Cái gọi là "tháp Báo Thiên" được xây trên một đỉnh núi Ba Vì. Ảnh: Internet.
.
Thêm sai phạm gây rúng động ở Ba Vì
Người lao động
04/03/2016 23:45
Lâm Khang: Nguyễn Trãi từng viết trong "Dư Địa chí": "Núi ấy (Ba Vì, Tản Viên Sơn) là núi tổ của nước ta đó". Dưới triều Nguyễn, năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua truyền đúc Cửu Đỉnh làm biểu tượng cho uy thế và sự bền vững của triều đình. Hình núi Tản Viên được khắc vào Thuần Đỉnh (cao 2,32m, nặng 1.950 kg) cùng với cửa Cần Giờ và sông Thạch Hãn. Triều Tự Đức năm thứ 3, Canh Tuất (1850) thì núi Tản Viên được liệt vào hàng những núi non hung vĩ của đất nước. Hàng năm triều đình làm lễ cúng tế. Tản Viên - Ba Vì là nơi ngự trị của Tam Vị Đại vương Quốc chủ Thượng đẳng thần Tản Viên Sơn Thánh, là "Đệ nhất Phúc thần" của Tứ Bất tử trong thần điện Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài thảo mộc quý hiếm như vô phong độc dao thảo (loài cỏ không có gió cũng tự lay động), có loài đông trùng hạ thảo (loài thực vật mùa đông thì biến thành con sâu, mùa hè thì mọc mầm thành ra cỏ), có loài rêu có màu đỏ như máu (huyết), ...Vậy mà, không hiểu sao nhiều năm qua, nơi đây đã xây dựng nhiều công trình tôn giáo, thờ phụng mới như đền thờ Cố chủ tịch Hồ Chí Minh (2 khu), tháp Báo Thiên (đỉnh núi), các phủ thờ Mẫu...và nhiều biệt thự, khu vui chơi, ăn nghỉ trái phép.Có lẽ vì xã hội loạn lạc về tâm linh, hỗn loạn về pháp luật nên mới xảy ra như vậy. Và khi đã động vào linh sơn cấm địa thì chắc chắn hậu quả sẽ khôn lường! Xin hãy lấy đó làm răn!
57 căn biệt thự bề thế không phép mọc lên, cấp xã nhiều lần kiến nghị xử lý nhưng cấp trên làm ngơ
Khi dư luận còn chưa hết bức xúc với những sai phạm tại Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì (Hà Nội) thì cách đó không xa, một khu resort khác với 57 căn biệt thự hoành tráng thuộc khu nghỉ dưỡng Điền Viên thôn (xã Yên Bài, huyện Ba Vì) được chính quyền xã xác nhận là không có giấy phép và đã xây dựng hoàn thành từ nhiều năm qua.
Có dấu hiệu được dung túng
Khu nghỉ dưỡng này thuộc khu Rừng Mu nằm dưới chân núi Ba Vì, diện tích khoảng 4,8 ha. Khi đối chiếu với bản đồ đang lưu giữ tại xã Yên Bài thì phần lớn nguồn gốc đất của khu nghỉ dưỡng nêu trên là đất khai hoang, chỉ có hơn 1 ha đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 hộ dân vào năm 2010.
Khi dư luận còn chưa hết bức xúc với những sai phạm tại Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì (Hà Nội) thì cách đó không xa, một khu resort khác với 57 căn biệt thự hoành tráng thuộc khu nghỉ dưỡng Điền Viên thôn (xã Yên Bài, huyện Ba Vì) được chính quyền xã xác nhận là không có giấy phép và đã xây dựng hoàn thành từ nhiều năm qua.
Có dấu hiệu được dung túng
Khu nghỉ dưỡng này thuộc khu Rừng Mu nằm dưới chân núi Ba Vì, diện tích khoảng 4,8 ha. Khi đối chiếu với bản đồ đang lưu giữ tại xã Yên Bài thì phần lớn nguồn gốc đất của khu nghỉ dưỡng nêu trên là đất khai hoang, chỉ có hơn 1 ha đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 hộ dân vào năm 2010.
Khu biệt thự xây trái phép ở xã Yên Bài, huyện Ba Vì Ảnh: Nguyễn Hải
Thống kê của UBND xã Yên Bài cho thấy chủ đầu tư đã cải tạo và xây mới 57 căn biệt thự theo hình thức nhà 3 gian kiểu kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ, trồng cây ăn quả. Công trình bị UBND xã Yên Bài lập biên bản vi phạm hành chính về việc sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà không có giấy phép...
Từ năm 2012, khu nghỉ dưỡng này đã được chủ đầu tư là Công ty CP Thăng Long Xanh quảng cáo là nơi hội tụ đầy đủ những nét thiên nhiên của làng quê Bắc Bộ. Theo người dân địa phương, Điền Viên thôn đã đón khách du lịch từ nhiều năm qua, chủ đầu tư cũng rao bán các căn biệt thự 2 tầng và các nhà kiểu 3 gian truyền thống với giá trên 1 tỉ đồng/căn. Điều đáng nói, dù UBND xã Yên Bài nhiều lần báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm từ UBND huyện Ba Vì.
Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bài, ông Nguyễn Quốc Huy, khẳng định đất ở Điền Viên thôn khai hoang chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không được phép xây dựng nhà kiên cố. Còn ông Nguyễn Văn Luyện, cán bộ địa chính xã Yên Bài, cho biết xã đã nhiều lần phạt hành chính và yêu cầu chủ đầu tư ngừng thi công, đề nghị các đơn vị cấp điện, cấp nước dừng ngay việc cấp điện, nước đối với công trình vi phạm trong thời hạn 24 giờ; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu vào xây dựng công trình vi phạm. Tuy nhiên, chủ đầu tư không chấp hành. Trước sự ngoan cố này, ngày 23-1-2015, UBND xã Yên Bài có công văn gửi Chủ tịch UBND huyện Ba Vì báo cáo việc xử lý như trên và đề nghị Tổng Công ty Điện lực Hà Nội chỉ đạo Công ty Điện lực Ba Vì ngừng cấp điện. Tuy nhiên, khu nghỉ dưỡng Điền Viên thôn vẫn được cấp điện bình thường. Theo ông Bạch Công Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, lý do chậm xử lý vụ việc Điền Viên thôn là do trưởng đoàn thanh tra của huyện ốm, phải điều trị kéo dài, còn ông phó đoàn thì đã chuyển công tác khác (?!)
Tạm đình chỉ chức vụ giám đốc VQG nếu...
Chiều 4-3, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát về việc tôn tạo, xây dựng tại khu Cos 600 m trong phân khu hành chính dịch vụ I tại VQG Ba Vì.
Theo đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo thành lập ngay đoàn thanh tra cụ thể việc tôn tạo, xây dựng các công trình tại khu vực độ cao Cos 600 m và toàn bộ các hợp đồng liên kết để tổ chức du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì; kết luận rõ đúng, sai và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết triệt để; tạm đình chỉ công tác điều hành của Giám đốc VQG Ba Vì và các cán bộ liên quan nếu có dấu hiệu tham nhũng hoặc cản trở công tác thanh tra (giám đốc VQG Ba Vì hiện nay là ông Nguyễn Phi Truyền).
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, căn cứ công văn ngày 1-7-2008 của Bộ NN-PTNT về việc đồng ý chủ trương liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì, ngày 22-8-2008, Giám đốc VQG Ba Vì, ông Đỗ Khắc Thành, ký hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Phát triển công nghệ (CFTD) do ông Lương Ngọc Anh làm giám đốc. Theo hợp đồng, VQG Ba Vì bàn giao 53 ha tại Cos 600 m - 700 m và 3,05 ha tại Cos 800 m để CFTD xây dựng, kinh doanh khu nghỉ dưỡng trong thời hạn 53 năm (từ ngày 10-9-2008). Trong đó có 3 năm xây dựng và thời hạn liên kết kinh doanh là 50 năm (từ ngày 10-9-2011). Đổi lại, CFTD trả cho VQG Ba Vì phí đóng góp ban đầu là 200 triệu đồng; tiền bù đắp lợi ích khi triển khai xây dựng là 300 triệu đồng; tiền thuê đất là 150 triệu đồng/năm trong 50 năm. Như vậy, tổng số tiền mà VQG Ba Vì được hưởng trong vòng 50 năm vỏn vẹn chỉ 8 tỉ đồng.
.
Từ ngày 8-3, đoàn thanh tra của huyện Ba Vì sẽ cùng UBND xã Yên Bài kiểm tra các sai phạm tại Điền Viên thôn và trước mắt huyện đã yêu cầu đình chỉ xây dựng các biệt thự xây không phép này.
Văn Duẩn
Nó xây dựng xong hết rồi còn đình chỉ cái đéo gì.
Trả lờiXóaĐất nước đang rơi vào tình trạng hỗn mang Tâm linh. Việc xây chỗ thờ [Hồ Chí Minh, tháp Báo Thiên...và nhiều biệt thự, khu vui chơi, ăn nghỉ trái phép.] rồi nay mai cứ đà này xây mới chùa miếu phủ thì độc hại khôn lường. Chắc chắn sẽ diễn ra "cuộc hỗn chiến" Âm-Dương vì xây dựng khai phá động đến "chỗ yên nghỉ" và thờ (việc Âm) của tổ tiên. Có người khi làm việc tương tự đã phải trả giá mạng mình nhưng ai biết mà đưa ra để cảnh báo. Cõi Âm không YÊN thì Cõi Dương đừng hy vọng được ỔN. Xin đề nghị có biện pháp nghiêm khắc dừng/thôi/ tháo gỡ để giữ yên bình cho dân không chỉ một vùng mà cả nước.
Trả lờiXóaÔng bí thư Hoàng Trung Hải vừa đến Ba Vì dạy dân sống nghèo bền vững yên vui thì ngay sau đó ầm ĩ vụ này. Phải chăng phe cánh mới đang muốn hất đám cũ để chiếm lấy khu vực Ba Vì rồi trấn yểm trên đó?
Trả lờiXóaTôi đã từng có lần đăng nhận xét trên trang nhà Tễu rằng"rồi sẽ đến ngày đến mả Tổ chúng cũng bán để lấy tiền tiêu".Tưởng đang còn lâu tí,ai dè ngày ấy giờ đây đã đến rồi.Mình thánh thật,cứ như là trạng Trình vậy nhưng lòng lại quặn đau
Trả lờiXóanăm thân diễn trò khỉ lòe dân một tý cho vui còn những công trình này có chỗ dựa vững chắc hơn cả núi ba vì còn lâu mới làm gì được
Trả lờiXóaĐúng là mả Tổ nước Việt Nam, chúng cũng không tha, chúng làm gì có tâm linh ( tôn giáo là thuốc phiện), ông tổ của chúng ở Tây, chết đi chúng còn nguyện sang trời Tây gặp Tổ phụ chúng. Ôi đúng là lạc loài.
Trả lờiXóachính quyền coi pháp luật như ao bèo tấm...
Trả lờiXóa