Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

KIÊU BINH RỒI SẼ QUAY GIÁO LẠI VỚI CHỦ CỦA NÓ

 Hội cờ đỏ tập trung tại Nghệ An. Sáng 29.10.2017

Đặng Bích Phượng

Từ năm 2011 đến nay, những cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lược chỉ tính riêng ở Hà Nội, đông nhất chừng 600 người, phản đối chặt cây chừng 400 người, và đỉnh điểm là phản đối Formosa ngày 1/5/2016 khoảng 3-5 nghìn người, tất cả đều ko nhằm vào một cá nhân, hay một tôn giáo nào. Cũng không có hành động bạo lực nào xuất phát từ phía người dân, mà chỉ đến từ phía lực lượng công an, an ninh. Chỉ có máu người biểu tình đổ.


Nhưng những cuộc xuống đường của dư luận viên, cờ đỏ, từ vài chục người cho đến gần ngàn người vừa qua ở Hà Tĩnh, lại chỉ nhắm vào cá nhân, tôn giáo, và đầy bạo lực (ko loại trừ trong số dùng bạo lực đó chính là lực lượng an ninh trá hình). Chúng ngang nhiên tấn công cá nhân, phỉ báng tôn giáo, phá hoại tài sản của người Công giáo. Đằng sau chúng là ai, ai cũng biết. Thế nên lũ khốn, chúng mày hãy chờ đó!
 
 
Đào Tiến Thi:. Chúa Trịnh Sâm từng dùng kiêu binh để khủng bố người đối lập. Hậu quả là chính kiêu binh giết tươi Quận công Hoàng Đình Bảo - cánh tay phải của Chúa. Kiêu binh lại phá nát nhà Nguyễn Khản - một bề tôi thân tín và một người bạn khác của Chúa. Và nhất là giết cả Đặng Thị Huệ (vợ thiếp) và con trai chúa (Trịnh Cán)

Hoàng Đình Bảo (黄廷寶[1]), trước tên ông là Đăng Bảo (登寶[2]), sau đổi là Tố Lý (素履[2]), lại đổi là Đình Bảo. Ông quê ở xã Tư Mại huyện Yên Dũng là cháu nuôi danh tướng Hoàng Ngũ Phúc,quê ở xã Phụng Công, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Sự nghiệp
 
Thời Trịnh Sâm

Ông đậu hương tiến, lại đậu tạo sĩ, lấy con gái chúa Trịnh Doanh. Vì được phong làm Huy quận công nên ông thường được gọi là quận Huy. Năm 1774, ông theo quận Việp Hoàng Ngũ Phúc đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chiếm được kinh thành Phú Xuân.

Quận Huy nguyên có tên là Đăng Bảo (nghĩa là "lên ngôi báu"), được quận Việp nhận làm cháu nuôi. Do uy tín của quận Việp trong triều quá lớn, nhiều người dị nghị hai chú cháu sẽ cướp ngôi chúa của họ Trịnh. Họ đặt ra những câu sấm đồn đại việc này. Quận Việp sợ vạ lây bèn đổi tên ông thành Tố Lý. Về sau, quận Việp qua đời (1775), ông mới đổi tên lần nữa thành Đình Bảo.

Năm 1777, ông làm trấn thủ trấn Nghệ An. Tại đây xảy ra nạn đói, quận Huy ra lệnh cho các nhà giàu trong vùng phải xuất thóc lúa trợ cấp cho người nghèo. Vì vậy người nghèo Nghệ An rất biết ơn ông.

Năm 1778, ông được Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm cho coi việc phủ chúa và lĩnh chức trấn thủ Sơn Nam (địa bàn của Sơn Nam thời Lê gồm: Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình).

Bấy giờ trong họ Trịnh xảy ra tranh chấp ngôi thế tử giữa con trưởng là Trịnh Tông và con thứ là Trịnh Cán, do người mẹ Cán là Tuyên phi Đặng Thị Huệ làm đại diện. Quận Huy từng có ý theo Trịnh Tông nhưng không được bèn ngả theo Đặng Thị Huệ giúp Trịnh Cán còn nhỏ.

Nhân vụ án năm Canh tý (1780), Trịnh Tông có ý làm loạn thất bại nên bị truất làm con út, ngôi thế tử thuộc về Trịnh Cán.

Phụ chính cho Trịnh Cán

Sau khi Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán mới 5 tuổi lên thay, tức là Điện Đô vương. Quận Huy được cử giữ chức phụ chính. Vì Tuyên phi còn trẻ tuổi, quận Huy thường ra vào bàn kế với Tuyên phi nên mọi người dị nghị ông tư thông với Tuyên phi. Người đời đồn đại câu:

Trăm quan có mắt như mờ
Để cho Huy quận vào rờ chính cung


Lính kiêu binh ủng hộ Trịnh Tông cùng nhau mưu đảo chính lật đổ Trịnh Cán để lập Trịnh Tông. Sách Lê quý dật sử chép vắn tắt chuyện như sau

Lính trong phủ ước hẹn cùng vào núi bí mật toan định ngày giờ phế lập. Bèn bên trong theo ý quốc mẫu (mẹ Trịnh Sâm), bên ngoài dựa vào sự chi viện của Phan quận công (Nguyễn Phan), và nhờ tiến triều[3] Nguyễn Nhưng làm bài (hịch) khích lệ quân lính, phù chính nghĩa. Lại có Thư lại đội quân Tiệp Bảo là Nguyễn Bằng (Hoàng Lê nhất thống chí ghi tên Bằng Vũ) tự xin lên gác phủ đánh trống làm hiệu.
(Nghe có biến) Quận Huy sai đội quản voi chỉnh đốn bành voi. Huy lên voi tuần hành để răn đe quân sĩ..Quân sĩ đập phá gạch ngói ném bừa vào Huy. Huy bị thương ngã gục trên mình voi, quân sĩ lại lấy kiếm dài đâm lên, làm Huy bị thương tiếp. Rồi (họ) lấy câu liêm lôi (Huy) xuống, băm ra từng khúc, tranh nhau ăn gan Huy... Khi đó, lính trong phủ đã rước Thế tử Trịnh Tông (tức Khải) lên nối nghiệp chúa, và dời Trịnh Cán đến ở một cung khác. Ngày hôm đó, nhà cửa dinh thự của các quan lại trong kinh đô đều bị lính phá hủy gần hết. Đình thần im hơi lặng tiếng, đứng yên một chỗ. Kể từ đó quyền hành lọt hết vào tay lính tam phủ.[4]

Quận Huy bị giết, Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ bị truất, Trịnh Tông lên ngôi, tức là Đoan Nam vương. (Wikipedia - Hoàng Đình Bảo).



3 nhận xét :

  1. Lịch sử cũng thường lặp lại !

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn mặt đứa nào cũng thấy vẻ ngu ngu.

    Trả lờiXóa
  3. Kiêu binh nổi loạn giết Quận Huy là cái chắc.

    Trả lờiXóa