Tễu blog: Ngài Trương Tấn Sang và Ngài Nguyễn Tấn Dũng quyết không làm đơn từ nhiệm (từ chức) là đúng rồi. Hà cớ gì các ngài phải từ nhiệm? Nhiệm kỳ đã kết thúc đâu mà phải từ nhiệm? Các ngài đều là những người có hiểu biết pháp luật, và muốn tôn trọng pháp luật thì không bao giờ các ngài ấy phải từ nhiệm vào lúc này, mà phải chờ QH mới, với thời gian chỉ 2-3 tháng nữa. Mà các ngài kia ép hai ngài này từ chức thì bỉ mặt nhau quá! Đồng chí với nhau, làm thế, còn mặt mũi nào nhìn nhau và đứng trước quốc dân đồng bào nữa!Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận, kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIII khai mạc tuần tới, Quốc hội sẽ xem xét kiện toàn bộ máy nhân sự lãnh đạo cấp cao của nhà nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các lãnh đạo đương nhiệm chưa có đơn xin từ nhiệm hoặc cơ quan nào đề nghị miễn nhiệm các chức danh…
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
.
Tại buổi họp báo công bố dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 – Quốc hội khoá XIII vừa diễn ra, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Minh Thông (Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật) cho biết, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII sẽ khai mạc vào sáng 21/3/2016, theo dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 12/4/2016 với tổng thời lượng 19 ngày làm việc.Tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến dành 10,5 ngày (từ 31/3 đến 12/4) để xem xét, quyết định công tác nhân sự Nhà nước vì sau Đại hội Đảng XII, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương. Bộ Chính trị cũng đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau Đại hội Đảng được xác định là Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn với sự thống nhất cao cho rằng việc này cần thực hiện sớm, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp thứ 11 chốt lại khoá Quốc hội thứ XIII theo quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận việc kiện toàn bộ máy nhân sự nhà nước lần này có xem xét với những chức danh lãnh đạo cấp cao do Quốc hội bầu như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, việc giới thiệu các nhân sự này phải chờ đến phần của các cơ quan đó, chưa thể công bố lúc này.
Lý do công tác nhân sự được làm ngay tại kỳ họp này thay vì đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới, ông Nguyễn Hạnh Phúc nhắc lại, là do sau Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua, một số vị trí lãnh đạo cấp cao không tái cử Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Điều đó có nghĩa các nhân sự này không tiếp tục đảm nhiệm các vị trí công tác hiện tại. Công việc điều hành đất nước không thể gián đoạn mà sau cuộc bầu cử cuối tháng 5 tới đây Quốc hội mới họp kỳ đầu tiên (dự kiến vào tháng 7/2016) nên việc kiện toàn nhân sự sẽ được làm ngay mà không chờ đến tháng 7.
Tổng thư ký Quốc hội cũng thông tin thêm: “Đây không phải là việc làm mới, lần đầu tiên thực hiện mà trước đây Quốc hội đã từng làm. Như tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI cũng đã thực hiện việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo nhà nước vào tháng 6/2006 mà đến tháng 7/2006 mới khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới”.
Theo nguyên tắc, chỉ Quốc hội mới mới bầu ra Chính phủ mới, vậy nên công tác nhân sự được làm tại kỳ họp này, như xác nhận của ông Hạnh Phúc, chỉ là để kiện toàn cho khoá XIII, còn tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIV, công tác nhân sự vẫn tiếp tục thực hiện để bầu ra bộ máy nhân sự cho khoá XIV. Theo đó, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết thêm, những vị trí lãnh đạo yêu cầu phải là đại biểu Quốc hội mà người được giới thiệu ứng cử không phải đại biểu Quốc hội đương nhiệm thì chưa được xem xét, kiện toàn tại thời điểm này.
Với thông tin Trung ương Đảng khoá XII tại Hội nghị lần thứ 2 vừa qua đã thống nhất với đề cử của Bộ chính trị về 3 ứng viên cho vị trí Chủ tịch nước là ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thư ký Quốc hội không xác nhận. Ông Hạnh Phúc nhấn mạnh, công tác cán bộ là của Đảng, khi có văn bản chính thức Trung ương trình ra Quốc hội mới là danh sách chính thức, “đến giờ vẫn chưa có danh sách này”.
