Ông Trần Đăng Tuấn từng nhận được nhiều kỳ vọng nhưng đã bị loại khỏi danh sách ứng viên bầu ĐBQ. Ảnh : FB Trần Đăng Tuấn
Hà Nội lý giải việc ông Trần Đăng Tuấn bị loại
Thanh Niên Online
05:49 PM - 19/04/2016
Tuy đạt 100% tín nhiệm nơi cư trú và nơi làm việc nhưng tại hiệp thương lần 3 của Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội, nhà báo Trần Đăng Tuấn chỉ đạt 15,66% phiếu đồng ý.
Tin liên quan
Ông Trần Đăng Tuấn 'rớt' khỏi danh sách ứng viên bầu đại biểu Quốc hội
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa tự ứng cử đại biểu Quốc hội
Nhà báo Trần Đăng Tuấn tự ứng cử đại biểu Quốc hội
Chiều nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã báo cáo kết quả Hội nghị hiệp thương lần 3 về việc lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH khóa 14 và đại biểu HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Theo đó, ông Bùi Anh Tuấn, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết danh sách 5 người không được lựa chọn vào danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14. Trong đó, có 1 người được giới thiệu ứng cử là bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, công tác tại Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội. Bà Hằng đạt 100% tín nhiệm nơi làm việc, 53,12% cử tri nơi công tác, nhưng chỉ đạt 2,41% tại hội nghị hiệp thương lần 3.
Trong nhóm tự ứng cử bị rút khỏi danh sách ứng viên bầu đại biểu quốc hội, đáng chú ý là trường hợp nhà báo Trần Đăng Tuấn. Ông Tuấn đều đạt 100% (77/77 cử tri) tín nhiệm nơi cư trú và nơi làm việc nhưng tại hiệp thương lần 3 chỉ đạt 15,66% (13/83 đại biểu).
Giải thích về trường hợp nhà báo Trần Đăng Tuấn, ông Bùi Anh Tuấn cho biết những người tự ứng cử hay người được giới thiệu đều có quyền bình đẳng như nhau. Về việc lấy phiếu tín nhiệm ở nơi cư trú và nơi làm việc là thực hiệu theo quy định trong luật.
“Các ứng viên phải thực hiện đủ các bước đó mới đủ tiêu chuẩn để vào hiệp thương lần 3. Việc đánh giá thế nào, ứng viên nhận được ít hay nhiều tín nhiệm là do đại biểu dự Hội nghị hiệp thương lần 3 quyết định. Chúng tôi đã thực hiện đúng quy định, tổ kiểm phiếu gồm 3 người: 1 Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh làm tổ trưởng, 1 Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội và 1 Phó chủ tịch Hội Sinh viên. Hình thức bỏ phiếu, Hội nghị đã lựa chọn hình thực giơ tay”, ông Bùi Anh Tuấn nói.
Ông Bùi Anh Tuấn cũng cho rằng, luật Tổ chức Quốc hội quy định rất rõ tiêu chuẩn ứng viên ứng cử đại biểu Quốc hội. Đối chiếu những tiêu chuẩn như gương mẫu chấp hành chủ trương pháp luật, thực hiện phòng chống tham nhũng, gần gũi nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, được nhân dân tín nhiệm… Những người vào hiệp thương lần 3 đều đạt tiêu chuẩn vì đã đạt được tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, nơi công tác. Qua đối chiếu hồ sơ lý lịch của các ứng viện cũng đều rất tốt mới được đưa vào danh sách hiệp thương lần 3. Tuy nhiên, theo đại diện Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội, trong những người tiêu biểu thì phải lựa chọn những người tiêu biểu hơn. Qua cảm nhận, các đại biểu thấy rằng những ứng viên có thể đóng góp cho đất nước được nhiều hơn, xây dựng những quyết sách lớn cho đất nước thì đó là quyền của 83 đại biểu.
Mai Hà
Dựa vào "cảm nhận" để phán xét... là cách làm không chuẩn xác, thậm chí, cảm nhận còn có nhiều khả năng mang đến những hậu quả đáng tiếc bởi: Cảm Nhận = không bất biến! cảm nhận phụ thuộc rất nhiều vào ngoại cảnh, mổi trường xung quanh! thế nên dân gian mới có câu: "sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng" là thế mà cán bộ ơi!
Trả lờiXóaĐề nghị Ông Diện,Hội luật gia VN, cùng các cơ quan vào cuộc đề nghị Quốc hội khóa 15 phải để 10% ghế,hoặc mỗi tỉnh được phép 01 ứng cử viên tự ứng cử tham gia không qua vòng hiệp thương đấu tố.
Trả lờiXóaCCB chống Tàu
Tôi không nhất trí với con số 10% số ghế cho những cử tri tự ứng cử! 10% có chăng là số ghế đành cho người được đề cử là chuẩn nếu dựa vào đề nghị của bạn thì chúng ta đã chấp nhận một sự thật vừa đá bóng vừa thổi còi!
XóaChống chế, thanh minh là cách mà các quan bầu cử đang làm đối với trường hợp của ông Trần Đăng Tuấn. hiệp thương lần 3 là vòng "trảm" những ứng cử viên mà đảng không thích. Những cánh tay giơ lên chỉ là những cánh tay robot do đảng điều kiển. Thử so sanh những ứng viên được giới thiệu ứng cử có bao nhiêu người hơn ông Tuấn? bao nhiêu người học that, làm that như ông Tuấn? Ngay củ ông tướng Chung đương kim chủ tịch Hà nội, có bang tiến sĩ thật đấy nhưng trình độ that có tương ứng với mảnh bằng không?
Trả lờiXóaQua trường hợp ông Trần Đăng Tuấn thì thấy: nhân dân xử ông Tuấn thắng, nhưng đảng xử ông Tuấn thua. Điều này đã được mặc định rồi.
Thật nực cười cho cái trò hiệp thương. Nó lạc hội, cổ hủ nhưng người ta vẫn duy trì nó để loại bỏ hiền tài. Ban bầu cử Trung ương hãy tổ chức cuộc bầu cử thư nghiệm tại một khu vực bầu cử với các ứng viên là can bộ lãnh đạo đảng, chính phủ đứng chung đơn vị bầu cử với các ông Trần Đăng Tuấn, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, v.v... thử xem, Nếu các ngày lãnh đạo thắng cử thì khi bầu that, dân sẽ bỏ cho các ông lãnh đạo đảng, nhà nước.
giẩ định thế thôi, chứ cho kẹo mấy ông cũng không dám thư nghiệm như vậy.
Thế nghĩa là các đại biểu hội nghị hiệp thương này không biết gì về những đóng góp của ông Trần Đăng Tuấn? Nếu chỉ cảm nhận mà bỏ phiếu như thế thật đáng tiếc?
Trả lờiXóaNếu nhiều ứng viên thì nên tranh cử qua nhiều vòng bằng hình thức phổ thông đầu phiếu. Việc tổ chức hiệp thương vòng 3 để loại ứng viên không qua cử tri trực tiếp lựa chọn là vi hiến nên bỏ đi
Trả lờiXóaÔng Tuấn chỉ đươc 13/83 canh tay ủng hộ.13 cánh tay là của bác sī,số còn lại là bệnh nhân ở viện Trâu Quỳ đưa lên.
Trả lờiXóaChấn Phong