Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

TRỞ LẠI CHUYỆN MUỐN ĐỐI THOẠI VỚI ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG

TS. Nhà báo Hồ Bất Khuất. Ảnh: FB Ho Bat Khuat.

TRỞ LẠI CHUYỆN MUỐN ĐỐI THOẠI  
VỚI ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG


Hồ Bất Khuất 
15 Tháng 6 lúc 23:08

Cách đây mấy hôm, sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, ĐB Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng rất tích cực trả lời phỏng vấn báo chí. Đọc ý kiến của ông, tôi đã có mấy lời gửi ông với mong muốn được trao đổi với ông về những điều ông nói. Tôi đã tìm ra Facebook của ông, nhắn tin vào inbox nhưng chưa thấy hồi âm. Ông Nguyễn Xuân Diện - một người nhiệt tình và tích cực lấy ảnh của tôi, xin phép thay mặt tôi để liên hệ với ông Lưu Bình Nhưỡng. Tôi đồng ý và chờ đợi... Nhưng cho đến giờ phút này cũng không có hồi âm gì cả. Ông Nhưỡng có quyền từ chối không trao đổi với tôi, vì vậy tôi cũng chưa biết phải làm gì cho phải phép. 


Tôi không phải là loại người "đánh trống, bỏ dùi", vì vậy tôi xin đưa những điều tôi muốn trao đổi công khai với ông Lưu Bình Nhưỡng lên đây để ông Nhưỡng và mọi người biết (trả lời hay không là quyền của ông Nhưỡng):

1. Với các ĐB Quốc hội (nghị sĩ), mỗi khi thông qua một dự án luật nào đấy, họ có 3 lựa chọn: 1. Đồng ý; 2. Phản đối; 3. Bỏ phiếu trắng (hoặc không ấn nút). Với Luật An ninh mạng, ông Nhưỡng vẫn còn băn khoăn. Thông thường trong trường hợp này, ĐB bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nhưỡng "đống ý"; điều này trái với logic thông thường. Tại sao?

2. Ông cho rằng, không có luật nào là hoàn hảo cả. Điều này đúng. Đồng ý thông qua một dự luật là lựa chọn giữa cái lợi và cái hại; lợi nhiều, hại ít thì đồng ý. Nhưng Luật An ninh mạng chưa đi vào cuộc sống (mãi tới 01/01/2019 mới có hiệu lực), vậy ông căn cứ vào đâu để kết luận Luật An ninh mạng mang lại cái lợi nhiều hơn cái hại?

3. Ông cho rằng, ông ấn nút thông qua Luật An ninh mạng vì tính cấp thiết của nó. Tôi có ý kiến ngược lại: Những luật mà cuộc sống đòi hỏi phải có ngay hiện nay là Luật Biểu tình, Luật Lập hội, Luật Trồng trọt, Luật chăn nuôi (nước ta là nước nông nghiệp, nông liên tục kêu gọi giải cứu)... Còn Luật An ninh mạng chưa phải bức xúc lắm vì chúng ta đã có Luật An toàn thông tin mạng (thậm chí hai luật này trùng lặp nhau).

4. Nhiều chuyên gia (ví dụ ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) cho rằng Luật An ninh mạng nhầm lẫn về khách thể. Tôi đọc kỹ dự thảo luật này và cũng đồng ý với ý kiến đó. Luật An ninh mạng mà Quốc hội vừa thông qua, nếu được gọi tên là "Luật Bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng", hoặc "Luật Phòng chống xâm phạm an ninh quốc gia trong môi trường mạng" thì chính xác hơn, không bị nhiều người nghi là "đánh tráo khái niệm". Hơn nữa, văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia thông qua phải chuẩn xác về mọi mặt, trong đó có mặt ngôn từ.

5. Đọc những trả lời phỏng vấn của ông (khá nhiều báo đăng), tôi có cảm giác là an ninh quốc gia đang lâm nguy. Trong khi đó trên thực tế, sau khi Đảng và Nhà nước chống tham nhũng có hiệu quả, tăng trưởng kinh tế quý I - 2018 cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (7,38%), niềm tin đang trở lại với nhân dân. Trước khi Quốc hội mang 2 dự luật (Luật Đặc khu (gọi tắt) và Luật An ninh mạng) ra thảo luận và thông qua, tình hình rất yên bình và chứa chan hi vọng. Tôi cho rằng, ông có cảm nhận không đúng về thời cuộc.

