.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng phải xem xét cẩn thận việc sử dụng quỹ đất của người dân để xây dựng những khu tâm linh kết hợp du lịch. Riêng ở tỉnh Hòa Bình, đề xuất xây khu du lịch tâm linh như thế là rất lớn, cần xem xét các yếu tố một cách thấu đáo. Nếu tỉnh nào cũng muốn xây dựng khu tâm linh thì quỹ đất sẽ ngày càng cạn kiệt mà đất thì không sinh ra được, sẽ ngày càng mất đi. Không được cho phép các cá nhân, tổ chức lợi dụng vấn đề tâm linh để xây dựng những công trình du lịch. Các cơ quan chức năng cần xem lại vấn đề xin xây dựng khu du lịch tâm linh ở Hòa Bình nói riêng và trên cả nước nói chung.
Nhiều ý kiến không đồng tình
Dự án KDL Lạc Thủy được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 11-2016, quy mô 10.000 lượt khách/ngày.
Theo hồ sơ, dự án có tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng, sử dụng khoảng 121 ha đất, trong đó diện tích đất trồng lúa hơn 47 ha; vốn tự có của doanh nghiệp hơn 455 tỉ đồng (chiếm 15% tổng số vốn), còn lại là vốn vay và vốn huy động hợp pháp. Dự án sẽ hoàn thành vào tháng 3-2025. Ngay sau khi dự án trên được báo chí thông tin, có nhiều ý kiến không đồng tình do có tới hơn 47 ha đất lúa "bờ xôi ruộng mật" của người dân sẽ bị thu hồi, xóa sổ.
Nhắc tới "đại gia" Xuân Trường, dư luận từng biết tới hàng loạt "đại dự án" tâm linh xuất hiện trải khắp các tỉnh phía Bắc do doanh nghiệp này xây dựng như: Khu Bái Đính - Tràng An (Ninh Bình) 15.000 tỉ đồng; quần thể khu du lịch chùa Tam Chúc (Hà Nam) 11.000 tỉ đồng; khu tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (TP Hải Phòng) 9.800 tỉ đồng; khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên) 15.000 tỉ đồng...
Hầu hết các dự án tâm linh của Xuân Trường xin diện tích đất rất lớn, có chỗ hàng ngàn hecta nhưng diện tích xây dựng khu tâm linh rất nhỏ, còn lại là xây các khu dịch vụ đi kèm để kinh doanh. Tại chùa Tam Chúc, quy mô công trình là 4.000 ha, trong đó chỉ có 1.205 ha xây khu tâm linh, còn lại là đất mặt nước và đất xây các khu vui chơi giải trí; khu du lịch tâm linh đảo Cái Tráp với diện tích 450 ha, trong đó khu tâm linh chỉ hơn 88 ha, còn lại dành cho khu dịch vụ là 108 ha, trong đó dự kiến xây dựng cả khu biệt thự, CLB thủy thủ, casino...
Phải xem xét thấu đáo
Cho ý kiến về việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư KDL Lạc Thủy, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết khu vực đất đề xuất có nhiều di tích đã được xếp hạng. Khi dự án được phép thực hiện, yêu cầu chủ đầu tư không được làm ảnh hưởng cảnh quan di tích tại đây; trong quá trình thi công nếu phát hiện các di vật, cổ vật thì yêu cầu giữ nguyên hiện trường và báo cho cơ quan chức năng biết để xử lý.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng phải xem xét cẩn thận việc sử dụng quỹ đất của người dân để xây dựng những khu tâm linh kết hợp du lịch. Riêng ở tỉnh Hòa Bình, đề xuất xây khu du lịch tâm linh như thế là rất lớn, cần xem xét các yếu tố một cách thấu đáo. Nếu tỉnh nào cũng muốn xây dựng khu tâm linh thì quỹ đất sẽ ngày càng cạn kiệt mà đất thì không sinh ra được, sẽ ngày càng mất đi. Không được cho phép các cá nhân, tổ chức lợi dụng vấn đề tâm linh để xây dựng những công trình du lịch. Các cơ quan chức năng cần xem lại vấn đề xin xây dựng khu du lịch tâm linh ở Hòa Bình nói riêng và trên cả nước nói chung.
Cần quy định chặt chẽ
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết pháp luật về đất đai nêu rõ đất và công trình tôn giáo phải xuất phát từ nhu cầu và khảo sát của cộng đồng. Theo đó, khi muốn tôn tạo sử dụng hoặc xây dựng công trình tôn giáo mới thì phải dựa trên đại đa số nhu cầu của người dân địa phương, không phải tùy thuộc vào doanh nghiệp. Nếu gắn dự án du lịch với tâm linh thì việc kinh doanh cần thực hiện như thế nào, theo quy định ra sao, tính tiền sử dụng đất với công trình của dự án có gắn với công trình tâm linh ra sao?
Ông Đặng Hùng Võ kiến nghị cần có các quy định chặt chẽ hơn để ngăn chặn việc doanh nghiệp lợi dụng vỏ bọc tâm linh, tôn giáo để kinh doanh, thu tiền; không kiểm soát chặt chẽ thì các địa phương sẽ đua nhau triển khai loại hình du lịch tâm linh.
20 năm nữa con cháu chúng ta sẽ sống như thế nào nếu lũ lợi ích nhóm hiện tại ăn tàn bạo vào cả phần của tương lai? Chó má!
Trả lờiXóaBọn buôn thần bán thánh chứ tâm linh gì chúng nó. Đớp, đớp, đớp...là lẽ sống của bọn quan chức và con buôn. Cũng tại dân mình ngu muội để chúng nó lừa mãi.
XóaCần kiểm tra thu bớt các khu du lịch tâm linh của Xuân Trường vì nó ngốn tài nguyên quá lớn đến mức phi lý!
Trả lờiXóaThành phong trào Mua Thần, bán Thánh....
Trả lờiXóa