Nghĩ đến cái sự hèn
Đỗ Duy Ngọc
30-11-2018
Trước đó đã lâu và sau khi Trần Bắc Hà bị bắt, trên mạng đã râm ran kể nhiều giai thoại về những hành vi coi trời bằng vung của Trần Bắc Hà. Cách của Hà là lối ứng xử của kẻ vô học nhờ dựa hơi mà có uy danh.
Nhìn tướng của Hà cũng chỉ la tướng mạo của kẻ trùm vỉa hè, bố già của đám du đãng đâm thuê chém mướn. Thế mà nghe Hà đã từng chửi vào mặt một bộ trưởng, gọi ông ta bằng mày. Hà cũng đã từng tát tai một phó chủ tịch tỉnh trong một cuộc họp. Y cũng từng giật tờ báo trên tay một viên chức của chính phủ ngay trên máy bay. Và lắm chuyện khác nữa với nhiều người. Thật ra Hà chẳng có quyền lực gì, tất cả hành động ngạo mạn của y đều là cáo mượn hơi hùm.
Tui cứ thắc mắc hoài là sao ông bộ trưởng, tay phó chủ tịch tỉnh, viên quan chức cao cấp khi bị y hạ nhục, mà toàn là hạ nhục giữa đám đông người lại không có chút phản ứng nào. Sao họ lại hèn thế. Đã có địa vị như họ, là những quan chức lãnh đạo, là những người có địa vị xã hội mà sao lại thiếu cái dũng của một người có vị thế trong xã hội.
Họ quá hèn, vì chức vụ, vì quyền lợi, họ nhẫn nhục trước một tay chỉ dựa hơi sức mạnh của người khác. Đến khi thấy các ông tướng công an ra toà, khóc lóc, bi luỵ. Rồi nhớ lại một ông trong bộ chính trị khi bị kết tội cũng chẳng thấy dũng khí của của một người từng lãnh đạo muôn dân. Thấy cái dũng của người lãnh đạo thời nay đã bị chôn xuống hố sâu rồi.
Tui lại nhớ đến những clip đã từng xem đám học sinh đánh nhau, và tui cũng đã từng suy nghĩ tại sao lớp trẻ bây giờ lại hèn thế. Bị đánh như thế thì phải phản ứng chứ, phải tìm một cái gì đó để chống trả, sao lại cúi đầu cam chịu để bị hành hạ và đánh đập như thế.
Và những đứa trẻ chứng kiến nữa, phải có hành động trước cái ác, phản ứng trước cái xấu chứ, sao lại dửng dưng chứng kiến và vô tư cười cợt trước cảnh bạn bè mình bị đánh đập dã man. Ít nhất là phải can ngăn, hoặc phải có thái độ cứng rắn với kẻ đang dùng bạo lực với bạn bè của mình.
Ngay trong lớp học cũng vậy, khi thấy thầy cô sử dụng bạo lực vô lý và quá đáng với bạn mình, những người cùng lớp phải có thái độ chứ. Phải can ngăn, phải có ý kiến. Đằng này cả tập thể im lặng chứng kiến bạo lực và nhiều khi còn tiếp tay với bạo lực. Như chuyện cô giáo bắt tát học sinh 231 cái, học sinh có quyền phản đối, một người thì lẻ loi, nhưng cả tập thể lớp cùng phản ứng thì cô giáo cũng chẳng làm gì được.
Lãnh đạo hèn, cả một thế hệ học trò cũng hèn ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Học trò không thấy phẫn nộ trước những điều sai trái, cúi đầu ngoan ngoãn làm theo lệnh thì mốt mai khi lớn lên, dù ở vị trí nào của xã hội, chúng vẫn là những thằng hèn.
Mới chỉ là một tay mượn oai hùm, mới chỉ là những lời doạ nạt của thầy cô giáo mà đã khúm núm thế kia. Mới chỉ là vì chiếc ghế đang ngồi, chức quyền đang nắm, quyền lợi đang hưởng. Mới chỉ là câu doạ đuổi học, hạnh kiểm xấu hoặc không cho lên lớp mà đã hèn như thế. Thế thì lỡ đất nước có chiến tranh, trước kẻ thù, mạng sống bị đe doạ, sinh tử chỉ là mành treo chuông thì sẽ hèn hạ đến độ nào.
