Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Lật chồng báo cũ: GS HOÀNG CHƯƠNG THỔI KÈN ÔNG TRÙM BẮC HÀ


GS. Hoàng Chương: 
ẤN TƯỢNG BẮC HÀ

Tạp chí Văn Hiến
 
Thứ Tư, 09/09/2015 03:41 GMT +7
 

Nay bài đã bị xóa 404.

Có những người vô cảm với đồng hương, chả quan tâm tới hoạt động đồng hương, nơi gặp gỡ, sẻ chia tình cảm, tin tức quê hương, nhưng với Trần Bắc Hà thì hoàn toàn khác. Tuy rất bận công tác lãnh đạo của một ngân hàng lớn vào bậc nhất ở Việt Nam đó là BIDV, nhưng anh vẫn dành cả tấm lòng cho quê hương Bình Định.


Người nổi tiếng là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực, hoặc rất xuất sắc trên một lĩnh vực nào đó, mọi người biết tới, ngưỡng mộ, khâm phục và ngợi ca, dĩ nhiên cũng không tránh khỏi sự kỳ thị, dèm pha bởi tính ích kỷ ghen ghét. Thói đời là vậy, ai mà tránh được. Danh nhân thành đạt nhất, nổi tiếng nhất trong ngành nhân hàng Việt Nam ở đầu thế kỷ 21. Tôi biết tên tuổi Bắc Hà và quan tâm tới ông cách đây đã hơn 10 năm bởi ông là người đồng hương Bình Định, nhưng lúc đầu tôi cảm thấy ngại tiếp cận, ngại quan hệ, bởi ông làm kinh tế thường ít quan tâm tới văn hóa, vì sống xa quê hương, chả quan tâm tới quê hương, chả biết hoạt động đồng hương là gì, điều này tôi nhận thấy rõ qua 20 năm làm Phó Chủ tịch thường trực hội đồng hương Bình Định trên miền Bắc. Có những người vô cảm với đồng hương, chả quan tâm tới hoạt động đồng hương, nơi gặp gỡ, sẻ chia tình cảm, tin tức quê hương, nhưng với Trần Bắc Hà thì hoàn toàn khác. Tuy rất bận công tác lãnh đạo của một ngân hàng lớn vào bậc nhất ở Việt Nam đó là BIDV, nhưng anh vẫn dành cả tấm lòng cho quê hương Bình Định. Anh vận động tài trợ hàng trăm tỉ đồng để xây dựng trường học ở huyện An Lão, tài trợ hàng trăm triệu đồng cho Nhà hát tuồng Đào Tấn, xây dựng khu lưu niệm Tăng Bạt Hổ, xây dựng miếu thờ các nghĩa sĩ Tây Sơn ở chùa Kim Sơn – Hà Nội, xây dựng Đàn tế trời còn gọi là khu thánh địa Ấn Sơn ở Bình Khê – nơi lãnh tụ nghĩa quân tây Sơn làm lễ tế trời đất trước khi đi khởi binh đi diệt Trịnh nhà Lê rồi đi đánh tan 5 vạn quân Xiêm ở Nam bộ và cuối cùng là tiêu diệt 29 vạn quân Thanh giải phóng Thăng Long, thống nhất đất nước năm 1789.


Ông Hoàng Chương - Ảnh: Báo Bắc Giang

Hiện Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà đang tập trung đầu tư hỗ trợ cho Bình Định phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển. Trong những năm gần đây Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà liên tục mời tôi tham gia hầu hết những sự kiện văn hóa có liên quan tới tỉnh Bình Định, như mới tham gia công trình phục hồi nghệ thuật Bài chòi để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, mời tôi nói chuyện về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc hoặc giảng nghệ thuật dân tộc cho lớp tạo nguồn cán bộ của tỉnh Bình Định, mời tham dự và phát biểu về văn hóa Bình Định ở các hội nghị phát triển du lịch Bình Định. Các hội nghị này tổ chức khá quy mô do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hoặc các Bộ trưởng, Trưởng ban của Đảng như Vương Đình Huệ, Nguyễn Bá Thanh, Đinh La Thăng và Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện chủ trì. Trần Bắc Hà đều là người bảo trợ tổ chức hầu hết các hội nghị, hội thảo lớn này. Ở đây bao giờ anh cũng từ chối ngồi chủ trì, nhưng lại phát biểu hết sức nhiệt tình, mạnh mẽ, có sức thuyết phục rất cao, bởi anh không những là một chuyên gia kinh tế giỏi mà còn là một người am hiểu về Bình Định rất sâu.

