TỰ THUẬT VỀ VIỆC VÀO ĐẢNG CS
Nguyễn Đình Cống
5-3-2016
Nguyễn Đình Cống
5-3-2016
Vừa qua tôi thông báo từ bỏ Đảng. Điều này gây ra những dư luận khác nhau. Sau khi công bố bài “Nhìn lại cuộc đời đối với Đảng cộng sản”, tôi thấy cần viết rõ thêm vài sự kiện. Tự xét thấy việc vào ĐCS của mình có vài chỗ đáng được bình luận hoặc tham khảo nên tôi viết ra, mong làm rõ một số chuyện để rộng đường xem xét.
Thời còn sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Cứu quốc và Thanh niên Lao động (trước và sau 1956) nhiều đoàn viên đặt mục tiêu phấn đấu trở thành đảng viên, họ xem đó là một vinh dự rất lớn, là nhiệm vụ cao đẹp. Đó là do họ đã tin theo đúng tuyên truyền của Đảng. Riêng một số khác, trong đó có tôi không đặt mục tiêu như vậy. Chúng tôi cũng phấn đấu nhưng để trở thành cán bộ khoa học giỏi chuyên môn, có đạo đức và phương pháp tốt, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Đến lúc đó Đảng có kết nạp hay không là tùy Đảng. Chúng tôi, một số trí thức trẻ, không những tích cực làm công tác chuyên môn và học tập nâng cao trình độ, mà còn hăng hái tham gia công tác đoàn thể, xã hội và chiến đấu. Thời kỳ năm 1960-1968 có nhiều giai đoạn tôi hoàn thành công việc gấp 2, gấp 3 lần định mức mà không nhận tiền làm thêm giờ, để hưởng ứng phong trào “ Mỗi người làm việc bằng hai, bằng ba vì đồng bào Miền Nam ruột thịt”.
Nhưng khi nhiều trí thức trẻ càng hoàn thiện trình độ và nhân cách thì sự xa rời giữa Đảng với họ càng tăng lên. Đó là vì Đảng muốn quần chúng trí thức phải thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo về công tác và sự phấn đấu tu dưỡng tư tưởng, để tỏ ra phục tùng và trung thành với Đảng mà thực chất là với bí thư chi bộ (mà các bí thư này có một số thường thua kém nhiều mặt), còn trí thức thì đề cao sự tự trọng, không chịu được sự luồn cúi, nịnh hót. Thế là một số trí thức bị quy kết là kiêu ngạo, xa rời Đảng, là chỉ có “chuyên” mà kém “hồng”, trong lúc tiêu chuẩn cho cán bộ khoa học là vừa hồng, vừa chuyên, mà hồng quan trọng hơn..
Được biết, vào khoảng năm 1961, sau khi 5 trường Đại học đầu tiên cung cấp cho đất nước vài ngàn trí thức trẻ thì Tổ chức và Tuyên giáo của Trung ương Đảng giật mình vì trong số đó thành phần công nông chiếm tỷ lệ thấp, một số khá đông xuất thân từ tầng lớp trên. Đặc biệt cán bộ giảng dạy của các trường đại học, phần đông xuất thân từ thành phần tư sản, địa chủ. Khi chọn lựa các sinh viên tốt nghiệp giữ lại làm cán bộ giảng dạy, các ông Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Di, Hoàng Xuân Tùy… quan tâm nhiều đến trình độ chuyên môn mà hơi coi nhẹ thành phần xã hội. Thế thì làm sao bảo đảm tính giai cấp vô sản trong trí thức. Nghe nói có chỉ thị mật chia trí thức làm các loại: Loại 1- Cốt cán, được tiếp tục đào tạo cả về chính trị và chuyên môn. Loại 2-được sử dụng và đào tạo tiếp về chuyên môn. Loại 3-được sử dụng, không đào tạo tiếp, nhưng khuyến khích họ tự nâng cao trình độ. Loại 4- Chỉ sử dụng vào nơi không quan trọng hoặc tìm cách loại bỏ. Tôi may mắn được ở vào giữa loại 3 và loại 2 vì gia đình có công với CM, con liệt sĩ và rất tích cực trong công tác.
