Bà Vũ Thị Thanh, vợ ông Tố Hữu (người mặc áo đen, đứng giữa hàng đầu)
cùng con cháu và bè bạn. Ảnh: Báo Đại đoàn Kết.
Quốc Phong
2-12-2018
Nước mình nghèo đến nỗi như thế này cũng từ những chính sách chế độ thiếu nhất quán.
Vào năm nào đó tôi cũng quên rồi, chỉ biết khi đó nhà ông Tố Hữu ở phố Hồ Xuân Hương được hóa giá rẻ như cho sau khi họ trả nhà công vụ ở Phan Đình Phùng, HN. Báo Tiền phong đã có bài phàn nàn về một cố ủy viên Bộ chính trị, nhà thơ lớn Tố Hữu không có chỗ để lập bàn thờ. Mới nghe, ai cũng mủi lòng thương cảm với ông. Nhiều người tỏ ra bất bình với Đảng và nhà nước sao lại đối xử phũ với một bậc lão thành như vây.
Do bị áp lực của dư luận, Ban Tư tưởng Văn hoá buộc phải công bố sự thật của một nhân vật nổi tiếng, đáng trân trọng nhưng người thân của ông thì đã làm hại thanh danh ông tại một buổi giao ban báo chí định kỳ mà tôi có dự và được Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá ngày đó là nhà báo Hữu Thọ được phép của cấp trên "nói lại cho rõ”.
Số là sau khi gia đình ông Tố Hữu chuyển về phố Hồ Xuân Hương, gia đình nhà thơ đã cho một hãng dầu nhờn nước ngoài thuê, lấy mỗi tháng tới 8 ngàn đô la. Vì thế, bà Thanh, nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, vợ cố nhà thơ Tố Hữu phải về nhà con ở tại phường Thành Công ở nhờ để tiếp tục xin thêm chế độ nhà theo tiêu chuẩn ngang thứ trưởng riêng bà. Vì có chật nên bàn thờ không được đàng hoàng như nhà biệt thự nếu ở phố Hồ Xuân Hương mà gia đình được mua rẻ. Lỗi này đâu phải do Đảng không chăm sóc chu đáo? Báo Tiền phong bữa đó bị hớ to.
Từ ngôi biệt thự ở Hồ Xuân Hương, sau này gia đình bán cho ông Phạm Nhật Vũ Cty AVG, nghe đâu cả chục ngàn cây vàng. Điều này thì tôi ko nắm được mà nay đọc bài sau đây mới biết.
Từ chuyện gia đình ông Tố Hữu, tôi thấy buồn cho gia đình các quan chức, họ không hiểu rằng, tiền nhiều bao nhiêu cũng không đổi được thanh danh vốn người thân của họ được cả xã hội một thời trân trọng.
À , thì ra là vậy !. Một tấm gương liêm khiết ... sáng lòa .
Trả lờiXóaNhà anh đó có ba phần rất rõ
XóaPhần vợ, con và phần để cho thuê...
trái tim anh đó,
Trả lờiXóanó rất đỏ,
chia làm 3 phần nhỏ,
dành cho đảng phần nhiều,
phần cho thơ,
và phần cho em iêu,
em xấu hổ,
thế cũng nhiều anh nhỉ
* * *
mỗi tháng tới 8 ngàn đô, rồi cả chục ngàn cây vàng, vân vân
thế cũng chưa nhiều bà con nhỉ
Mỗi tháng 8 ngàn đô
Xóabà ăn đâu có hết
sao không kiếm cái bàn
thời khấn to nói rõ...
Đề nghị Tễu cho đăng lại bài "Hội thảo Tố Hữu, nhạt trò..." năm 2015.
Trả lờiXóa“Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Trả lờiXóaHỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười”
(Tố Hữu)
“Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu Cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!”
(Tố Hữu)
Làm CM cũng lãi ra phết! Hỷ? Món này buôn được!
Trả lờiXóa"Đã nghe nước chảy lên non, Đã nghe đất chuyển thành con sông đào, Đã nghe gió ngày mai thổi lại, Đã nghe hồn thời đại bay cao . . . ." Ba xạo lắm ông Tố Hữu ơi. Ru dân ngủ để ăn cướp. Cả một lũ ăn cướp của dân.
Trả lờiXóaNhững vần thơ sao lố bịch của một lũ quan tham!
XóaBài này của Quốc Phong cũng có nhiều chi tiết phải nói lại.
Trả lờiXóaKhi đó trên báo Tiền Phong mà tác giả là nhà báo có tiếng là Xuân Ba viết đại loại như nhà báo Quốc Phong nêu ở trên. Nội dung bài báo chứng tỏ XB không nắm được nội dung. Chúng tôi ở Vụ Tổng hợp Văn phòng Trung ương buộc lòng phải có ý kiến lại với quý báo, nhưng theo nguyên tắc "chính ý, từ tâm nhưng cũng phải dịu lời". Có cơ hội tôi sẽ viết kỹ về câu chuyện này.
Ông XB chỉ được cái nhanh nhẩu đoảng mí lại phù thịnh! Ổng thuộc loại nhà văn nhà báo "cung đình" . Ổng kể rằng trước khi về nam để mần " người tử tế" 3X có tổ chức bữa cơm thịnh soạn chiêu đãi và tặng quà tri ân đám "cung đình". Danh sách chắc mọi người đều rõ: XB, cha con Hĩu ước, Thu Huệ, Chu Lai....
Xóa"Làng trên xóm dưới xôn xao,
Trả lờiXóaLàm sao ông đã làm sao mất rồi"
(Tố Hữu viết về cái chết của Stalin).
Chả biết có "xôn xao" thật hay không nhưng ngày đó (1953) tôi là thằng cu ở quê đen nhẻm như cục than cũng phải cố kiếm miếng vải đen làm băng tang đeo ở ngực.