Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Lật chồng báo cũ: HỘI THẢO TỐ HỮU TỪ 2015 ĐÃ NHẠT TRÒ

Vợ chồng nhà thơ Tố Hữu. Nguyễn Kim Thành (Tố Hữu) và Vũ Thị Thanh

Lời bình của Nguyễn Đức Mậu: - " GS Hà Minh Đức nói với bà Thanh, phu nhân nhà thơ: “Trước đây người ta đánh giá thơ anh 10 giờ còn 7, có người đánh giá 5”. Bà Thanh hỏi: “Ai, người nào thế?”. Ông Đức nói chị không cần biết, người ta có quyền, đúng sai thời gian sẽ điều chỉnh. Ngay ông Đức viết nhiều về Tố Hữu, bị cho là bảo thủ. Bà Thanh buồn bã: “Dây vào Tố Hữu giờ ngang dây vào địa chủ”."

- Hội thảo tôn vinh thế này à: "Hoàng Chương kêu gọi “chịu khó tập trung, đừng nói chuyện, đừng bỏ ra về, bỏ về là có tội với tiền nhân. Tôi sức khỏe như thế này không bao giờ đau ốm vì tôi thờ các vị tiền nhân hết mình, các vị tiền nhân luôn phù hộ tôi”.. "( Khiếp thật, để bảo mọi người ở lại nghe hội thảo Tố Hữu mà còn đưa ma ra dọa- Mà tiền nhân là loại tiền nhân nào?)


Nhớ Tố Hữu - nhà thơ 95 tuổi

Dương Phương Vinh
Tiền Phong
06:11 ngày 17 tháng 10 năm 2015

TP - Hôm qua, tại Hội thảo khoa học “Tố Hữu với văn hóa dân tộc”, các đại biểu đều đánh giá nhà thơ rất cao, không có sự nói ngược nào.

  
Hình ảnh tại hội thảo “Tố Hữu với văn hóa dân tộc”.

Tố Hữu là nhà văn hóa lớn, nhà thơ kỳ tài, nhân cách cộng sản mẫu mực cao quí dù ai nói ngả nói nghiêng. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại hội thảo Tố Hữu nhân 95 năm sinh của ông. 

Tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí 

Sau khi Tố Hữu mất, có lần GS Hà Minh Đức nói với bà Thanh, phu nhân nhà thơ: “Trước đây người ta đánh giá thơ anh 10 giờ còn 7, có người đánh giá 5”. Bà Thanh hỏi: “Ai, người nào thế?”. Ông Đức nói chị không cần biết, người ta có quyền, đúng sai thời gian sẽ điều chỉnh. Ngay ông Đức viết nhiều về Tố Hữu, bị cho là bảo thủ. Bà Thanh buồn bã: “Dây vào Tố Hữu giờ ngang dây vào địa chủ”.

TS Nguyễn Minh San đã kể câu chuyện trên (dẫn từ sách của Hà Minh Đức) tại hội thảo khoa học Tố Hữu với văn hóa dân tộc sáng 16/10 ở Bộ VH-TT&DL. Để nói với hương hồn bà Thanh rằng “Bằng chứng đây, hội thảo này, quí vị có mặt tại đây vẫn dây vào Tố Hữu, khẳng định Tố Hữu là danh nhân văn hóa, nhiều cống hiến cho văn hóa dân tộc”.

 Bà Thanh, vợ ông Tố Hữu. Ảnh: tư liệu
Theo khảo cứu của TS San, trong sự nghiệp của mình Tố Hữu đã dâng hiến cho đời 73 tập thơ. Ông đánh giá Tố Hữu là di sản văn hóa đặc sắc, và trích lời Xuân Diệu gọi Tố Hữu là “nhà thơ toàn thân”. Không như các nhà nghiên cứu khác ưa tìm hiểu thời đỉnh cao của Tố Hữu, trong tham luận của mình ông San lại đi sâu vào di sản giai đoạn 1979 cho đến khi Tố Hữu qua đời với tuyển Thơ Tố Hữu gồm hai tựa đề: Một tiếng đờn (1979 – 1992) và Ta với ta (1993 - 2002). Sau khi phân tích những nét chính của hai tập thơ, TS San khẳng định Tố Hữu là nhà văn hóa lớn của đất nước thế kỷ 20 và như thế, Tố Hữu đã “ăn một quả trả cục vàng”, đã “trả” phần nào những gì ông đã “vay”, hưởng, tiếp nhận cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc.