Mới nghĩ thế thôi mà đã thấy hỏng mẹ nó rồi. Mấy thế hệ được giáo dục bàng quang trước cái xấu, chấp nhận hèn hạ nhục nhã trước kẻ có quyền lực thì chẳng có chút hi vọng gì ở tương lai. NHẪN KHÔNG ĐÚNG LÚC LÀ NHỤC, NHẪN KHÔNG ĐÚNG NGƯỜI LÀ HÈN. Không phải lúc nào nhẫn cũng là thái độ đúng.
Đỗ Duy Ngọc
30-11-2018
Trước đó đã lâu và sau khi Trần Bắc Hà bị bắt, trên mạng đã râm ran kể nhiều giai thoại về những hành vi coi trời bằng vung của Trần Bắc Hà. Cách của Hà là lối ứng xử của kẻ vô học nhờ dựa hơi mà có uy danh.
Nhìn tướng của Hà cũng chỉ la tướng mạo của kẻ trùm vỉa hè, bố già của đám du đãng đâm thuê chém mướn. Thế mà nghe Hà đã từng chửi vào mặt một bộ trưởng, gọi ông ta bằng mày. Hà cũng đã từng tát tai một phó chủ tịch tỉnh trong một cuộc họp. Y cũng từng giật tờ báo trên tay một viên chức của chính phủ ngay trên máy bay. Và lắm chuyện khác nữa với nhiều người. Thật ra Hà chẳng có quyền lực gì, tất cả hành động ngạo mạn của y đều là cáo mượn hơi hùm.
Tui cứ thắc mắc hoài là sao ông bộ trưởng, tay phó chủ tịch tỉnh, viên quan chức cao cấp khi bị y hạ nhục, mà toàn là hạ nhục giữa đám đông người lại không có chút phản ứng nào. Sao họ lại hèn thế. Đã có địa vị như họ, là những quan chức lãnh đạo, là những người có địa vị xã hội mà sao lại thiếu cái dũng của một người có vị thế trong xã hội.
Họ quá hèn, vì chức vụ, vì quyền lợi, họ nhẫn nhục trước một tay chỉ dựa hơi sức mạnh của người khác. Đến khi thấy các ông tướng công an ra toà, khóc lóc, bi luỵ. Rồi nhớ lại một ông trong bộ chính trị khi bị kết tội cũng chẳng thấy dũng khí của của một người từng lãnh đạo muôn dân. Thấy cái dũng của người lãnh đạo thời nay đã bị chôn xuống hố sâu rồi.
Tui lại nhớ đến những clip đã từng xem đám học sinh đánh nhau, và tui cũng đã từng suy nghĩ tại sao lớp trẻ bây giờ lại hèn thế. Bị đánh như thế thì phải phản ứng chứ, phải tìm một cái gì đó để chống trả, sao lại cúi đầu cam chịu để bị hành hạ và đánh đập như thế.
Và những đứa trẻ chứng kiến nữa, phải có hành động trước cái ác, phản ứng trước cái xấu chứ, sao lại dửng dưng chứng kiến và vô tư cười cợt trước cảnh bạn bè mình bị đánh đập dã man. Ít nhất là phải can ngăn, hoặc phải có thái độ cứng rắn với kẻ đang dùng bạo lực với bạn bè của mình.
Ngay trong lớp học cũng vậy, khi thấy thầy cô sử dụng bạo lực vô lý và quá đáng với bạn mình, những người cùng lớp phải có thái độ chứ. Phải can ngăn, phải có ý kiến. Đằng này cả tập thể im lặng chứng kiến bạo lực và nhiều khi còn tiếp tay với bạo lực. Như chuyện cô giáo bắt tát học sinh 231 cái, học sinh có quyền phản đối, một người thì lẻ loi, nhưng cả tập thể lớp cùng phản ứng thì cô giáo cũng chẳng làm gì được.
Lãnh đạo hèn, cả một thế hệ học trò cũng hèn ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Học trò không thấy phẫn nộ trước những điều sai trái, cúi đầu ngoan ngoãn làm theo lệnh thì mốt mai khi lớn lên, dù ở vị trí nào của xã hội, chúng vẫn là những thằng hèn.
Mới chỉ là một tay mượn oai hùm, mới chỉ là những lời doạ nạt của thầy cô giáo mà đã khúm núm thế kia. Mới chỉ là vì chiếc ghế đang ngồi, chức quyền đang nắm, quyền lợi đang hưởng. Mới chỉ là câu doạ đuổi học, hạnh kiểm xấu hoặc không cho lên lớp mà đã hèn như thế. Thế thì lỡ đất nước có chiến tranh, trước kẻ thù, mạng sống bị đe doạ, sinh tử chỉ là mành treo chuông thì sẽ hèn hạ đến độ nào.
