Tiến sỹ Phạm Quang Tú, Trưởng nhóm Chương trình Hỗ trợ Liên minh Vận động Chính sách của Tổ chức Oxfam Việt Nam
TS. Phạm Quang Tú:
'Tôi băn khoăn về hiệp thương bầu cử VN'
BBC tiếng Việt
20.04.2016
Một nhà quan sát về xã hội dân sự Việt Nam từ tổ chức Oxfam bày tỏ băn khoăn về quy trình hiệp thương, bầu cử Việt Nam qua sự việc nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Truyền hình Việt Nam, bị loại ở vòng Hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 19/4/2016, Tiến sỹ Phạm Quang Tú, Trưởng nhóm Chương trình Hỗ trợ Liên minh Vận động Chính sách của Tổ chức Oxfam Việt Nam, nói:
"Khi được tin ông Trần Đăng Tuấn tham gia ứng cử vào Quốc hội khóa này, tôi rất vui mừng bởi vì tôi đánh giá rất cao về năng lực, kiến thức, cũng như tấm lòng của ông Tuấn đối với vấn đề phát triển xã hội nói chung, và đối với những tư duy phản biện, đóng góp chính sách trong thời gian qua.
Nhà quan sát đưa ra dẫn chứng về khả năng tác động và đóng góp về chính sách đối với cộng đồng và xã hội của Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn, ông nói:
"Đặc biệt vụ việc mà Hà Nội (có dự án) chặt 6.700 cây, ông Trần Đăng Tuấn là một trong những người đưa ra ý kiến gợi mở đầu tiên, khuyến nghị đầu tiên và qua đó, cùng với sự tham gia của xã hội, thì chính quyền Hà Nội đã lắng nghe và đã cho dừng lại cái đấy...
Tôi có băn khoăn là không hiểu tại sao một con người như vậy lại nhận được số phiếu tín nhiệm khá là thấp và tôi đặt câu hỏi vậy thì quy trình Hiệp thương tại các cấp và đặc biệt tại vòng ba này, liệu đã đảm bảo độ chính xác hay chưa? Hay nó dựa trên cảm tính, hay dựa trên một sự chỉ đạo nào đấy?
TS. Phạm Quang Tú, Oxfam Việt Nam
"Cho nên, chính vì vậy khi nhận được tin ông Tuấn ứng cử vào Đại biểu Quốc hội, tôi rất hoan nghênh và mong rằng là ông Tuấn sẽ được lọt vào là một Đại biểu Quốc hội và tôi cho rằng với tất cả những kiến thức, tất cả những việc mà ông Tuấn thể hiện, thì ông Tuấn hoàn toàn xứng đáng được là một vị Đại biểu Quốc hội của nhân dân.
"Cái đó đặc biệt vui mừng hơn khi qua hai vòng lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú và nơi công tác, thì ông Tuấn đã được ủng hộ là 100% ở hai điểm này, nó lại càng củng cố thêm niềm tin cho tôi rằng là ông Tuấn sẽ có thể là một trong những vị sẽ được lựa chọn, tín nhiệm để cử, bầu vào Quốc hội khóa này."
.
Dựa trên chỉ đạo?
Chuyên gia về xã hội dân sự từ Oxfam Việt Nam cho hay ông đã 'bất ngờ' và 'băn khoăn' ra sao khi Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn, Tổng Giám đốc Truyền hình An Viên (AVG), nhà từ thiện chủ trương Quỹ thiện nguyện 'Trò nghèo vùng cao' và chương trình 'Cơm có thịt', đã bị loại ở Hội nghị hiệp thường vòng 3 do Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức.
Tiến sỹ Phạm Quang Tú nói:
"Kết quả Hiệp thương vòng ba ở tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đưa đến cho tôi một kết quả khá là bất ngờ, nói thật là tôi cảm thấy rất buồn khi nhận được tin ông Tuấn chỉ nhận được có hơn 15% số phiếu (tín nhiệm), đó là kết quả thực sự bất ngờ đối với tôi.
"Tất nhiên, cũng như chính bản thân ông Trần Đăng Tuấn có nói rằng là tất cả hơn tám mươi vị, 87 vị tham gia vào hiệp thương vòng ba, ở tại Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, thì 'họ có quyền', tức là họ được giao quyền làm việc đấy, có quyền đồng ý hay không đồng ý với ai và họ phải có trách nhiệm sau này, trách nhiệm với việc mình đã bỏ phiếu cho ai, thì đó là quyền và nghĩa vụ của họ.
"Tuy nhiên, tôi cho rằng, tôi có một cái băn khoăn là vậy thì không hiểu tại sao một con người như vậy lại nhận được số phiếu tín nhiệm khá là thấp, và tôi đặt câu hỏi vậy thì quy trình Hiệp thương ở tại các cấp và đặc biệt tại hiệp thương vòng ba này, liệu nó đã đảm bảo độ chính xác hay chưa?
"Hay nó dựa trên cảm tính, hay nó lại dựa trên một sự chỉ đạo nào đấy? Tôi cho rằng cần phải nghiên cứu thêm nữa và cần phải có một quy trình công khai, minh bạch và rõ ràng hơn.
