MỞ RỘNG THỦ ĐÔ SAO ĐƠN GIẢN ĐẾN VẬY?
Võ Văn Kiệt
Thành phố Hồ Chí Minh, 30/4/2008
Thành phố Hồ Chí Minh, 30/4/2008
Theo tôi biết, mở rộng Hà Nội từ 921km2 lên 3.324,92km2 chỉ mới là một ý
tưởng vừa mới nảy sinh trong quá trình thực hiện đồ án “Quy hoạch vùng
thủ đô”. Ý tưởng đó, nếu được ủng hộ, cũng chỉ có giá trị làm tiền đề
cho một công trình khoa học.
Thế nhưng, Bộ Xây dựng đã trình lên Thủ tướng Chính phủ phương án như là đã được nghiên cứu thấu đáo rồi.
Quốc hội chưa họp mà đã có nhiều vị phát biểu trên báo Vietnamnet, ngày 1/12/2007, như là chuyện đã được “thông qua” rồi:
"Dứt khoát năm nay phải giải quyết xong quy hoạch Hà Nội. Tháng 12 này
cố gắng duyệt được quy hoạch vùng thủ đô và địa giới”... “Yêu cầu Hà Nội
và các bộ liên quan chuẩn bị ngay phương án quy hoạch để sớm trình Quốc
hội”.
Lẽ ra, trước một việc cực kỳ hệ trọng như vậy, Bộ Xây dựng
phải giải trình, dựa trên những cơ sở dữ liệu, cho thấy sự cần thiết
phải mở rộng thủ đô: Trong quá trình phát triển, Hà Nội đang ách tắc ở
khâu nào? Hà Nội thiếu đất? Thiếu bao nhiêu? Cho cái gì?
Trong
hơn 921 km2 Hà Nội đang quản lý, đất đai đã sử dụng hết bao nhiêu? Vào
những việc gì? Còn lại bao nhiêu cần thêm bao nhiêu để làm gì? Tại sao?
Lợi? Hại? Lộ trình? Ngay cả thời gian lượng định cho dự báo: 20 năm, 30
năm hay 50 năm? Căn cứ vào đâu? Chuẩn mực nào? Tiêu chí nào tất cả những
câu hỏi phải được giải trình bằng một đồ án quy hoạch nghiêm túc với
nhiều công phu, có chất lượng.
Thay vì chứng minh bằng đồ án, Bộ
Xây dựng chỉ mới trình bày với Thủ tướng Chính phủ một ý tưởng. Một ý
tưởng đưa ra ở mức độ cảm tính, giống như trước đây, Bộ đề xuất phá bỏ
Hội trường Ba Đình.
Quy hoạch đô thị là một lĩnh vực đa ngành,
tiếp cận và xử lý nhiều phạm trù tri thức, tác động nhiều chiều đến
nhiều mặt của cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển
chung của đất nước.
Vì vậy, mở rộng đến đâu, mở rộng như thế nào,
mở rộng để làm gì, rất cần được nghiên cứu với sự phối hợp của nhiều
ngành, tham khảo và sử dụng một cách nghiêm túc những kết quả nghiên cứu
lâu nay của các ngành khoa học khác, thì mới mong có được một dự báo đủ
căn cứ, đáng tin cậy, có tầm nhìn lâu dài. Thế nhưng, việc đó, cho đến
nay, đã không được tiến hành đầy đủ.
Thực tế xây dựng và phát
triển đô thị ở nước ta trong thời gian qua cho thấy lĩnh vực “Quy hoạch
đô thị” đã vượt khỏi tầm của Bộ Xây dựng. Mở rộng thủ đô là một việc
lớn, trọng đại, của toàn Đảng, toàn dân, một bước đi lịch sử có quan hệ
nhiều mặt trong quá trình phát triển đất nước.
Thủ đô mở rộng ảnh
hưởng sâu sắc đến cuộc sống không chỉ riêng Hà Nội, mà còn tác động
mạnh, nhiều mặt, đến nhiều địa phương liên quan và, đến cả nước. Cách
thức mở rộng thủ đô sẽ là một mẫu mực, một điển hình về cách nghĩ, cách
làm về tiến trình đô thị hóa ở nước ta.
Mở rộng thủ đô phải là kết quả của một công trình khoa học được khảo sát nhiều mặt, nhiều chiều, được tính toán kỹ, có phương án so sánh để có thể chọn ra một phương án khả thi.
Do đó, việc công khai trước công luận để thu thập ý kiến
rộng rãi là một cách nên làm trong tiến trình dân chủ (nên chăng, cần
có một website riêng, trước cho chủ trương, sau cho đồ án để các chuyên
gia, kể cả người dân - đối tượng tham gia thực hiện - có diễn đàn trao
đổi, qua đó chắc chắn có nhiều ý kiến thông minh giúp các nhà chuyên môn
tìm ra giải pháp đúng đắn).
Kể từ khi Đảng chủ trương đổi mới,
đất nước đã vượt qua khủng hoảng, nhiều lĩnh vực đã đạt được tốc độ phát
triển tốt. Nhưng, về xây dựng lại chưa tạo ra được cho đất nước một bức
tranh đẹp.