6. Ông có nói nhiều về sự chống đối, các lực lượng chống đối và mối nguy hiểm của chúng. Tôi thấy không cần thổi phồng điều này (chúng ta vẫn cảnh giác) vì những người bị bắt trong vụ quấy rối vưa qua chỉ là những thanh niên đơn lẻ, tuổi còn rất trẻ và chẳng có tổ chức đáng kể nào cả. Còn nếu có bọn phản động ở nước ngoài tham gia thì lực lượng an ninh phải có trách nhiệm. Hơn nữa, chúng ta cũng cần hiểu rằng, Việt Nam đã chủ trương làm bạn với tất cả các nước, vậy nước nào đang tâm duy trì sự thù địch với nước ta?

7. Tôi thấy ông rất năng nổ, nhiệt tình, quyết đoán... nhưng hơi tức thời (ngắn hạn). Đây là những phẩm chất đáng quý của quan chức thuộc bộ máy hành pháp. Ông là quan chức của bộ máy lập pháp, ông cần bình tĩnh, tỉnh táo, nhìn xa, trông rộng, cân nhắc kỹ càng hơn để làm luật không chỉ với mục đích quản lý , mà còn với mục đích thúc đẩy sáng tạo.

8. Ông (và các đồng nghiệp của ông nữa) cần phân biệt giữa ý kiến phản biện xây dựng với những ý kiến chống đối, chỉ trích, phá hoại. Làm được điều này mới mong toàn dân góp ý cho cán bộ của Đảng và Nhà nước. Còn nếu tất cả những ý kiến trái chiều đều bị các ông liệt vào "chống đối, phá hoại" thì sẽ không còn ai góp ý cho các ông nữa đâu.

Tôi tạm nêu mấy điều tôi muốn trao đổi với ông. Nếu tôi được trực tiếp tranh luận với ông, chắc chắn tôi sẽ nói nhiều hơn.

Kính

18 nhận xét :

  1. Ông Lưu Bình Nhưỡng lâu nay rất "năng nổ" ở nghị trường và cả trong cuộc sống (cụ thể là ông đã tham gia chứng kiến "cuộc gặp lịch sử" của chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung với nhân dân xã Đồng Tâm).
    Tuy vậy lâu nay chưa có ai "đối thoại" với ông Nhưỡng. Nay nhà báo Hồ Bất Khuất "đòi" đối thoại thì ông im re giống hệt lần ông Chung "bẻ kéo" dân Đồng Tâm, ông Nhưỡng cũng ngậm chanh cả quả.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đã tìm ra Facebook của ông, nhắn tin vào inbox nhưng chưa thấy hồi âm. Ông Nguyễn Xuân Diện - một người nhiệt tình và tích cực lấy ảnh của tôi, xin phép thay mặt tôi để liên hệ với ông Lưu Bình Nhưỡng. Tôi đồng ý và chờ đợi... Nhưng cho đến giờ phút này cũng không có hồi âm gì cả. Ông Nhưỡng có quyền từ chối không trao đổi với tôi, vì vậy tôi cũng chưa biết phải làm gì cho phải phép. (hết trích)
    (Tiến sĩ Hồ bất Khuất)
    _____________________
    Không phải ông Lưu Bình Nhưỡng không trả lời. Ông lưu Bình Nhưỡng trốn tránh tiến sĩ Hồ Bất Khuất.
    Hãy xem vedeo này trên Youtube:

    https://www.youtube.com/watch?v=JPm-YEY4mZ8

    Tất cả đại biểu đều trốn tránh cử tri của mình. Một chị công dân Hà Nội đã cất công gọi cho hàng chục đại biểu thuộc thành phố Hà Nội, có người nghe thấy chị bày tỏ muốn biết các ông bà đại biểu bấm nút thế nào thì họ vội vàng tắt máy, có người thì để máy chạy không đến 2 phút một cách bất lịch sự như thể chờ cho chị công dân hết tiền trong điện thoại thì cũng phải tự động rút lui (!), có người thì đôi co cãi nhau với cử tri của mình, có người còn không biết nhiệm vụ của đại biểu là phải trả lời cử tri, còn quay lại bỗ bã "sao chị dám hỏi(?!!?)
    Tất cả đại biểu quốc hội họ là những con người đồng dạng, đồng tính cách. Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng không phải là một ngoại lệ!
    Bao lâu người dân chưa thấy tiếng nói của mình qua lá phiếu hợp pháp thì bấy lâu cử tri còn phải nhìn thấy những con người dị dạng như thế! Đừng đòi hỏi hơn! Không bao giờ có!