Gần như tất cả các người loại 1 và phần lớn loại 2 được cho đi các nước XHCN làm nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án Phó tiến sĩ, về nước giữ các chức vụ chủ chốt về chuyên môn. Ở các trường đại học, trí thức loại 1 được làm lãnh đạo trường và khoa, lọai 2 chủ yếu được giao nhiệm vụ trưởng bộ môn. Trước năm 1980 phần lớn các trưởng bộ môn là ngoài đảng. Riêng khoa nơi tôi công tác, có 6 bộ môn thì cả 6 trưởng bộ môn đều ngoài đảng. Những Phó tiến sĩ dần dần được phong Phó giáo sư rồi Giáo sư, và như vậy phần lớn các PGS và GS cũng ở ngoài đảng. Họ không được kết nạp vì theo ý chi bộ, họ chưa đạt tiêu chuẩn đảng viên, một số vướng vào lý lịch, số khác bị cho là chuyên môn thuần túy mà thiếu “hồng”. Theo Chi bộ đảng thì hồng là thuộc về chính trị, là cái gì cũng xin ý kiến và nghe theo Đảng, là luôn gần gủi các đảng viên để được góp ý, được chỉ bảo, được giáo dục. Nếu không như thế thì bị qui kết là thiếu ý thức, là tự cao tự đại, là xa rời Đảng và quần chúng. Thế là chưa đạt tiêu chuẩn (điều kiện đủ) để trở thành đảng viên.
Trong một lần Đại hội Công đoàn trường vào năm 1980, tôi phát biểu ý kiến như sau : “Đề nghị Công đoàn đóng góp xây dựng Đảng bộ. Tôi cho rằng trong trường đại học, để cho Đảng có đủ sức lãnh đạo công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học thì nên tăng cường kết nạp các giáo sư, BCH công đoàn nên giới thiệu các anh chị đó cho Đảng vì họ đã quá tuổi thanh niên“. (Nếu còn tuổi thanh niên thì do Đoàn Thanh niên giới thiệu). Tối hôm đó tôi được anh bạn Nguyễn Mậu Bành đến chơi và trao đổi ý kiến. Anh Bành là trí thức loại 1, đang là ủy viên thường vụ đảng ủy trường. (sau này là Chủ tich Công đoàn ngành giáo dục) . Xin tóm lược cuộc trao đổi theo trí nhớ . Anh Bành cho biết thường vụ đảng ủy đã được phản ảnh ý kiến của tôi, cử anh đến gặp để trao đổi rồi về báo cáo lại cho đảng ủy.
Tôi nói : Nếu đảng ủy muốn biết ý kiến thì khi nào các anh họp, cho gọi, tôi sẽ đến trình bày trong 15 đến 30 phút, còn bây giờ anh nghe rồi về nói lại, sợ có chỗ không nhất quán.
Anh Bành đồng ý sẽ về nói lại ý của tôi và khi nào đảngy ủy họp sẽ cho mời đến trình bày. Tuy vậy anh bảo, giữa chỗ bạn bè cứ nói cho anh nghe một vài ý kiến.
Tôi nói, việc kết nạp đảng viên từ trước đến nay phần lớn sai về phương pháp. Đảng tuyên truyền quá nhiều về vinh dự và quyền lợi đảng viên làm cho nhiều người có động cơ lệch lạc khi phấn đấu vào đảng, tổ chức đảng quá coi nặng điều kiện đủ mà bỏ qua hoặc coi nhẹ điều kiện cần nên nhiều kẻ cơ hội được dịp vào đảng (mà nhiều người gọi là chui vào). Người cơ hội thể hiện dưới 2 dạng. Dạng1- Trước khi vào Đảng và trong thời kỳ dự bị họ phấn đấu rất tích cực, sau khi được chính thức họ không tích cực nữa. Dạng 2- Sau khi vào Đảng họ tìm mọi cách tiến thân, leo lên các chức vụ cao, không phải bằng năng lực thực sự mà bằng cách dựa vào ô dù, dùng các thủ đoạn chạy chức chạy quyền, thủ đoạn “đội trên đạp dưới” . Đúng ra khi định kết nạp ai Đảng nên thảo luận trước hết về điều kiện cần, sau mới xét xem điều kiện đủ. Nếu Đảng thấy cần kết nạp người A cho một công việc nào đấy mà người này còn thiếu một vài điều kiện đủ, hoặc họ không muốn vào Đảng thì nên chủ động tuyên truyền, vận động họ vào và tìm cách giúp họ đạt tiêu chuẩn. Thông thường nhiều chi bộ không làm như vậy. Trong thời gian qua ở trường kết nạp được một số đảng viên là công nhân, cấp dưỡng, bộ đội phục viên mà ít kết nạp được các tiến sĩ, giáo sư là vì nguyên nhân đó.
