Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

HAI NỮ VĂN SĨ TỪ CHỐI NHẬN GIẢI THƯỞNG CỦA HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI

Nhà văn Thuận - dịch giả cuốn Ngôn từ cảm ơn nhưng từ chối nhận giải thưởng. 
Ảnh: FB nhân vật. 

Đào Tiến Thi:
NHÀ VĂN THUẬN TỪ CHỐI NHẬN GIẢI VH DỊCH CỦA HỘI NV HÀ NỘI 

Lý do từ chối nhận giải rất rõ ràng là : "Vì Hội chưa làm đúng trách nhiệm - bảo vệ quyền tự do sáng tác của các nhà văn".

Ấy thế mà báo lại đưa tin: “Vì lý do cá nhân, hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc Mai cảm ơn, nhưng từ chối nhận giải”.

Tôi cho như thế là xuyên tạc, vu khống.
--------------------------------

Anh Thuan Doan
Antony, Ile-de-France, Pháp ·

- "Tôi từ chối giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội vì Hội chưa làm đúng trách nhiệm - bảo vệ quyền tự do sáng tác của các nhà văn".

Hôm qua, khi được phỏng vấn nhanh, mình có trả lời rõ ràng như vậy (vẫn còn lưu trong messenger). Bây giờ nhà báo lại bảo vì "lý do cá nhân".

Thôi thì nhờ anh Phây đưa tin hộ.
(Tất nhiên đây là câu trả lời của riêng mình. Dịch giả Lê Ngọc Mai có thể có lý do khác).


Trích một đọan trả lời PV của Nhà văn Thuận:

PV: Một người Việt sống ở Nga rồi Pháp như chị đã trải nghiệm những điều gì?

Anh Thuan Doan: Trong trường hợp của tôi, “sống ở Nga” có thể cũng không chính xác lắm: 5 năm ở Nga thực chất chỉ là 5 năm đi học, ăn ở đều giới hạn trong ký túc xá, bạn bè không có ai ngoài sinh viên, chủ yếu nhìn đời qua sách vở và truyền thông Liên Xô - những thứ mà vào thời điểm ấy vẫn mang nặng tinh thần “hiện thực xã hội chủ nghĩa” rực rỡ sắc đỏ. Cuộc sống thật của người Nga, mặt kia của tấm huân chương, tôi chỉ dần hiểu ra không phải trong lúc ở Nga mà chính là khi đã rời Nga sang Pháp. Có vẻ như đến Pháp rồi tôi mới ý thức được rằng mình vừa trải qua 5 năm trong thành trì lớn nhất của chủ nghĩa cộng sản. So với những đồng nghiệp Pháp hoặc Việt thì đây cũng có thể coi là một trải nghiệm quí mà không dễ gì có, nhất là năm năm đó lại được đánh dấu bằng cuộc cải tổ Perestroika đặt dấu chấm hết cho cái gọi là “cold war” từng chia nhân loại làm hai phe - tư bản và xã hội chủ nghĩa - mà một trong những hậu quả của nó có thể là cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Về sau, bạn bè của tôi nhiều người vẫn bày tỏ tiếc nuối thời gian đi học ở Nga, tôi không có cảm giác này, tuy vậy nước Nga, người Nga vẫn đều đặn xuất hiện trong hầu hết tác phẩm của tôi và tôi luôn cố coi đó là những đối tượng sáng tác, giữ một cái nhìn khách quan nhất có thể. Nói cho cùng thì yêu không có nghĩa là tô hồng, tôi vẫn muốn biết những gì đã dẫn đến việc sau 7 thập kỷ phát triển sung sức, người khổng lồ ấy đã đột ngột rơi vào trạng thái tan rã từ trong ra ngoài, không một vùng vẫy, quẫy đạp để tôi ở ngay trong lòng mà chẳng hề hay biết. Và tôi nghĩ rằng giờ đây trong lúc đi tìm sự thật về nước Nga và người Nga những năm tháng ấy, tôi đã vỡ thêm không ít điều về nước Việt và người Việt. Nhưng đấy có vẻ mới chỉ là lớp vỏ cứng trên bề mặt một cái mỏ.

_____________________

Nhà văn Thuận và Lê Ngọc Mai từ chối 
giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội

Zing
16:24 10/12/2017

Tác phẩm "Ngôn từ" của Jean Paul Sartre nhận số phiếu bầu cao nhất để nhận giải văn học dịch nhưng hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc Mai đã từ chối nhận giải.

Sáng 10/12, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia diễn ra lễ trao giải Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017 và lễ kết nạp hội viên. Giải thưởng văn học dịch trao cho tác phẩm dịch Búp bê của Boleslaw Prus, do Nguyễn Chí Thuật chuyển ngữ. 