Có thể nước ta có nhiều đặc điểm không giống các nước
khi khởi đầu tiến trình đô thị hóa. Thực tế, việc sao chép những mô
hình đô thị hiện đại của các nước tiên tiến đang bộc lộ những độ vênh
nhất định. Đặc biệt, thực tiễn phát triển đô thị khá “ nóng” ở nước ta
thời gian qua đang bộc lộ những khiếm khuyết, báo trước khả năng có thể
xảy ra “khủng hoảng đô thị”.
Bộ Xây dựng, cơ quan chuyên ngành
được giao trách nhiệm, đã tỏ ra “đuối sức” trước nhiều vấn đề thực tiễn
cuộc sống đặt ra trong cơn lốc xây dựng và phát triển đô thị hiện thời.
Ai cũng biết đô thị hóa là quá trình tất yếu của công nghiệp hóa. Ở
những quốc gia khác nhau, trình độ kinh tế - xã hội khác nhau, tiến
trình đô thị hóa cũng khác nhau. Lựa chọn loại hình đô thị thích hợp cần
xuất phát từ thực tế đời sống của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, trình
độ kinh tế - văn hóa, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội
Việt Nam.
Theo tôi, Thăng Long- Hà Nội với nghìn năm lịch sử
phong phú; hào hùng, với văn hóa được tích luỹ nhiều đời, không phải thủ
đô nào trên thế giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa
chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận
lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều.
Mặt khác, mô hình đô
thị cực lớn với động lực công nghiệp là một mô hình đô thị đã cũ, nhiều
sai lầm mà phương Tây đang phải từ bỏ. Chính những thành phố có hàm
lượng văn hóa cao, có đời sống đô thị giàu tính nhân văn, có thiên nhiên
trong lành, có nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức mới là
mô hình mà các nước đi trước chúng ta đang tìm kiếm.
Thủ đô Thăng
Long - Hà Nội có đủ những yếu tố, đủ để xây dựng cho mình một thành phố
như thế. Thay vì, chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn,
từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị
trường đất đai rối loạn cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn
trên thế giới đang gặp.
Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một
thành phố lịch sử, văn hóa, đầu tàu về khoa học- kỹ thuật tiên tiến, có
quy mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công
bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học
tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo
dựng một môi trường sống lý tưởng.
Một mô hình đô thị không cần
nhiều đất đai mà cần nhiều hơn những giá trị đạo đức, nhân văn, nhân tài
và chất xám. Đấy mới chính là “Hướng nhìn - Tầm nhìn” của nghìn năm
Thăng Long và của thời đại.
Lối thoát cho những bế tắc của thủ đô
hiện nay, theo tôi, không phải và không chỉ nằm ở yếu tố diện tích. Dù
nhỏ hơn nhiều lần, nhưng có được sự đồng thuận của toàn dân nhờ những
lợi ích cụ thể mà người dân có thể đong đếm được, một số thành phố -thị
xã như: Hội An (Quảng Nam), Tuy Hòa (Phú Yên), thành phố Ninh Bình...
đang phát triển tốt với những bước khá vững chắc.
Lẽ ra, Hà Nội
phải là nơi làm gương cho cả nước trong việc quy hoạch và xây dựng một
thành phố nhân ái, văn minh mà vẫn giàu có, năng động; sẵn sàng thích
ứng với mọi đổi thay của thời cuộc và tạo ra cho chính mình những bản
sắc, bản sắc của một thủ đô Việt Nam.
Muốn làm được như vậy,
Chính phủ cần thành lập một “Ủy ban nghiên cứu phát triển Hà Nội” với
đầy đủ thành phần, tập trung chuyên gia ưu tú từ các ngành hữu quan,
khảo sát đánh giá thực trạng để có đủ cơ sở khoa học giải đáp tất cả các
câu hỏi.
Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử.
Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ
mục đích gì.
Quốc hội sẽ họp vào tháng này. Một trong những vấn
đề Quốc hội sẽ bàn là “Mở rộng thủ đô”. Xin xem đây là một ý kiến đóng
góp từ trách nhiệm và từ dư luận.
Thành phố Hồ Chí Minh, 30/4/2008
Võ Văn Kiệt
_____________
Đăng trên báo Tiền Phong, 05/05/2008 07:12Võ Văn Kiệt
_____________
Cụ về hưu rồi nên góp ý chỉ để cho vui, nhóm lợi ích nó phải cướp đất khẩn trương chứ !!!
Trả lờiXóaTôi quan tâm đến đất cát Hà Tây từ 1994. 12 năm sau, tức là đến thời điểm nhập Hà Tây vào Hà Nội thì hầu như không còn mảnh đất nào là chưa quy hoạch cả. Trong thời gian đó, quan chức Hà Tây hơn vua. Đi quan hệ công việc, huynh đệ gọi là "ôm bom" vì cục tiền nhiều không thể kể ra cho người thường được. Choáng. Nhập vào, họ phải san sẻ bao nhiêu là lợi lộc. Tội chưa.
Trả lờiXóaÝ kiến của ông Kiệt rất chuẩn xác. Ngay cả khi còn tại chức Thủ tướng ông đã viết bức thư tâm huyết ngày 19/8/1995 gửi Bộ Chính trị về đường hướng phát triển đất nước nhưng người ta có nghe đâu.
Trả lờiXóaMời các bác đọc bài trên DÂN TRÍ nhan đề: Sáp nhập cả tỉnh Hà Tây về Hà nội còn được; sá gì chuyện sáp shập quận, huyện.
Trả lờiXóaĐọc xong, xin nêu ý kiến cho vui