Không rõ lời góp ý của tôi có tác dụng gì không, nhưng từ đó trở đi tôi thấy Đảng bộ trường đã kết nạp được một số đáng kể các giáo sư, tiến sĩ. Chắc là Đảng ủy đã được cấp trên cho phép mở rộng việc kết nạp các trí thức bậc cao.
Riêng việc tôi vào Đảng cũng gặp một số oái oăm. Lúc còn ngoài đảng tôi vẫn được tín nhiệm trong công tác chuyên môn và đoàn thể. Về chuyên môn tôi là tiến sĩ, phó giáo sư, trưởng bộ môn. Về đoàn thể, nhiều năm tôi được bầu làm Phó chủ tịch công đoàn, (Chủ tịch phải là một Đảng ủy viên), trưởng ban đại diện công nhân viên chức, nhiều lần ngồi chủ tịch đoàn trong các đại hội công đoàn và hội nghị công nhân viên chức. Vì thế khi Đảng ủy thông báo hỏi ý kiến rộng rãi có nên kết nạp tôi không thì nhiều người quá ngạc nhiên vì họ tưởng nhầm tôi đã là một đảng viên kỳ cựu. Riêng khi biểu quyết ở chi bộ thì không suôn sẻ. Hai đảng viên giới thiệu tôi, là bí thư chi bộ Hoàng Như Tầng và phó chủ nhiệm khoa, bí thư liên chi bộ, đảng ủy viên Nguyễn Văn Tấn. Hai anh này có phẩm chất tốt nhưng trong việc giới thiệu tôi các anh hơi chủ quan, cho rằng với cương vị của các anh, với phẩm chất và uy tín của tôi thì việc thông qua chi bộ sẽ dễ dàng thôi. Không ngờ trong cuộc họp chi bộ để xét kết nạp có vài đảng viên đưa ra hết thắc mắc này đến thắc mắc khác. Biểu quyết không đạt 100%, phải dừng lại để điều tra thêm. Sau cuộc họp anh Tầng gặp tôi. Tôi giải thích rõ ràng, các thắc mắc chỉ dựa vào một phần nhỏ sự thật rồi suy luận, có thể là nhầm lẫn, cũng có thể là ngụy biện. Tôi đề nghị trong cuộc họp sau để tôi tham dự, ai có thắc mắc gì tôi sẽ giải đáp ngay. Nhưng theo nguyên tắc không được làm như vậy. Cuộc họp sau, những thắc mắc lần trước được giải đáp, lại phát sinh các thắc mắc mới, vẫn chưa thông qua được 100%. Sau cuộc họp anh Tầng lại gặp tôi, than phiền về thái độ của những người thắc mắc và đề nghị tôi tìm cách khắc phục. Tôi đề nghị, nếu không được dự họp thì tôi ngồi ở nhà gần đó. Khi có thắc mắc gì không ai giải đáp được thì anh đến gặp tôi để nghe giải đáp rồi về cuộc họp nói lại. Đây đã là lần thứ ba, mà dân ta hay tin là “ sự bất quá tam”. Đề nghị không được chấp nhận. Tôi buộc lòng phải nhờ anh Tầng trao đổi riêng với một số đảng viên ý kiến sau : Ai có thắc mắc gì thì nên viết ra giấy cho bằng hết, chi bộ đưa trước cho tôi để tôi trả lời, không nên cứ mỗi cuộc họp lại đưa ra vài điều thiếu căn cứ, không biết đến bao giờ cho hết. Tôi công tác ở trường đã 25 năm, như thế nào thì nhiều người biết rõ. Năm nay tôi đã 48 tuổi, không còn trẻ nữa. Tôi vào Đảng là để cùng các đảng viên làm tốt công việc chứ không vì lợi ích cá nhân. Nếu lần này mà vẫn còn thắc mắc, không thông qua được thì tôi sẽ rút đơn . Sau khi tôi và các đồng chí nêu thắc mắc đều về hưu, tôi sẽ đến gặp từng người tại nhà riêng hỏi tại sao họ ngăn cản tôi vào Đảng, nếu họ xét thấy đủ lý do chính đáng thì giữ nguyên ý kiến, còn không thì biểu quyết đi cho được 100% như yêu cầu. Kết quả lần thứ 3 mới thông qua được.