Tham luận của NSND Phạm Thị Thành tên hơi dài “Hồn thơ mang tính dân tộc rất đặc sắc của Tố Hữu đã hỗ trợ tôi thực hiện thành công nhiều lễ hội lớn cấp quốc gia”. Đồng hương xứ Huế của nhân vật chính, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nói vo: “Thế hệ chúng tôi khi làm thơ đều bắt đầu từ việc đọc thơ Tố Hữu. Sự yêu mến Tố Hữu - người thợ cả của nghề thơ - rất tự nhiên trong mỗi chúng tôi”. Theo ông Nguyễn Khoa Điềm, việc người đứng đầu nền văn học cách mạng bị đánh giá lại trong những năm qua là đương nhiên trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội nhiều xung động hiện nay “nhưng tôi rất tin cùng với thời gian, xã hội ngày càng sáng tỏ con đường của mình thì Tố Hữu cũng sẽ được sáng tỏ. Bởi con đường của Tố Hữu là con đường của một tài năng văn học”.

5 năm trước, chẵn 90 năm sinh Tố Hữu, cả trước đó và sau đó, nhiều nhà phê bình có tiếng đã lên tiếng nhận định Tố Hữu theo cách mà họ cho rằng công bằng, khách quan hơn so với quá khứ và so với dòng chủ lưu vốn một chiều. Một nhà phê bình nổi tiếng nhận định “Thơ Tố Hữu có thể có tình giai cấp, tình dân tộc nhưng không có tình nhân loại”. Giáo sư đại học kiêm nhà phê bình văn học nổi tiếng thì thông tin: Ngày nay sinh viên không làm luận văn về Tố Hữu trong khi ông vẫn chiếm vị trí quan trọng trong chương trình phổ thông và đại học. Sinh viên quanh đi quẩn lại khai thác Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Thạch Lam, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Nguyễn Khải... mà bỏ qua Tố Hữu.

Nhiều giai thoại, tình tiết liên quan cuộc đời và sự nghiệp chính trị, thơ ca của Tố Hữu được mang ra kể, chưa biết thực hư đến đâu song không phải không bất lợi cho nhà thơ nổi tiếng nhất Việt Nam. Ngay trong sự đánh giá Tố Hữu như “một thứ tổng công trình sư đảm nhiệm vai trò thiết kế, một thứ tổng đạo diễn, suốt đời gắn bó với mọi hoạt động của nền văn nghệ”, thì âm hưởng cũng không hẳn ngợi ca.

Hôm nay, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh - người xem Tố Hữu như người anh, người cha tinh thần, khẳng định: “Tố Hữu trước hết là một nhân cách cộng sản kiên định mẫu mực cao quý. Không chỉ là nhà thơ lớn của nhân dân của cách mạng của dân tộc, ông còn là nhà văn hóa lớn”.

Qua tham luận Thơ Tố Hữu - vũ khí đấu tranh trong nhà tù đế quốccủa nhà báo, nhà cách mạng lão thành Đặng Minh Phương, cử tọa còn được nghe một bài thơ của một cựu tù đế quốc (không phải ông Phương), đầy cảm thán, làm trong tù khi được tin Tố Hữu tuyệt thực chết trong nhà lao (!). Ông Phương nói rằng, thơ Tố Hữu đối với chiến sĩ lao tù hồi kháng Pháp như một sức mạnh vật chất cực quí giá, nâng cao chí khí của ông và đồng ngũ. Thời đó ai mà chẳng làu làu những bài thơ và câu thơ như Đừng tiếc nữa can chi mà tiếc mãi/Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Hoặc Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu/Dấn thân vô là phải chịu tù đày; Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ... 