Mới nghĩ thế thôi mà đã thấy hỏng mẹ nó rồi. Mấy thế hệ được giáo dục bàng quang trước cái xấu, chấp nhận hèn hạ nhục nhã trước kẻ có quyền lực thì chẳng có chút hi vọng gì ở tương lai. NHẪN KHÔNG ĐÚNG LÚC LÀ NHỤC, NHẪN KHÔNG ĐÚNG NGƯỜI LÀ HÈN. Không phải lúc nào nhẫn cũng là thái độ đúng.
Hầu hết người hèn đều bị chê cười . Ấy thế mà có người nửa đời hèn , nhưng lấy chữ nhẫn che chắn , bao biện cho cái sự hèn của mình , thế là cái đám người cuồng tín lại coi chữ nhẫn ( NHẪN NHỤC ) làm đạo đức mẫu mực .
Trả lờiXóaXã hôh này hèn từ quan chức, công chức, học sinh... Đến các doanh nhân được báo chí cả ngợi hàng ngày, cánh báo chí phong viên, nhà văn, nghệ sĩ, giáo sư, tiến sĩ cung hèn. Cánh chu doanh nghiệp nhỏ kiếm ăn bằng mồ hôi nước mắt của chính mình cũng phải hen mới sống được vi cái xã hội khốn nạn này dùng moi thủ đoạn hèn hạ để trấn ap, tham nhũng oở é người lương thiện phải nôn tiền cho chúng hưa hẹn bổng lộc.. Nát lắm rôi kể sao cho hêt?
Trả lờiXóaĐúng quá. Cho nên những người chính trực không lọt (hoặc không thèm) vào hang ngũ lãnh đạo, ngay từ cấp phường.
Trả lờiXóaThư nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ đường cùng khố day. Thượng thư mà đi đánh nhau với trương tuần à. Tựu trung là tại thể chế ca
Trả lờiXóaẤy ! Hèn thế nên Tầu cộng mới có cơ làm mưa làm gió .
Trả lờiXóaMà sao Đỗ Duy Ngọc bây giờ mới nói, không nói từ trước lúc Bắc Hà bị bắt ây?
Trả lờiXóaMà sao tất cả chúng ta (st ở đây) bây giờ mới nói, không nói từ cái lúc bị làm nhục ấy...
Nhắc lại câu trả lời bạn bè của nhà văn Nguyễn Tuân thời Nhân văn giai phẩm 1955-1956. Có người hỏi ông sao ông không tham gia các bài viết của báo chí NVGP thời đó, ông trả lời chân thật "Biết sợ để mà sống" có lẻ ông có "lập trường vững chắc" như vậy nên không bị cơ quan nhà nước công nông bắt giam hạ nhục như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Trương Tửu. Sau này khi nền kinh tá khó khăn mọi thứ sản phẩm đều có tem phiếu người dân chỉ được mua 1 lạng thịt, cán bộ cấp thấp 3 lạng có bìa C được 5 lạng ...Lúc này cụ NT viết bài "Phở" bên hồ Geneve(Thụy sỉ)ngay sau đó có người phê phán đất nước khó khăn gạo thịt ... đều phân phối tem thiếu thì cụ lại viết bài này, bây giờ nhớ lại thấy mà nực cười theo kiểu maoiseme.
Trả lờiXóaHèn nhất là kẻ gọi giặc là đồng chí . Hèn nhì là gọi tầu của giặc (vi phạm lãnh hải , bắn giết ngư dân mình ) là tầu lạ . Đề nghị tổ chức ghi nét hèn tuyên dương .
Trả lờiXóa"bố già" phải dùng đến côn đồ và lưu manh là đương nhiên!?
Trả lờiXóaSao bảo dân tộc VN là dân tộc anh hùng, ra ngõ gặp anh hùng
Trả lờiXóaTôi rất thích tâm ảnh trong bài này. Rất thích. Cửa sổ tâm hồn của nhân vật nói lên tất cả. Thời nước lụt chó nhảy lên bàn độc thì nó thế. Và tôi buồn. Buồn không thể tả được. "Vì sao đến nông nỗi như thế" ...
Trả lờiXóa