Một lần đi nghỉ mát, tôi được xếp ở chung phòng với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Chọn. Anh kể : Trong nhiều năm ở cương vị thường vụ đảng ủy, xét kết nạp nhiều chục đảng viên, chưa có lần nào phải xét lâu và gay cấn như trường hợp của tôi. Tôi nói : Chắc là do anh Trà, trưởng phòng tổ chức, ủy viên thường vụ, gây ra chứ gì. Bề ngoài tôi với anh ấy là bạn bè nhưng trong công tác có nhiều việc chống đối nhau. Trong cương vị trưởng bộ môn, trưởng ban thường trực công nhân viên chức và phó chủ tịch công đoàn tôi đã vài lần tranh luận với anh và lần nào anh cũng không thắng được tôi, không áp đặt được tôi, nói nôm na là chịu thua về lý lẽ, vì vậy anh không ưa gì tôi.
Sau này nghĩ về sự trung thực của mình, một người ngoài Đảng dám tranh luận với trưởng phòng tổ chức và không chịu sự áp đặt, tôi cũng hơi giật mình. Rất may là tôi ở trong môi trường Đại học, gặp được nhiều hiệu trưởng, bí thư đảng ủy có trình độ cao về nhân văn, lại có đội ngũ các thầy giáo hậu thuẩn chứ ở nơi khác chắc là khó giữ được cương vị công tác.
Tại sao lúc trẻ tôi không phấn đấu vào Đảng, đến gần 50 tuổi mới vào. Như đã viết, mục tiêu tôi vào là để làm việc tốt hơn. Nếu tôi chỉ tập trung toàn lực vào khoa học thì có lẽ chẳng vào làm gì. Số là từ khoảng 40 tuổi trở đi, khi nhận thấy việc lãnh đạo của Đảng, việc quản lý xã hội có nhiều điều bất cập, tôi bỏ công tìm hiểu các vấn đề về lãnh đạo và quản lý. Càng tìm hiểu tôi càng say sưa và tự phát hiện mình có năng khiếu. Với bộ môn, tôi đã lãnh đạo, xây dựng thành đơn vị xuất sắc, được thưởng huân chương Lao động. Với khoa và trường tôi suy nghĩ và đóng góp nhiều ý kiến đổi mới, cải tiến mà tôi cho là quan trọng. Nhưng những ý kiến như vậy thường bị xếp xó hoặc bị lợi dụng. Lịch sử và thực tế cho thấy, khi bạn có ý tưởng hoặc kế hoạch tốt đẹp cho tập thể, muốn thực hiện được thì tốt nhất bạn phải có cương vị thích hợp hoặc có được “ minh chủ” chịu nghe bạn. Không có được một trong 2 thứ đó thì rất khó để thực thi ý tưởng. Tôi đang có nhiều ý tưởng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo mà ở cương vị trưởng bộ môn không đủ quyền hạn thực hiện, chỉ có quyền góp ý lên trên. Muốn thực hiện được phải có chức vụ tối thiểu là chủ nhiệm khoa. Mà chủ nhiệm khoa phải là đảng viên. Vì thế mà tôi làm đơn xin vào Đảng, mặc dầu vào thời gian này tôi đã phần nào thấy được một số độc hại của CNML và một số sai lầm của Đảng, nhưng vẫn phải chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng như một điều tất yếu. Hơn nữa ở trong trường nhiều đảng viên trí thức là những người ưu tú, cùng sinh hoạt với những người đó cũng là việc nên làm. Kết quả tôi vào Đảng, làm chủ nhiệm khoa, có nhiều đóng góp tích cực cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sau khi về hưu, với cương vị đảng viên tôi cũng đã có nhiều đóng góp tích cực cho địa phương.
Tôi biết mục tiêu vào Đảng của nhiều trí thức cũng giống như tôi và con đường cũng khá gập ghềnh nên viết ra để trao đổi. Đó là thời gian trước đây. Đến bây giờ, sau khi ở trong Đảng 30 năm, tình hình đã khác nhiều. Càng ngày tôi càng thấy rõ tác hại của CNML. Để thực hiện ý tưởng phê phán nó được tốt hơn tôi thấy nên ra Đảng và tôi đã làm như thế.