Có thể nói Trần Bắc Hà đã giành hết tâm huyết của mình cho quê hương Bình Định. Anh còn đi vận động những doanh nhân thành đạt người Bình Định cũng tham gia ủng hộ quê hương. Tôi đã được nhiều lần anh mời về dự đám giỗ của cha và mẹ anh. Lần nào tôi cũng thấy có những nhà lãnh đạo cấp cao ở Trung ương và địa phương về thắp hương trên bàn thờ ông bà cha mẹ anh, bởi ai cũng quý trọng tài năng, nhân cách của anh và quý trọng cái chữ hiếu rất đậm trong trái tim của anh.

Về thăm gia đình Bắc Hà ở xã An Thường, huyện Hoài Ân, mới thấy nhà doanh nhân thành đạt này không chỉ lo cho mình mà còn lo cho cả làng, cả xã về đời sống văn hóa. Nổi bật nhất là anh đầu tư xây dựng tượng đài và khu di tích danh nhân Tăng Bạt Hổ như một công trình văn hóa thật hoành tráng, anh còn xây cồng làng theo nét xưa và xây ngôi đình làng thật to đẹp, nơi sinh hoạt tâm linh và sinh hoạt văn hóa của đồng bào trong làng, trong xã, cũng trên mảnh đất thiêng này, cách đây 70 năm đã xảy ra một sự kiện đang chú ý đó là một đêm tháng 8 năm 1945, cả hàng ngàn người trong vùng kéo về đây xem diễn tuồng (Hát bội). Trên sân khấu các đào, kép đang trổ tài múa hát, tiếng trống chầu đang đổ từng hồi dòn dã thì, bỗng từ xa có tiếng thét vang: “Đả đảo đế quốc phong kiến” “Hoan hô Cách mạng, hoan hô khởi nghĩa…” Thế là cả rừng người đang xem Hát bội, biến thành đoàn người biểu tình hoan hô Việt Nam, độc lập (1). Truyền thống yêu nước từ thời Quang Trung, Tăng Bạt Hổ trên đất Hoài Ân này đã bùng phát mỗi ngày một cao và đỉnh điểm là 21 năm chống Mỹ xâm lược, Hoài Ân là một trong những địa phương đi đầu trong việc đóng góp sức người, sức của và hứng chịu những tổn thất lớn lao bởi bom đạn và chất độc hóa học của Mỹ ngụy đã dội xuống mảnh đất này.

Giờ đây, con người hiếu thảo Trần Bắc Hà không chỉ bỏ công sức ra xây dựng lại ngôi nhà của cha ông xưa đã bị đổ nát, mà còn góp phần xây dựng lại quê hương mình ngày càng tươi đẹp hơn. Sau mấy chục năm sống xa quê hương nay trở về An Thường, Hoài Ân, tôi thật ngạc nhiên và xúc động khi nhìn thấy sự hồi sinh nhanh chóng trên mảnh đất này, những ngôi nhà khang trang, màu ngói đỏ tươi, màu vôi trắng xóa, một màu xanh bao la rộng lớn vượt khỏi tầm nhìn con người. Trong cái không gian trù phú ấy, nổi lên ngôi nhà tổ họ Trần như một điểm văn hóa tâm linh hết sức ấm cúng thân tình, vì vậy mà khách từ xa vẫn đến đây chiêm bái khi có lời mời của của đứa con chí hiếu họ Trần, anh không chỉ mời thượng khách về thăm nhà tổ của mình nhân ngày giỗ chạp mà anh còn mời chúng tôi đến dự những hoạt động có ý nghĩa văn hóa khác như Lễ 55 năm kết nghĩa Bình Định-Hà Tĩnh, Lễ khánh thành khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc (cha Bác Hồ) ở Bình Khê, có tới 5 Bộ trưởng dự hoặc Lễ khởi công xây dựng lăng thờ nhà yêu nước Võ Duy Dương ở An Nhơn, Bình Định, lễ khởi công khu du lịch Nhơn Lý-Nhơn Hậu, v.v.