Chưa trọn?
.
Trong lời đề dẫn, người của ban tổ chức hay gọi “đồng chí Tố Hữu” mà ít gọi “nhà thơ”. Mở đầu, một cô gái xinh xắn lên ngâm Từ ấy, Bác ơitrong tiếng sáo dìu dặt. Thơ hay, nhạc đẹp mỗi tội thơ tấu lên bị sai bốn lần (cô cầm giấy đọc thơ). Người đẹp ngâm thơ, một diễn viên chèo, về sau có thanh minh rằng cô chỉ ngâm sai một chỗ - câu đầu bàiBác ơi còn thì thể hiện đúng bản thảo ban tổ chức đưa cho. Nghĩa là lỗi sai ba lần không thuộc về cô.
Một tham luận khác đọc lên, phần dẫn thơ Tố Hữu cũng sai hai lần, chưa kể cách viết kiểu học trò (ban tổ chức phi lộ tác giả chuẩn bị làm luận án tiến sĩ ở nước ngoài). Nói chung, hơi hiếm tham luận mang tính khoa học trong buổi sáng 16/10, hoặc do thời gian ngắn quá chưa kịp cảm nhận đầy đủ. 6 tham luận đã không được vang lên cũng bởi yếu tố thời gian.
Sau khi Hữu Thỉnh kể câu chuyện Tố Hữu từng cư xử ân tình thế nào với gia đình họa sĩ Tô Ngọc Vân và những người dân quê bình thường khác, GS Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam - đơn vị phối hợp với Hội thơ Đường luật Việt Nam tổ chức cuộc này, chốt hạ: “Nếu đúng Tố Hữu như vậy (lời Hữu Thỉnh kể) thì còn kẻ nào dám xuyên tạc, còn kẻ nào dám phủ định nữa. Con người sống vì dân được dân yêu như thế...”. Ông Chương cũng tỏ hài lòng vì các đại biểu đã chúng khẩu đồng từ đánh giá rất cao về Tố Hữu, không có sự nói ngược nào. Tuy nhiên, chính điều này làm cho không khí của một cuộc được gọi là hội thảo khoa học kém sôi nổi.
GS Vũ Khiêu, hơn Tố Hữu tới 4 tuổi nên sự hoài niệm, hồi ức không tránh khỏi lan man. Một đại diện gia đình, con trai Tố Hữu, xuề xòa thế nào mà nhầm lẫn danh hiệu, học vị của các vị chủ tọa khiến mọi người cười ồ, chưa kể những nhận xét có phần khó hiểu về sự nghiệp của cha mình.
Khán phòng khoảng gần trăm người, hầu hết đứng tuổi. Không khí phẳng lặng thỉnh thoảng lại xôn xao lên một tẹo khi thơ Tố Hữu bị trích dẫn sai (chứng tỏ người thuộc thơ Tố Hữu luôn không hiếm); hoặc chủ tọa Hoàng Chương kêu gọi “chịu khó tập trung, đừng nói chuyện, đừng bỏ ra về, bỏ về là có tội với tiền nhân. Tôi sức khỏe như thế này không bao giờ đau ốm vì tôi thờ các vị tiền nhân hết mình, các vị tiền nhân luôn phù hộ tôi”.
Tố Hữu từng nói thơ ông là tiếng nói đồng tình, đồng ý, đồng chí. Tinh thần hội thảo hôm nay cũng vậy, đều xưng tụng sự nghiệp và nhân cách Tố Hữu ở tầm cao. Mười mấy năm trước, Tố Hữu từng in một tập hồi ký, tiếc rằng trong này không có mấy những tư liệu, nhận định mới so với những gì bạn đọc biết về ông.

46 nhận xét :

  1. Tên Lành mà bụng chẳng lành
    Đã vin cành táo lại dành chùm nho

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Táo lành mà dạ chẳng lành
      Chẳng lành mà dạ còn giành chùm nho
      Chùm nho chẳng chịu chín cho
      Chín cho chẳng chịu cáo thò chê xanh.

      Xóa
  2. Năm 1973 Tố Hữu + Đinh Đức Thiện vào thăm chiến trường ( lúc này sau hiệp định Paris Mỹ đã rút). Đời sống của Bộ đội ta đang rất khó khăn, thiếu đói. Còn các ông mặc bộ đồ lụa pi giơ ma (pijama) ba túi , tay chống Ba-toong, đi lại như địa chủ.

    Trả lờiXóa
  3. 1. Tố Hữu là đồ tể của các văn nghệ sỹ tài năng thời Nhân văn - Giai phẩm...

    2. Nhà văn Xuân Sách:

    ... Từ ấy trong tim ngừng tiếng hát/Trông về Việt Bắc tít mù mây/Nhà càng Lộng gió thơ càng nhạt/Máu ở chiến trường, Hoa ở đây.


    Một ĐV nhưng mà tốt.

    Trả lờiXóa
  4. "Khói lò (bay) quanh những phố phường"
    Đẹp chi, ô nhiễm môi trường quá đi!
    Đầu đời bập bẹ tiếng gì
    Sao không gọi mẹ, gọi chi " người ngoài"?

    Trả lờiXóa
  5. Tố Hữu một thời đã qua ! Bye bye Tố Hữu !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tố Hữu một thời đã qua,
      nhưng 'thời Tố Hữu' thì chưa biết bao giờ mới qua?