    Trả lờiXóa
  3. quá chuẩn, đố anh nghị nào trả lời được đấy

    Trả lờiXóa
  4. Nói túm lại, anh Lưu Bình Nhưỡng cũng thuộc loại nghị giả cầy. Tại sao những người bỏ phiếu chống lại dám "cả gan" công khai danh tính, còn 423 ông/bà nghị bỏ phiếu tán thành khi được hỏi thì "đang bận" hoặc không nghe, hoặc "ò ý e, ...quý khách gọi lại sau".
    Thôi hãy để con, cháu của 423 đồng chí chất vấn cho thân thiện.
    Cháu hỏi ông: "ông ơi, ông bấm nút tán thành hay không tán thành hả ông?" ông answered cháu: "trẻ con biết gì!". Ô, con 18 tuổi rồi, có quyền đi bầu cử rồi. Khóa sau con không bầu cho ông đâu". Bà thêm vào: "cháu nó nói phải đấy. Khóa sau ông nghỉ đi, nếu mà đảng vẫn đưa ông ra ứng cử, tôi cũng gạch. Từ đầu khóa đến giờ, kỳ họp nào tôi cũng theo dõi, có thấy ông mở miệng ra nói được câu nào đâu. Có buổi họp tôi còn thấy ông ngủ nữa kìa. Mấy bà bạn hưu trí cũng thấy nói kháy "ông nhà bà số sướng, đi họp quốc hội cũng được ngủ vô tư". Xấu hổ quá ông ạ!".

    Trả lờiXóa
  5. Đọc nó hài hài https://nld.com.vn/thoi-su/tong-bi-thu-noi-ve-luat-an-ninh-mang-va-du-luat-dac-khu-co-su-kich-dong-long-yeu-nuoc-20180617110645426.htm

    Trả lờiXóa
  6. Cộng đồng ghi nhận dũng khí, trí tuệ Hồ Bất Khuất!
    1. Các đồng chí đều là nghệ sĩ môn nghệ thuật ném đá dấu tay. Tất cả đều học theo tấm gương, một người xuất hiện trước công luận bằng trên 150 cái tên, bộ mặt khác nhau. Vụ ‘một đồng chí’, ‘đồng chí X’... cũng thế. Chả ai dám là chính mình mà chỉ là hình nhân cơm áo.
    2. Lưu Bình Nhưỡng thuộc nhóm Đại biểu QH ít xấu. Nên thể tất. Ông ta là người mà. Già nửa luôn chọn an toàn và có lãi. Trong cái bình rượu độc, cái chậu nước cống... ngoi ngóp được thế đã quý lắm. Còn vợ con họ tộc. Uyên bác, minh tiệp như ô Nguyễn Văn An cũng đành nhìn. Quý là không cam tâm nói bậy. Các anh chị Quốc, Tường, Hiếu, Chiến, Nghĩa, Bình, Dung, Hiền đã là TÁM (8) CAO NHÂN lưu DANH THIÊN CỔ. 423 ĐBQH ấn nút tán thành mặc nhiên thành ĐÁM LƯU XÚ VẠN NIÊN. Lịch sử, nhân dân công bằng lắm.

    Trả lờiXóa
  7. Đều là bầy nghị gật

    Trả lờiXóa
  8. Hôm nào bầu cử đề nghị gạch tên mấy người này từ đầu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông đã đi "làm" bầu cử bao giờ chưa mà đòi gạch? Phần lớn mọi người cứ nghĩ rằng tại mình bầu nên họ mới trúng...., vậy đấy.

      Xóa
  9. Một con người không có lập trường dứt khoát, băn khoăn nhưng vẫn ấn nút. Liệu có còn xứng đáng là "đại biểu của dân"?

    Trả lờiXóa
  10. Con người đúng như tên gọi. Hoan hô Anh Hồ Bất Khuất!

    Trả lờiXóa
  11. http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180617-viet-nam-hang-ngan-nguoi-dan-ha-tinh-bieu-tinh-on-hoa-chong-luat-dac-khu-va-an-nin
    Việt Nam : Hàng ngàn người dân Hà Tĩnh biểu tình ôn hòa chống Luật Đặc khu và An ninh mạng

    Trả lờiXóa
  12. Tôi đề nghị hôm nào bầu cử, nếu còn tên ông Những bà con hãy gạch đi

    Trả lờiXóa
  13. Từ rày ngày nào còn ở Quốc Hội ông Nhưỡng nên nín đi

    Trả lờiXóa
  14. Trần Thị Thảolúc 09:56 18 tháng 6, 2018

    Không có thanh minh nào là đúng cho những đại biểu QH đã bấm nút đồng ý thông qua Luật An ninh mạng . Bấm nút , chỉ có nghĩa là : đồng lõa với những kẻ muốn bịt miệng người dân .

    Trả lờiXóa
  15. Ông không còn là L B Nhưỡng nữa đâu nhé !

    Trả lờiXóa
  16. anh Hồ Bất Khuất là người "BẤT KHUẤT" _ Rất khâm phục anh....

    Trả lờiXóa