Chuyên gia về xã hội dân sự từ Oxfam Việt Nam cho hay ông đã 'bất ngờ' và 'băn khoăn' ra sao khi Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn, Tổng Giám đốc Truyền hình An Viên (AVG), nhà từ thiện chủ trương Quỹ thiện nguyện 'Trò nghèo vùng cao' và chương trình 'Cơm có thịt', đã bị loại ở Hội nghị hiệp thường vòng 3 do Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức.
Tiến sỹ Phạm Quang Tú nói:
"Kết quả Hiệp thương vòng ba ở tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đưa đến cho tôi một kết quả khá là bất ngờ, nói thật là tôi cảm thấy rất buồn khi nhận được tin ông Tuấn chỉ nhận được có hơn 15% số phiếu (tín nhiệm), đó là kết quả thực sự bất ngờ đối với tôi.
"Tất nhiên, cũng như chính bản thân ông Trần Đăng Tuấn có nói rằng là tất cả hơn tám mươi vị, 87 vị tham gia vào hiệp thương vòng ba, ở tại Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, thì 'họ có quyền', tức là họ được giao quyền làm việc đấy, có quyền đồng ý hay không đồng ý với ai và họ phải có trách nhiệm sau này, trách nhiệm với việc mình đã bỏ phiếu cho ai, thì đó là quyền và nghĩa vụ của họ.
"Tuy nhiên, tôi cho rằng, tôi có một cái băn khoăn là vậy thì không hiểu tại sao một con người như vậy lại nhận được số phiếu tín nhiệm khá là thấp, và tôi đặt câu hỏi vậy thì quy trình Hiệp thương ở tại các cấp và đặc biệt tại hiệp thương vòng ba này, liệu nó đã đảm bảo độ chính xác hay chưa?
"Hay nó dựa trên cảm tính, hay nó lại dựa trên một sự chỉ đạo nào đấy? Tôi cho rằng cần phải nghiên cứu thêm nữa và cần phải có một quy trình công khai, minh bạch và rõ ràng hơn.
Chúng tôi đã thực hiện đúng quy định, tổ kiểm phiếu gồm 3 người: một Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh làm tổ trưởng, một Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội và một Phó chủ tịch Hội Sinh viên. Hình thức bỏ phiếu, Hội nghị đã lựa chọn hình thực giơ tay
Ông Bùi Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Mặt trận TP. Hà Nội
"Để khi họ giơ tay biểu quyết, hay bỏ phiếu biểu quyết để chọn ai hay không chọn ai, thực sự là chính xác, đấy là điểm mà tôi cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu thêm, hoàn thiện thêm, cá nhân tôi thì phải nói thật là khi mà nghe thông tin đó, tôi khá là buồn và khá là bất ngờ về kết quả đấy," Tiến sỹ Phạm Quang Tú nêu quan điểm."
Theo truyền thông Việt Nam, nhà báo Trần Đăng Tuấn đạt 100% tín nhiệm ở hội nghị cử tri tại nơi cư trú và nơi làm việc, nhưng tại hiệp thương lần 3, ông chỉ đạt tỷ lệ tín nhiệm là 15,66% (13/83 đại biểu).
Báo Thanh Niên Online của Việt Nam hôm 19/4 dẫn lời của một đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hà Nội, ông Bùi Anh Tuấn, Phó Chủ tịch cơ quan này, giải thích với truyền thông về trường hợp của ông Tuấn.
"Các ứng viên phải thực hiện đủ các bước đó mới đủ tiêu chuẩn để vào hiệp thương lần ba. Việc đánh giá thế nào, ứng viên nhận được ít hay nhiều tín nhiệm là do đại biểu dự Hội nghị hiệp thương lần ba quyết định.
.
Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn chỉ nhận được 15,66% tín nhiệm tại hội nghị hiệp thương vòng ba tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.
"Chúng tôi đã thực hiện đúng quy định, tổ kiểm phiếu gồm 3 người: một Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh làm tổ trưởng, một Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội và một Phó chủ tịch Hội Sinh viên. Hình thức bỏ phiếu, Hội nghị đã lựa chọn hình thực giơ tay," ông Bùi Anh Tuấn được tờ Thanh Niên dẫn lời, nói.
Người tốt như ông Tuấn thì lại bị loại ra ở vòng 3 ??
Trả lờiXóaCòn 36 người do mặt trận tổ quốc giới thiệu, tôi yêu cầu "Công khai lý lịch" thì MTTQ không trả lời gì cả ??
1 số người trong nhóm MTTQ giới thiệu bị dân tố cáo chuyện này,chuyện kia sao MTTQ cứ bưng bít?trốn,không dám nghe điện thoại của tôi? Vậy nên chăng nhân dân đừng tín nhiệm những người do MTTQ giới thiệu nữa !!
Riêng tôi nghĩ: nếu MTTQ không công khai lý lịch những người do MTTQ giới thiệu thì ngày 22/5 này nhân dân không đi bầu cử đâu nhé !
Tôi đã có kinh nghiệm chuyện bầu cử khóa 13 rồi:( tôi yêu cầu kiểm tra lý lịch tên Châu thị Thu Nga,MTTQ không công khai,nên khi tên Nga vào quốc hôi chưa hết nửa khóa thì đã bị công an "BẮT"đấy thôi !