      Xóa
  6. Tài thơ, thơ thế mới tài
    Vài ba trăm năm nữa, biết có ai "sánh" cùng?

    Trả lờiXóa
  7. Trong dân gian từ lâu đã có câu : Nhà thơ làm "kinh thế" để chỉ TH rồi sao không đem ra tổng kết luôn ?! Mỗi người 1 lon sữa bò trồng khoai lang, đến khi thu hoạch nước ta có hàng triệu tấn là giải quyết được vấn đề lương thực. Làm thơ thế thì ai bằng ?! Nói thật, thơ của TH chỉ được cái gieo vần tốt còn nội dung chả có tí giá trị nghệ thuật gì. Vì sao cứ phải nâng bi mãi thế hả trời ?!

    Trả lờiXóa
  8. Tố Hữu từng viết:
    Thương biết mấy...
    Tiếng đầu đời con gọi Xít-ta-lin

    Câu đầu chẳng có gì hay nên mình quên mấy chữ cuối. Nhưng câu sau thúi hoắc nên mình nhớ dai, hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "thương biết mấy nghe con tập nói" . Không biết giờ này con 'tố hĩu' có còn bập bẹ tiệng sịt ta lin đầu lòng không?

      Xóa
    2. “Tiếng đầu đời con gọi Xít-ta-lin”! Xin lỗi, cần văng con....! Tổ cha nó, ngang ngược, trắng trợn đến thế là cùng! Con thằng CS nào mấy tháng tuổi đánh vần được xít ta lin?

      Xóa
  9. cụ Nguyễn Khắc Mai nói :" từ năm 1937, Tố Hữu làm bài thơ có hình tượng ông lão nhà quê miệt vườn Nam Bộ ngồi vót nan và mơ tưởng nước Nga".

    Tổ cha nó ! thi sĩ nói láo thế không biết ngượng bút !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng từng đọc bài thơ này . Lâu rồi . Cảm giác lúc ấy khác với bây giờ . Cảm giác bây giờ là : Tất cả chúng ta đã và đang bị lừa .

      Xóa
    2. ghé qua phường Rối xứ Man
      Bao giờ cái nước An Nam ngócđầu ?

      Xóa
  10. Nhớp nháp quá sức tưởng tượng !

    Trả lờiXóa
  11. Ai đã ra lệnh tàn sát các nhà văn hoá ,trí thức những năm 55 - 60 thế kỉ trước ?

    Trả lờiXóa
  12. Đát nước thanh bình thi sĩ ơi
    Cái lương bù giá giết bao người
    Thi ca ông bỏ đi theo Phật
    Chính trị còn làm hay đã thôi?

    Trả lờiXóa
  13. Phải công nhận Tố Hữu có tài làm thơ (chỉ thơ thôi) bẩm sinh, rồi được "trui rèn" trong ... lò lửa CM, chứ đâu có "thâm nho, bác học" như các vị Phan Khôi, Trần Dần, Trương Tửu, ...
    Cho nên, thơ của ông ... dễ đọc, dễ thuộc, dễ đi vào "quần chúng" - cũng như các tác phẩm văn xuôi "mẫu mực" là: "Trận Phố Giàng", "Từ tuyến đầu Tổ quốc", "Sống như anh", "Người mẹ cầm súng",... (thường đưa vô đề thi tốt nghiệp PT hoặc vô ĐH). Trách ông về những điều ông nghĩ, những việc ông làm thì cũng không công bằng!
    Chỉ tiếc cả cái thời kỳ dài, lũ HSSV (nhất là đám HS "nhà quê") chả làm sao mà tìm đọc được thơ tiền chiến của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,... đến nỗi chê hoài mấy ông này ... không biết làm thơ (vì mấy bài thơ của các ông được đưa vô SGK không thể ... nuốt nổi)!
    Bây chừ, các bình "loạn" viên e rằng còn quá trẻ (chưa nghỉ hưu), không thể biết cái kiểu tiếp cận với "văn học" thời ấy nó thế nào để mà ...bình!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất trí với Gà Tồ, cần có quan điểm lịch sử nữa, khen chê cũng cần gắn với thời gian và hoàn cảnh của nó. Nghệ thuật vị nhân sinh là quan điểm của ĐCSVN mà.