Cũng về quy trình, một vấn đề khác đặt ra là, việc chuyển giao quyền lực lần này là trên cơ sở sự tự nguyện từ nhiệm của những vị trí lãnh đạo không tái cử Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khoá mới. Việc được quan tâm là đến thời điểm này đã có nhiều người gửi đơn xin từ nhiệm hoặc cơ quan nào làm tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm lãnh đạo của mình?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc giải thích, theo Điều 10 luật Tổ chức Quốc hội quy định việc các chức danh cần có đơn gửi Quốc hội khi xin từ chức, còn Điều 11 thì quy định nếu cơ quan đề nghị việc miễn nhiệm thì cá nhân người lãnh đạo đơn vị đó không cần có đơn từ nhiệm.
Tổng Thư ký Quốc hội không xác nhận đến thời điểm này có cá nhân hay cơ quan nào đã gửi đơn từ nhiệm hoặc có tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm.
Việc xây dựng chương trình kỳ họp với 10,5 ngày làm việc dành cho công tác nhân sự là trên cơ sở quy trình quy định. Vấn đề phải làm tại kỳ họp này là thực hiện quy trình miễn nhiệm rồi mới đến bổ nhiệm, ông Hạnh Phúc phân tích: “Một lúc làm 2 việc miễn nhiệm và bầu mới vậy nên thời gian dự kiến cho hoạt động này mới dài như vậy”.
Về phạm vi nhân sự được kiện toàn lần này chỉ dừng ở các vị trí đứng đầu nhà nước hay làm luôn tới cấp Bộ và cơ quan ngang bộ, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, các vị trí lãnh đạo được kiện toàn trước hết là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Còn sau đó, căn cứ vào đề nghị của Thủ tướng thì Quốc hội mới phê chuẩn bộ máy thành viên Chính phủ. Vậy nên việc có nhiều Bộ trưởng mới được bổ nhiệm kỳ này hay không phụ thuộc vào Thủ tướng mới sẽ được bầu.
Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp thứ 11 chốt lại khoá Quốc hội thứ XIII theo quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận việc kiện toàn bộ máy nhân sự nhà nước lần này có xem xét với những chức danh lãnh đạo cấp cao do Quốc hội bầu như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, việc giới thiệu các nhân sự này phải chờ đến phần của các cơ quan đó, chưa thể công bố lúc này.
Lý do công tác nhân sự được làm ngay tại kỳ họp này thay vì đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới, ông Nguyễn Hạnh Phúc nhắc lại, là do sau Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua, một số vị trí lãnh đạo cấp cao không tái cử Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Điều đó có nghĩa các nhân sự này không tiếp tục đảm nhiệm các vị trí công tác hiện tại. Công việc điều hành đất nước không thể gián đoạn mà sau cuộc bầu cử cuối tháng 5 tới đây Quốc hội mới họp kỳ đầu tiên (dự kiến vào tháng 7/2016) nên việc kiện toàn nhân sự sẽ được làm ngay mà không chờ đến tháng 7.
Tổng thư ký Quốc hội cũng thông tin thêm: “Đây không phải là việc làm mới, lần đầu tiên thực hiện mà trước đây Quốc hội đã từng làm. Như tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI cũng đã thực hiện việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo nhà nước vào tháng 6/2006 mà đến tháng 7/2006 mới khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới”.
Theo nguyên tắc, chỉ Quốc hội mới mới bầu ra Chính phủ mới, vậy nên công tác nhân sự được làm tại kỳ họp này, như xác nhận của ông Hạnh Phúc, chỉ là để kiện toàn cho khoá XIII, còn tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIV, công tác nhân sự vẫn tiếp tục thực hiện để bầu ra bộ máy nhân sự cho khoá XIV. Theo đó, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết thêm, những vị trí lãnh đạo yêu cầu phải là đại biểu Quốc hội mà người được giới thiệu ứng cử không phải đại biểu Quốc hội đương nhiệm thì chưa được xem xét, kiện toàn tại thời điểm này.
Với thông tin Trung ương Đảng khoá XII tại Hội nghị lần thứ 2 vừa qua đã thống nhất với đề cử của Bộ chính trị về 3 ứng viên cho vị trí Chủ tịch nước là ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thư ký Quốc hội không xác nhận. Ông Hạnh Phúc nhấn mạnh, công tác cán bộ là của Đảng, khi có văn bản chính thức Trung ương trình ra Quốc hội mới là danh sách chính thức, “đến giờ vẫn chưa có danh sách này”.