Những việc làm về văn hóa du lịch, văn hóa tâm linh của Bắc Hà ở Bình Định hoặc ở Hà Nội, ở Hà Tĩnh, Nghệ An… càng làm cho tôi khâm phục một con người sống tư duy về kinh tế, hoạt động về tài chính, nhưng cái tâm lại giành cho quê hương cho văn hóa dân tộc và rất tôn trọng người làm văn hóa dân tộc.

Ở đâu anh cũng cũng coi tôi như một khách quý, mời ngồi cùng với những thượng khách. Mới đây, (đêm 19/8) Trần Bắc Hà tổ chức sinh nhật lần thứ 60 của mình tại Khách sạn Majectic – Tp Hồ Chí Minh. Anh mời đến dự, anh còn nói rằng: Không mời ai cả, bạn bè ai biết, ai nhiệt tình thì tới, không thì thôi.

Nhưng tôi thật ngạc nhiên khi thấy hàng trăm người tới tặng hoa chúc mùng Trần Bắc Hà, anh rất vui vẻ nhận hoa và chụp ảnh kỷ niệm với tôi và chị Lan vợ anh. Cử chỉ này dường như Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà chỉ giành cho tôi như một người đặc biệt – người đồng hương thân thiết và trọng ở những cuộc gặp gỡ khác, anh cũng ứng xử như thế, cũng khai mạc bằng câu: Thưa giáo sư Hoàng Chương hoặc có giáo sư Hoàng Chương đến dự… Những lúc đó tôi thật sự cảm động và biết ơn anh, một người bạn đồng hương đúng nghĩa, dù đang ở chức vụ cao, có kinh tế mạnh, nhưng rất coi trọng trí thức, coi trọng người làm văn hóa.

Tôi cũng đã chúng kiến Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà trân trọng đón Giáo sư AHLĐ vũ Khiêu như một thượng khách từ đảo Phú Quốc về Hà Nội hoặc từ Hà Nội đến Bình Định và anh đã trực tiếp chăm sóc Giáo sư ra sao? Chỉ có những con người tài năng, có đạo đức, có văn hóa mới có những ứng xử văn hóa đẹp, chính vì vậy mà giá trị văn hóa trong doanh nhân Trần Bắc Hà ngày càng cao, cho dù có ai đó có muốn phủ định cũng không thê nào phủ định được, bởi đã vàng mười thì không sợ gì lửa.

Tp Hồ chí Minh 19/8/2015

______________

Xin mời bấm vào Links này để đọc các bài về ông Hoàng Chương, trên Blog này:

https://xuandienhannom.blogspot.com/search/label/Ho%C3%A0ng%20Ch%C6%B0%C6%A1ng

13 nhận xét :

  1. Thằng này trông giống tổng thống Philipin Rodrigo Duterte. Chính thể độc tài thì được làm vua thua làm giặc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giáo sư gì mà viết bài không bằng GV Tiểu học, cả bài viết toát lên cái đểu của anh Bắc Hà là nịnh cho mấy câu mà "Dáo xư" mừng quýnh quáng...Đúng là trí thức XHCN.

      Xóa
  2. Lại quóc sư Vũ Khiêu rồi

    Trả lờiXóa
  3. Có phải Hoàng Chương bán bằng khen giấy chứng nhận nghệ sỹ lấy 30 triệu không đây?

    Trả lờiXóa
  4. Lấy của muôn dân rồi đắp điếm cho một vài chỗ đâu phải là người tốt.

    Trả lờiXóa
  5. Thớt có tanh tao ruồi mới đến.
    Gang không mật mỡ kiến bò chi.

    Trả lờiXóa
  6. Ngưu tầm ngưu,mã tầm mã.
    Ngậm xương thì phải sủa theo kẻ quăng cục xương.

    Trả lờiXóa
  7. Hoàng Chương là giáo sư tự phong, một người nổi tiếng trong nghề
    BƯNG BÔ ca ngợi đảng...

    Trả lờiXóa
  8. thổi kèn, hihi... Quá độc!

    Trả lờiXóa
  9. Không ngửi được.

    Trả lờiXóa
  10. Sao những loại như Trần Bắc Hà lại được gọi là doanh nhân?
    Loại người ngồi trên cái ghế đó là người làm công, có trách nhiệm với cái ghế đấy chứ lại coi đó như là sự thành đạt của mình thì thực là nực cười.
    Không biết có bao nhiêu người như TBH được gọi là doanh nhân?

    Trả lờiXóa