      Xóa
  14. Mời đọc thơ của quỉ sa tăng => " giết,giết nữa bàn tay không phút nghỉ !...- thờ Mao chủ tịch,thờ Stalin bất diệt ! ...Bên nay biên giới là nhà,bên kia biên giới cũng là quê hương !..." khát máu,ngu xuẩn và vô cùng tàn độc !!!

    Trả lờiXóa
  15. Sánh cùng? Ai sánh nổi ông
    Biệt tài thơ nịnh, nịnh không tiếc lời
    Trên muôn người, dưới vài người
    Ghế cao chót vót ông ngồi vì thơ
    Trổ tài kinh tế, tay mơ
    Bão "lương- tiền- giá" xác xơ dân lành!

    Trả lờiXóa
  16. I tờ cũng biết rằng thơ
    Vần a nối với vần ơ: không vần
    Thế mà ông vẫn cứ mần
    Đọc bài "Từ ấy"... tần ngần khối anh!

    Trả lờiXóa
  17. Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong một tác phẩm có viết "Tố Hữu ngồi đó như một ông Phật".
    Tôi đưa ra sự kiện. Không bình luận. Xin danh cho quý vị bình luận về 2 nhà thơ Thần Đồng và Thần Sắt.

    Trả lờiXóa
  18. Chắc Trần đăng Khoa không hề có một chút hiểu biết gì Phật và triết lý nhà Phật rồi !

    Trả lờiXóa
  19. "Bác bảo đi là đi
    Bác bảo thắng là thắng"
    Mùa xuân năm sáu tám
    Bác bảo thắng kia mà?

    Nịnh gì nịnh dữ thế cha
    Thắng, bại là chuyện binh gia, lẽ thường!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyên vốn trước đây anh Lành là lái xe riêng của Bác nên mới có câu:" Bác bảo đi là đi
      Bác bảo thắng là thắng " ( Thắng : Có nghĩa là phanh xe cho đứng lại )

      Xóa
  20. Trong ý niệm của toàn thể tín đồ đạo Phật thì Phật là biểu tượng của CHÂN & THIỆN & MỸ,của tình thương bao la như biển cả đối với chúng sinh và muôn loài,với sự dìu dắt đầy tình người dịu dàng như sương mai,mát mẻ và dễ chịu như gió thu heo hắt...tuyệt vời và trên cả tuyệt vời ! để nhân loai vơi bớt nổi khổ đau mà tiếp tục sống ( vì con người sống giữa cỏi đời này,nhiều buồn ít vui,đau khổ nhiều nhưng hạnh phúc chẳng bao nhiêu như đại kịch gia người Anh Shakespeare mô tả WALKING SHADOW-walking shadow !) / Vậy thì,xin hỏi Trần đăng Khoa,"Tố Hữu ngồi đó như một ông Phật " nghĩa là sao ? Trần đăng Khoa không thuộc thơ Tố Hữu sao ? XIn cho phép nhắc lại một câu cũng đã đủ ;(GIẾT,GIẾT NỮA BÀN TAY KHÔNG PHÚT NGHỈ !=> thơ Tố Hữu )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong Kinh Đai thừa diệu Pháp Liên Hoa Phật có tuyên bố "tất cả chúng sinh đều đã là Phật", như Hoa sen vậy. Phật là sen đã nở toàn phần. Chúng sinh do vô minh che lấp nên nhất thời tính Phật trong mỗi người bị chìm ẩn, tùy theo mức độ giác ngộ mà cái Tâm Hoa sen nở nhiều hoặc ít hay còn chìm ở trong bùn bẩn. Vì thế nếu Trần đăng Khoa có mượn hình tượng "Ông Phật" so sánh với TH - chưa biết đúng đến đâu nhưng có thể hiểu được.
      Để cứu chúng sinh bị áp bức đau khổ, người giác ngộ (tức Phật) vẫn phải diệt kẻ ác như Phật hoàng Trần Nhân Tông, sau khi đất nước thái bình ngài lại đi tu, lại hiền như Phật. Trong kháng chiến bao người dân hiền lành như Bụt (Phật) thấy giặc dã man quá cũng trở thành vệ quốc quân dao găm mã tấu diệt ác bảo vệ dân lành, đó là thể hiện "tình thương bao la như biển cả". Những người giữ bàn tay sạch không hành động gì trước đau khổ của chúng sinh mới là ác. Chúng ta không thể chấp cứ "giết nguời là ác", cách hiểu như thế khí thô sơ.

      Xóa
    2. Chiêu nịnh ấy , dân dã gọi là " nịnh thối " , bạn à .