Cũng về quy trình, một vấn đề khác đặt ra là, việc chuyển giao quyền lực lần này là trên cơ sở sự tự nguyện từ nhiệm của những vị trí lãnh đạo không tái cử Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khoá mới. Việc được quan tâm là đến thời điểm này đã có nhiều người gửi đơn xin từ nhiệm hoặc cơ quan nào làm tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm lãnh đạo của mình?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc giải thích, theo Điều 10 luật Tổ chức Quốc hội quy định việc các chức danh cần có đơn gửi Quốc hội khi xin từ chức, còn Điều 11 thì quy định nếu cơ quan đề nghị việc miễn nhiệm thì cá nhân người lãnh đạo đơn vị đó không cần có đơn từ nhiệm.
Tổng Thư ký Quốc hội không xác nhận đến thời điểm này có cá nhân hay cơ quan nào đã gửi đơn từ nhiệm hoặc có tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm.
Việc xây dựng chương trình kỳ họp với 10,5 ngày làm việc dành cho công tác nhân sự là trên cơ sở quy trình quy định. Vấn đề phải làm tại kỳ họp này là thực hiện quy trình miễn nhiệm rồi mới đến bổ nhiệm, ông Hạnh Phúc phân tích: “Một lúc làm 2 việc miễn nhiệm và bầu mới vậy nên thời gian dự kiến cho hoạt động này mới dài như vậy”.
Về phạm vi nhân sự được kiện toàn lần này chỉ dừng ở các vị trí đứng đầu nhà nước hay làm luôn tới cấp Bộ và cơ quan ngang bộ, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, các vị trí lãnh đạo được kiện toàn trước hết là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Còn sau đó, căn cứ vào đề nghị của Thủ tướng thì Quốc hội mới phê chuẩn bộ máy thành viên Chính phủ. Vậy nên việc có nhiều Bộ trưởng mới được bổ nhiệm kỳ này hay không phụ thuộc vào Thủ tướng mới sẽ được bầu.
P.Thảo
Xin chia sẻ ý kiến với TỄU !
Trả lờiXóaNguyễn Phú Trọng và những kẻ trong băng nhóm của ông ta đã và đang toan tính dùng tiệc " Hồng Môn Yến " để "đón tiếp" Ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ! Sự chuyên quyền và độc đoán kết hợp với sự say mê quyền lực cộng thêm sự cay cú, sự ganh ghét và đố kỵ trước uy tín của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, và nhất là uy tín quá lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính trường Quốc tế đã khiến bọn người kia sẵn sàng chà đạp lên dư luận, coi thường nhân dân, và vi phạm trắng trợn Hiến pháp nhằm thực hiện kế hoạch bẩn thỉu của băng nhóm .
Ngụy biện đẻ ra lý lẽ !
ĐCSVN đã đi đến đỉnh điểm của sự tha hóa chính trị !
Xin cảm ơn TỄU !
Trò mèo, xưa rồi Diễm.
Trả lờiXóaThái độ né tránh của ông tổng thư ký quốc hội đã gián tiếp xác nhận rằng: Nguyễn Tấn Dũng nhất quyết không chịu làm đơn xin từ nhiệm.
Trả lờiXóaTại diễn đàn quốc hội năm 2011, ông Dũng cũng từng “lý luận” theo kiểu: Tui không có xin, tui cũng không có chạy chọt. Trung ương tiến cử, quốc hội bầu chọn cho tui làm thủ tướng thì tui nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh mà đảng giao phó.
Bằng việc tái diễn lại kịch bản chây lỳ như trên, Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đủ thời gian đón tiếp Obama trên cương vị thủ tướng vào tháng 5/2016. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ông Dũng lấy lại thanh thế và phục vụ cho những toan tính quyền lực của riêng mình.
Đảng trên hết, mà người cao nhất trong Đảng là Ô Nguyễn Phú Trọng (đừng gọi là Ngài vì phong kiến quá) do đó ông ấy bảo mà không nghe thì coi chừng. Có thể Đảng phải dùng đến "bạo lực cách mạng" để thống nhất chỉ huy. Đó là cách điều hành trong chế độ CS, mà từ hoa mỹ là Xã Hội Chủ Nghĩa.
Trả lờiXóaKhông từ chức là đúng,nếu cần ngồi luôn cho đến khi ông Trọng về thì cùng về ! Ông Trọng ngồi lại mấy ngày thì mình cũng ngồi lại mấy ngày ! huề,sợ gì !
Trả lờiXóaTrọng lo xa là phải. Không biết hai tháng nữa Tập có còn ngồi đó không cho nên mọi việc phải gấp rút...
Trả lờiXóaTôi không phải là đảng viên CS .Không phải là phản động và cũng không phải là thế lực thù địch. Tôi không có đủ khả năng "tự diễn biến, tự chuyển hóa" Chỉ là phó thường dân, nhưng tôi có suy nghĩ Quốc Hội cũ bầu ra các chức danh lãnh đạo nhà nước và Chính phủ mới rõ ràng là vi hiến chưa hề có tiền lệ và trên thế giới chưa có nước nào từng làm...
