Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Lại Nguyên Ân: TIỂU THUYẾT “MỐI CHÚA” CÓ GÌ MÀ PHẢI CẤM !


Lại Nguyên Ân
26 -09 - 2017

VỀ TIỂU THUYẾT “MỐI CHÚA”

Đề tên thể loại là “tiểu thuyết” thì Mối Chúa hiển nhiên là truyện hư cấu. 

Đọc vào truyện thì thấy, đây còn có những nét của sáng tác viễn tưởng, không tưởng nữa! 

Ở cái địa phương xảy ra việc thu hồi đất làm sân gôn, chỉ có ông Huyện trưởng thôi, đâu có những Chủ tịch, Bí thư, Trưởng Công an như trong thực tế các địa phương ở nước ta hiện nay? 

Đây không phải ký sự hay phóng sự, không phải văn tả thực để đám dư luận viên cao cấp có thể rầy la về sự ám chỉ này nọ.

Theo tôi, tiểu thuyết Mối Chúa không đáng ngại đến mức phải đình chỉ phát hành để thẩm định nội dung như công văn của Cục Xuất bản (ngày 13/9/2917) cho thấy.

Tôi cho rằng nếu cứ để phát hành bình thường, sách Mối Chúa tuy có được chú ý bởi một số thành phần độc giả nhất định, nhưng sẽ không trở thành hiện tượng để được săn lùng mua hay tìm đọc. 
 
Hãy tin rằng lớp công chúng 17-25 tuổi hiện vẫn chủ yếu đang dồn tiền nuôi các dịch giả và tác giả sách ngôn tình (tương tự các gì các già đang góp từng đồng tiền dầu đèn để nuôi béo các thầy chùa!), chưa chắc đã lưu ý đến những sách kể những chuyện như trong Mối Chúa.

Những đại gia đang lo tìm kiếm thêm nhiều đất làm vốn kinh doanh tất sẽ không thích những sách như Mối Chúa, nhưng loại người này ít đọc sách, vả lại họ vốn không tin gì lắm vào sức tác động bằng ngòi bút của những người viết truyện hư cấu. Nếu có chút lo ngại, họ sẽ tính tới những nhà báo, những tòa soạn chú tâm làm và đăng những phóng sự ký sự về những sự kiện có thể gây chấn động.

Những nông dân đang lo mất đất ở đất sản xuất vì các thứ dự án, trong tiềm năng có thể quan tâm những sách như Mối Chúa, nhưng họ sẽ thấy cái họ cần hơn là những ký sự, phóng sự điều tra, vạch mặt chỉ tên những người và thế lực đang đe dọa cuộc sống trực tiếp của họ, hơn là một câu chuyện hiển nhiên là bịa.

Tóm lại, hãy cứ yên tâm đối xử với sách Mối Chúa như truyện hư cấu.
 
 

9 nhận xét :

  1. Thường người ta có tật giật mình !

    Trả lờiXóa
  2. Quả là chính xác ông Lại Nguyên Ân ạ. Dân tộc nầy đang trên đường hủ bại rồi!

    Trả lờiXóa
  3. Một nhận định chuẩn.
    Cấm sẽ chở thành sự kiện nóng sinh ra sự tò mò.

    Trả lờiXóa
  4. GỬI CỤ LẠI NGUYÊN ÂN
    Người ta làm việc lấy công
    Tôi nay làm việc phải trông nhiều bề
    Trông ông Tuyên Giáo không chê
    Trông "xếp",trông bạn ngồi kề một bên
    "Tạm dừng"là kế bình yên
    Hơi đâu vạ đá,cái quyền bằng rơm?
    Tôi nào thiết đến văn chương
    Chỉ lo mất cái nồi cơm nhà mình!

    Trả lờiXóa
  5. Sách được viết không theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa, là tô hồng, là không được động đến những sự thật buồn, vì vậy bị cấm. Bây giờ cái gì người ta cũng có thể cho là nhạy cảm. Cấm là thượng sách.

    Trả lờiXóa
  6. Tịch thu MỐI CHÚA là gián tiếp PR người đọc ,khi người ta không quan tâm các ông lại làm dậy sóng dư luận và các ông kiểm duyệt đả điểm trúng huyệt đạo tâm lý người VN ,cái gì không biết mà bị cấmthì nhất quyết phải tìm mua ,xem nó nói cái gì ghê gớm trong ấy mà bị cấm ,chỉ thế thôi,dân Vn mà

    Trả lờiXóa
  7. Bữa trước "tuýt còi" cuốn Quỷ Vương của ông Vũ Ngọc Tiến. Thực ra cuốn đó đọc cũng bình thường, chỉ đá đưa tí chút, chứ nội dung mình đọc thấy nhiều đoạn cũng khiên cưỡng, nhưng nhờ tuýt còi mà được lùng mua. Cái Hòn, à quên Cục Xuất bản làm việc PR không công.

    Trả lờiXóa
  8. Nhà em có ý kiến thế này: các nhà văn nào muốn bác được sách, cứ thuê cái anh Cục Xuất bản nó "e hèm" cho tí, chỉ cần ông Chu văn Hòa phát biểu là cuốn sách "có vấn đề", thế là sách bán chạy vù vù.

    Trả lờiXóa
  9. Bác Lại Nguyên Ân nói đúng quá trời...Cuốn sách có tính xây dựng ! Sao lại cấm nhỉ ? Thật buồn, giờ, trên trời dưới truyện ngôn tình Trung quốc. Sao cục XB không cấm bớt những ấn phẩm như thuốc độc tẩm đường này ?! Sao cục chỉ chăm chăm đe nẹt người nói thật ?! Ở hội chợ sách Hoàng thành Thăng Long HN, khu toàn các phẩm văn học cổ điển thế giới, vắng tanh đến chua xót, cục ơi...

    Trả lờiXóa