Trong bản báo cáo về Giải thưởng cho thấy, cuốn Ngôn từ của Jean Paul Sartre do hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc Mai chuyển ngữ đáng ra nhận giải ở hạng mục này. Ở lần xét giải thứ nhất, Hội đồng chung khảo của giải bình chọn duy nhất tác phẩm Ngôn từ được 6/8 phiếu bầu (75%), đủ điều kiện xem xét trao giải thưởng văn học dịch năm 2017. Ba cuốn khác qua vòng sơ khảo đều không đạt phiếu quá bán ở vòng chung khảo.

Nhưng cũng theo văn bản này, vì "lý do cá nhân", hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc Mai cảm ơn, nhưng từ chối nhận giải. Cả hai dịch giả đều đang định cư tại Pháp.

Do hai dịch giả từ chối giải, nên Hội đồng chung khảo họp xét giải lần hai, tập trung vào cuốn Búp bê mà ở lần xét lần thứ nhất, một số ý kiến của Hội đồng nhấn mạnh.

Búp bê là tiểu thuyết kinh điển của nhà văn Boleslaw Prus, người Ba Lan. Búp bê tuy ra đời từ thế kỷ 19 nhưng giá trị tư tưởng, nghệ thuật của cuốn sách vẫn còn nguyên ở thời điểm hiện nay.

Đặc biệt về mặt nghệ thuật, Búp bê được coi là tác phẩm đoạn tuyệt với chủ nghĩa lãng mạn, đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực của văn học châu Âu. Đây là tác phẩm có dung lượng lớn (2 tập, mỗi tập trên 600 trang khổ lớn), đã được dịch giả Nguyễn Chí Thuật dịch công phu trong một thời gian dài, chất lượng bản dịch bảo đảm tính chính xác và tinh thần của nguyên tác.

Cuối cùng, giải thưởng văn học dịch trao cho dịch giả Nguyễn Chí Thuật với tiểu thuyết Búp bê. 

.
Các tác phẩm đạt giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2017.

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội là giải văn chương uy tín của Việt Nam, trao thường niên. Qua một năm gián đoạn, tới 2017, giải chính thức trao cho ba tác phẩm: tiểu thuyết 6 ngày của Tô Hải Vân (hạng mục văn xuôi), tác phẩm Trang sách mạch đời của nhà văn Phạm Khải (hạng mục lý luận phê bình), tác phẩm dịch Búp bê của dịch giả Nguyễn Chí Thuật (hạng mục dịch thuật). Mùa giải năm nay, Hội Nhà văn Hà Nội quyết định trao Tặng thưởng Tác phẩm đầu tay cho Hồi ức lính của Vũ Công Chiến.

Ngôn từ là tự truyện của nhà văn, triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre, người từ chối giải Nobel Văn học năm 1964. Cuốn tự truyện không có những hoài niệm ngọt ngào hay ngậm ngùi, cay đắng như thường thấy.

Ở Ngôn từ, tác giả phân tích, mổ xẻ, giải mã tuổi thơ của mình bằng con mắt sắc sảo, tỉnh táo và đầy trải nghiệm của một nhà văn đứng tuổi về chính mình ngày bé. Từ đó, ông đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi lớn: Điều gì đã thúc đẩy ông đến với văn chương?

Tác phẩm không chỉ tiết lộ đời tư một người nổi tiếng, mà cho thấy quá trình trở thành một nhà văn diễn ra như thế nào.

10 nhận xét :

  1. Lý do từ chối nhận giải rất rõ ràng là : "Vì Hội chưa làm đúng trách nhiệm - bảo vệ quyền tự do sáng tác của các nhà văn".
    Như vậy hai dịch giả này là hai nhà văn đúng nghĩa và là hai nhà dịch giả có liêm , có sỉ.

    Trả lờiXóa
  2. Đánh tráo khái niệm, ngôn từ... là sở trường của các đồng chí. Chả biết dạy con cháu thế nào để nó không suy thoái, không nghiện gian dối.

    Trả lờiXóa
  3. Hoan hô văn sỹ Thuận

    Trả lờiXóa
  4. Đây mới là nhà văn

    Trả lờiXóa
  5. Sống ở thế giới tự do có khác

    Trả lờiXóa
  6. Tư cách văn chương

    Trả lờiXóa
  7. Hình như Hồ Anh Thái đã một lần như thế

    Trả lờiXóa
  8. Nếu người có lòng tự trọng thì cũng nên không nhận , bởi vì đây là " CỦA THỪA !"

    Trả lờiXóa
  9. Giải thưởng rẻ rúng đến thế ! Có thời người ta phải chạy chọt để có giải thưởng . Nay thì người ta chẳng ngần ngại quay lưng với nó !

    Trả lờiXóa
  10. Nghe nói có lần nào bác Hữu Thỉnh cũng nhường giải thưởng HCM cho ai đó thì phải

    Trả lờiXóa