Trả lờiXóaCho dù ông Thủ tướng NT Dũng không còn là Ủy viên Bộ chính trị nhưng ông vẫn còn là đương kiêm Thủ tướng. Mong rằng trong thời gian còn tại vị. Ông hãy làm một điều thật vĩ đại như ông EnSin từng làm ở nước Nga.
Có vẻ như VN ta đang có "họa" lớn? Nào là cháy một số nơi, nổ ở quận Hà Đông, nào là tầu thủy, xà lan liên tiếp đâm sập cầu... Giờ lại đến việc đảng (ông tổng Trọng) tìm mọi cách ép mấy ông chủ tịch nước, TT từ chức.
Trả lờiXóaNgoài biển thì giặc Tầu đang hoành hành, liên tiếp đâm chìm tầu của ngư dân, còn trong đất liền thì các ông chỉ chú ý vào việc tranh ăn, đấu đá nhau, tìm cách bôi nhọ người tự ứng cử. CSVN đang loạn!
Trong các chế độ dân chủ đại nghị thi nhân dân bầu Quốc hội, rồi Quốc hội bầu Thủ tướng và phê chuẩn các Bộ trưởng. Nhưng thông thường, nếu không muốn nói là luôn luôn, QH nhiệm kỳ nào thì bầu TT và phê chuẩn CP của nhiệm kỳ đó, chứ không có chế độ nào lại làm "tréo cẳng ngỗng" như ở nước mình! Để cho một QH sắp bị giải tán (do hết nhiệm kỳ) bầu chọn TT và phê chuẩn các BT của nhiệm kỳ mới thì có hợp lý không? Và để cho QH nhiệm kỳ mới trong suốt nhiệm kỳ phải làm việc với một TT và một CP không phải do mình bầu chọn và phê chuẩn thì có hợp lý không? Sắp tới nhân dân ta sẽ phải sáng suốt chọn lựa những ứng cử viên xứng đáng nhất để bầu vào QH nhiệm kỳ mới. Nếu họ biết trước QH mới này sẽ mất quyền bầu chọn những người lãnh đạo cao nhất của Nhà Nước - mà đây là quyền cao nhất của một QH - thì liệu họ có sốt sắng đi bầu và chọn lựa một cách có trách nhiệm không? Những lý do phải sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà Nước mà ông TTK QH đưa là không thuyết phục. Cho rằng việc làm "tréo cẳng ngỗng" này không phải là lần đầu, vì hồi năm 2011 cũng đã từng làm vậy, không phải là một lý do chính đáng. Nếu là một tiền lệ tốt thì việc làm theo tiền lệ đó sẽ là một điều tốt, nhưng tiền lệ này lại là một tiền lệ lộn xộn, lủng củng thì tại sao phải làm theo nó? Còn nói rằng phải sớm kiện toàn... vì "cần phải có một tinh thần mới, ý chí mới, động lực mới..." thì thật không thuyết phục! Thà ông TTK QH cứ nói thẳng ra: các nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Nhà Nước ta là do Đảng ta chọn, việc QH bầu chỉ là thủ tục thôi. Dân chủ ở nước mình là dân chủ giả hiệu, dân chủ giả vờ ...; thà nói vậy nghe còn hay hơn!
Trả lờiXóaHọ ngồi xổm lêm hiến pháp do chính họ tạo ra.
Trả lờiXóaTôi chưa từng thấy ở đâu lại có chuyện buồn cười và hấp tấp như chuyện quốc hội cũ bầu chủ tịch quốc hội và các chức danh của khóa mới cả. Thậm vô lý và quá hài hước. Nếu chuyện này mà là sự thật thì chỉ có thể nói, lú hết phần thiên hạ.
Trả lờiXóaCái này đã có tiền lệ cụ thể là:
Trả lờiXóaÔng trần văn truyền Tổng thanh tra chính phủ trước khi nghỉ hưu đã kí vài chục quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Đừng đi đâu hết 2 ông Dũng-Sang / khi nào Trọng đi thì mình đi !
Trả lờiXóaNếu vậy thì sao đại hội 12 mới bầu tbt 12, để đại biểu nhiệm kỳ 11 bầu luôn có tiện hơn không ?
Trả lờiXóaMấu chốt là không cho hai vị này gặp ông Obama. Thế thôi
Trả lờiXóa