Thời còn sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Cứu quốc và Thanh niên Lao động (trước và sau 1956) nhiều đoàn viên đặt mục tiêu phấn đấu trở thành đảng viên, họ xem đó là một vinh dự rất lớn, là nhiệm vụ cao đẹp. Đó là do họ đã tin theo đúng tuyên truyền của Đảng. Riêng một số khác, trong đó có tôi không đặt mục tiêu như vậy. Chúng tôi cũng phấn đấu nhưng để trở thành cán bộ khoa học giỏi chuyên môn, có đạo đức và phương pháp tốt, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Đến lúc đó Đảng có kết nạp hay không là tùy Đảng. Chúng tôi, một số trí thức trẻ, không những tích cực làm công tác chuyên môn và học tập nâng cao trình độ, mà còn hăng hái tham gia công tác đoàn thể, xã hội và chiến đấu. Thời kỳ năm 1960-1968 có nhiều giai đoạn tôi hoàn thành công việc gấp 2, gấp 3 lần định mức mà không nhận tiền làm thêm giờ, để hưởng ứng phong trào “ Mỗi người làm việc bằng hai, bằng ba vì đồng bào Miền Nam ruột thịt”.
Nhưng khi nhiều trí thức trẻ càng hoàn thiện trình độ và nhân cách thì sự xa rời giữa Đảng với họ càng tăng lên. Đó là vì Đảng muốn quần chúng trí thức phải thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo về công tác và sự phấn đấu tu dưỡng tư tưởng, để tỏ ra phục tùng và trung thành với Đảng mà thực chất là với bí thư chi bộ (mà các bí thư này có một số thường thua kém nhiều mặt), còn trí thức thì đề cao sự tự trọng, không chịu được sự luồn cúi, nịnh hót. Thế là một số trí thức bị quy kết là kiêu ngạo, xa rời Đảng, là chỉ có “chuyên” mà kém “hồng”, trong lúc tiêu chuẩn cho cán bộ khoa học là vừa hồng, vừa chuyên, mà hồng quan trọng hơn..
Được biết, vào khoảng năm 1961, sau khi 5 trường Đại học đầu tiên cung cấp cho đất nước vài ngàn trí thức trẻ thì Tổ chức và Tuyên giáo của Trung ương Đảng giật mình vì trong số đó thành phần công nông chiếm tỷ lệ thấp, một số khá đông xuất thân từ tầng lớp trên. Đặc biệt cán bộ giảng dạy của các trường đại học, phần đông xuất thân từ thành phần tư sản, địa chủ. Khi chọn lựa các sinh viên tốt nghiệp giữ lại làm cán bộ giảng dạy, các ông Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Di, Hoàng Xuân Tùy… quan tâm nhiều đến trình độ chuyên môn mà hơi coi nhẹ thành phần xã hội. Thế thì làm sao bảo đảm tính giai cấp vô sản trong trí thức. Nghe nói có chỉ thị mật chia trí thức làm các loại: Loại 1- Cốt cán, được tiếp tục đào tạo cả về chính trị và chuyên môn. Loại 2-được sử dụng và đào tạo tiếp về chuyên môn. Loại 3-được sử dụng, không đào tạo tiếp, nhưng khuyến khích họ tự nâng cao trình độ. Loại 4- Chỉ sử dụng vào nơi không quan trọng hoặc tìm cách loại bỏ. Tôi may mắn được ở vào giữa loại 3 và loại 2 vì gia đình có công với CM, con liệt sĩ và rất tích cực trong công tác.
Gần như tất cả các người loại 1 và phần lớn loại 2 được cho đi các nước XHCN làm nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án Phó tiến sĩ, về nước giữ các chức vụ chủ chốt về chuyên môn. Ở các trường đại học, trí thức loại 1 được làm lãnh đạo trường và khoa, lọai 2 chủ yếu được giao nhiệm vụ trưởng bộ môn. Trước năm 1980 phần lớn các trưởng bộ môn là ngoài đảng. Riêng khoa nơi tôi công tác, có 6 bộ môn thì cả 6 trưởng bộ môn đều ngoài đảng. Những Phó tiến sĩ dần dần được phong Phó giáo sư rồi Giáo sư, và như vậy phần lớn các PGS và GS cũng ở ngoài đảng. Họ không được kết nạp vì theo ý chi bộ, họ chưa đạt tiêu chuẩn đảng viên, một số vướng vào lý lịch, số khác bị cho là chuyên môn thuần túy mà thiếu “hồng”. Theo Chi bộ đảng thì hồng là thuộc về chính trị, là cái gì cũng xin ý kiến và nghe theo Đảng, là luôn gần gủi các đảng viên để được góp ý, được chỉ bảo, được giáo dục. Nếu không như thế thì bị qui kết là thiếu ý thức, là tự cao tự đại, là xa rời Đảng và quần chúng. Thế là chưa đạt tiêu chuẩn (điều kiện đủ) để trở thành đảng viên.
