Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

VÌ SAO GIA ĐÌNH CỤ TRỊNH VĂN BÔ CHƯA CHO ĐẶT TÊN PHỐ ?


Ông Trịnh Cần Chính nói về việc hoãn đặt tên phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô.
Ảnh: Cường Ngô 
Con trai cụ Trịnh Văn Bô:
"Con phố mới không xứng đáng được đặt tên Trịnh Văn Bô"


Cường Ngô
Soha
23/11/2017

Liên quan đến việc hoãn đặt tên phố Trịnh Văn Bô cho một con phố ở quận Cầu Giấy, ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) chia sẻ, con phố mới không xứng đáng được đặt tên cụ thân sinh của ông.

Hoãn đặt tên đường mang tên 'người hiến 5.000 lượng vàng' Trịnh Văn Bô
Hà Nội sẽ có tên đường Trịnh Văn Bô, người hiến 5.000 cây vàng? 
Trong tờ trình mới nhất của UBND TP Hà Nội lên HĐND TP về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài các tuyến phố vừa được Ban Pháp chế HĐND và các đơn vị liên quan xem xét, chỉ có 19 tuyến phố, thay vì con số 20 như đưa ra lấy ý kiến trước đó.

Tên đường phố được đưa ra khỏi tờ trình là nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người đã tặng 5.000 lượng vàng cho Nhà nước.

Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội Tô Văn Động cho biết, do chưa đạt được sự thống nhất với gia đình nên tuyến phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô bị hoãn lại, không trình HĐND TP thông qua kỳ họp diễn ra vào đầu tháng 12 tới.


Theo ông Động, thời gian tới, đơn vị liên quan sẽ làm việc với đại diện gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô, với kỳ vọng đạt được thống nhất để đặt tên phố vào năm 2018.
.

Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với Báo Lao Động, ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) cho hay, từ năm 2016, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội có ý định đặt tên Trịnh Văn Bô cho một con phố ở quận Cầu Giấy, con phố này kéo dài từ Nguyễn Văn Huyên ra đường Cầu Giấy nhưng sau đó bị thay thế bởi con phố khác.

Con phố mới dài 1,2 km, rộng 7,5 m, từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11, đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.

"Việc đặt tên Trịnh Văn Bô cho con phố mới tại cổng sau Học viện Quốc phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chưa bàn với gia đình.

Con phố này không xứng đáng được đặt tên Trịnh Văn Bô nên chúng tôi không đồng ý. Gia đình sẽ làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội để thống nhất", ông Trịnh Cần Chính chia sẻ.
.

 

15 nhận xét :

  1. Hay quá, cảm ơn hành động của bác Quách Văn Địch!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nhầm chăng? Bài về ông Quách Văn Địch ở đây cơ: https://xuandienhannom.blogspot.co.uk/2017/11/ngay-di-san-mot-cong-dan-ha-noi-tra.html

      Xóa
    2. Mượn của người ta thì cứ phải trả cho đàng hoàng. Đừng cứ giở trò ăn cướp của phường xó chợ đầu đường mãi.

      Xóa
  2. Cứ gì phải đặt tên phố thì nhân dân mới nhớ tới công lao đóng góp? Công lao của Cụ thì không cần tên phố nhân dân vẫn nhớ mãi.

    Trăm năm bia đá thì mòn.
    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

    Chỉ cần thay đổi chính thể này thì các tên phố sẽ được thay ngay thôi, và cũng không lâu nữa đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất chí lý.

      Xóa
    2. Rất chí lý! Hoàn toàn đồng ý!Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đâu có cần danh hão.

      Xóa
    3. Khi còn là lính trong quân đội, chúng tôi được học 10 điều kỷ luật, trong đó có câu:
      "không lấy cái kim sợi chỉ của dân, mượn cái gì của dân phải hỏi, dùng xong phải trả, làm hỏng làm mất phải đền..."
      Liên hệ với câu chuyện mượn nhà cụ Trịnh Văn Bô-vậy mà 2 ngài đại tướng mượn cái biệt thự của người ta xong không trả là sao, chả lẽ cái gì cũng"cuốc xẻng thì phát dưới lên, đường sữa phát trên xuống" à, hóa ra toàn lừa dân ăn cứt gà sáp à?

      Xóa
  3. Hãy hoàn thiện mọi thủ tục ngôi nhà 34 Hoàng Diệu trả lại cho gia đình cụ Trịnh Văn Bô hơn là lấy tên cụ đăt cho tên đường...

    Trả lờiXóa
  4. Không phải con phố không xứng đáng mà người ký lệnh có xứng đáng hay chưa thì chưa được biết. Việc này đã có tiền lệ ròi! Ấy là tờ giấy khen cho nữ nghệ sĩ Kim Chi chẳng có tội tình gì nhưng người ký cái tờ giấy khen ấy có xứng đáng hay không thì phải hỏi nữ nghệ sỹ Kim Chi.

    Trả lờiXóa
  5. Ý kiến tôi: Không cần một con đường mang tên nhà tư sản Yêu Nước Trịnh Văn Bô; Con,cháu, chắt cụ Trịnh Văn Bô xây một nhà thờ mang tên cụ Trịnh Văn Bô và cụ Hoàng Thị Minh Hồ là đủ.
    Các vị đều biết thành phố Xanh Pê-téc-bua (Nga)từ năm 1924 đến 1991 dưới chính thể Liên Xô,mang tên Leningrad (Thành phố Lê nin)bây giờ lại trở về Xanh Pê-téc-bua (Nga). Đừng ham hố cái danh

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là Con Hơn Cha

    Trả lờiXóa
  7. Tên thì tặng nhưng nhà khong trả. Thế mới hay

    Trả lờiXóa
  8. Tên thì khi xã hội khác thay thế họ xóa đi, còn nhà mãi mãi của mình. Đúng là con cháu cụ Bộ tỉnh táo thật

    Trả lờiXóa
  9. Nếu không có cái chết của cụ bà Trịnh Văn Bô thì có lẽ ( Vâng ... có lẽ ) chả có vị nhân sỹ, nhà báo, hay quan chức các cấp nào đó ...nói lại chuyện nhà và sự cống hiến của gia đình cụ Trịnh văn Bô với CM VN .

    Trả lờiXóa
  10. Khâm phục 2 cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ bao nhiêu thì tôi lại thấy con trai cụ là ông Trịnh Văn Chính tầm thường bấy nhiêu! Tôi tưởng ông Chính từ chối lấy tên bố mình đặt cho con phố là vì sự đối nhân xử thế của đảng và nhà nước, đằng này ...

    Trả lờiXóa