      Xóa
  21. Đã biết nhạt trò mà sao vẫn bầy ra? Mà bầy ra là tốn tiền – tiền thuế của dân các vị có biết không? Các vị có được phong bì khi đi dự cái trò nhạt này không?

    Trả lờiXóa
  22. Ông nâng cháu, cháu tâng ông
    Lặng mà nghe Sắt với Đồng khen nhau!

    Trả lờiXóa
  23. "Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hót"
    Ngợi ca sao không HÁT, ới ông ơi!
    Ông cố ghép, cho nó vần với "ngọt"
    Hay thơ ông ... thơ HÓT, đã quen rồi?

    Trả lờiXóa
  24. Khu Năm dằng dặc, sao lại có khúc ruột miền Trung, nghe chẳng vần gì cả!
    Phải là khúc... cặc miền Trung thì mới là thơ, ông Hữu ơi là ông Hữu!

    Trả lờiXóa
  25. tố tả còn chả ăn ai
    lão lành tố hữu điêu sai lừa người.
    Công lớn hay tội tày trời?
    hồi sau sẽ rõ bọn người "giáo, tuyên"

    Trả lờiXóa
  26. Tố Hữu ngày xưa nói "cô gái Sông Hương" sẽ không phải làm đĩ khi có CNXH? Phải không Hồ Xuân Mãn?

    Trả lờiXóa
  27. Thơ con cóc =>" ...con cóc trong hang,con cóc nhảy ra,con cóc nhảy ra,con cóc ngồi đó,con cóc ngồi đó,con cóc nhảy đi ..." hay chứ nhỉ,phải không thưa chư liệt vị ? có trình tự thời gian đàng hoàng,khung cảnh rất bình dị nhưng thanh bình và êm ấm,đầy dẫy sự sống ! hay !!! // còn đối nghịch lại,thơ của ai đó,đọc lên nghe rợn cả người,làm con người kinh hải,hoảng sợ,run lẫy bẩy,không biết mình sắp bị chặt đầu chưa ? sống hải hùng như trong cảnh địa ngục ! Thơ của " ai đó " đây :"Giết,giết nữa bàn tay không phút nghỉ !..." thơ của những tên cuồng sát,thơ của những con ma cà rồng chuyên ăn thịt và uống máu người ! còn nữa,hãy nghe " vui biết mấy nghe con tập nói - tiếng đầu đời,con gọi Stalin ..." láo toét và láo toét ! gian manh và gian manh ! làm gì một em VN mà nói tiếng đầu tiên là Stalin !!!??? nó nói ba,má đã chưa xong kia mà ! nói láo thì cũng phải cơ sớ chút đỉnh để thiên hạ tin chứ! Nói tóm lại THƠ CON CÓC HAY // THƠ KẺ NÀY QUÁ SỨC TỒI TỆ !!!

    Trả lờiXóa
  28. Có một bài gì cũng rất giống "thơ con cóc" , thơ ba chữ, vần "ặng" thì phải!

    Trả lờiXóa
  29. “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
    Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
    Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
    Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
    - Sinh ra trong đói nghèo và dốt nát - Lớn lên trong chém giết và hận thù - Chết đi trong Nhục nhã và Khinh bỉ.lkk

    Trả lờiXóa
  30. Phải bài " Hòn đá to, hòn đá nặng" hôn?

    Trả lờiXóa
  31. "Lũ chúng nó phải hàng phải chết"
    Thơ gì nghe phát khiếp thế ông
    Hàng mà chết, nó hàng không
    Làm binh vận kiểu như ông: hỏng rồi!

    Trả lờiXóa
  32. "Bác đã lên đường theo tổ tiên
    Mác, Lê- nin thế giới người hiền"

    Ông đau buồn quá, nên quên?
    Buồn cho ông quá, tổ tiên cũng buồn!

    Trả lờiXóa
  33. Cả nước ĐÃ bị lừa, ĐANG bị lừa từ VĂN HOÁ - CHÍNH TRỊ - KINH TẾ... mà ngơ ra, không biết !

    Trả lờiXóa
  34. Giờ chỉ có một số cụ hưu trí với một số nông dân bị lừa thôi. Tuy nhiên còn lừa được một người vẫn cứ lừa mà sống. Đến cái lai quần còn đánh nữa là...Hayza

    Trả lờiXóa
  35. Sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
    Mà lòng phơi phới dạy tương lai
    Tương lai là những đêm dài
    Bao thân chinh chiến mấy ai trở về

    Trả lờiXóa