Trong một lần Đại hội Công đoàn trường vào năm 1980, tôi phát biểu ý kiến như sau : “Đề nghị Công đoàn đóng góp xây dựng Đảng bộ. Tôi cho rằng trong trường đại học, để cho Đảng có đủ sức lãnh đạo công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học thì nên tăng cường kết nạp các giáo sư, BCH công đoàn nên giới thiệu các anh chị đó cho Đảng vì họ đã quá tuổi thanh niên“. (Nếu còn tuổi thanh niên thì do Đoàn Thanh niên giới thiệu). Tối hôm đó tôi được anh bạn Nguyễn Mậu Bành đến chơi và trao đổi ý kiến. Anh Bành là trí thức loại 1, đang là ủy viên thường vụ đảng ủy trường. (sau này là Chủ tich Công đoàn ngành giáo dục) . Xin tóm lược cuộc trao đổi theo trí nhớ . Anh Bành cho biết thường vụ đảng ủy đã được phản ảnh ý kiến của tôi, cử anh đến gặp để trao đổi rồi về báo cáo lại cho đảng ủy.
Tôi nói : Nếu đảng ủy muốn biết ý kiến thì khi nào các anh họp, cho gọi, tôi sẽ đến trình bày trong 15 đến 30 phút, còn bây giờ anh nghe rồi về nói lại, sợ có chỗ không nhất quán.
Anh Bành đồng ý sẽ về nói lại ý của tôi và khi nào đảngy ủy họp sẽ cho mời đến trình bày. Tuy vậy anh bảo, giữa chỗ bạn bè cứ nói cho anh nghe một vài ý kiến.
Tôi nói, việc kết nạp đảng viên từ trước đến nay phần lớn sai về phương pháp. Đảng tuyên truyền quá nhiều về vinh dự và quyền lợi đảng viên làm cho nhiều người có động cơ lệch lạc khi phấn đấu vào đảng, tổ chức đảng quá coi nặng điều kiện đủ mà bỏ qua hoặc coi nhẹ điều kiện cần nên nhiều kẻ cơ hội được dịp vào đảng (mà nhiều người gọi là chui vào). Người cơ hội thể hiện dưới 2 dạng. Dạng1- Trước khi vào Đảng và trong thời kỳ dự bị họ phấn đấu rất tích cực, sau khi được chính thức họ không tích cực nữa. Dạng 2- Sau khi vào Đảng họ tìm mọi cách tiến thân, leo lên các chức vụ cao, không phải bằng năng lực thực sự mà bằng cách dựa vào ô dù, dùng các thủ đoạn chạy chức chạy quyền, thủ đoạn “đội trên đạp dưới” . Đúng ra khi định kết nạp ai Đảng nên thảo luận trước hết về điều kiện cần, sau mới xét xem điều kiện đủ. Nếu Đảng thấy cần kết nạp người A cho một công việc nào đấy mà người này còn thiếu một vài điều kiện đủ, hoặc họ không muốn vào Đảng thì nên chủ động tuyên truyền, vận động họ vào và tìm cách giúp họ đạt tiêu chuẩn. Thông thường nhiều chi bộ không làm như vậy. Trong thời gian qua ở trường kết nạp được một số đảng viên là công nhân, cấp dưỡng, bộ đội phục viên mà ít kết nạp được các tiến sĩ, giáo sư là vì nguyên nhân đó.
Không rõ lời góp ý của tôi có tác dụng gì không, nhưng từ đó trở đi tôi thấy Đảng bộ trường đã kết nạp được một số đáng kể các giáo sư, tiến sĩ. Chắc là Đảng ủy đã được cấp trên cho phép mở rộng việc kết nạp các trí thức bậc cao.
Riêng việc tôi vào Đảng cũng gặp một số oái oăm. Lúc còn ngoài đảng tôi vẫn được tín nhiệm trong công tác chuyên môn và đoàn thể. Về chuyên môn tôi là tiến sĩ, phó giáo sư, trưởng bộ môn. Về đoàn thể, nhiều năm tôi được bầu làm Phó chủ tịch công đoàn, (Chủ tịch phải là một Đảng ủy viên), trưởng ban đại diện công nhân viên chức, nhiều lần ngồi chủ tịch đoàn trong các đại hội công đoàn và hội nghị công nhân viên chức. Vì thế khi Đảng ủy thông báo hỏi ý kiến rộng rãi có nên kết nạp tôi không thì nhiều người quá ngạc nhiên vì họ tưởng nhầm tôi đã là một đảng viên kỳ cựu. Riêng khi biểu quyết ở chi bộ thì không suôn sẻ. Hai đảng viên giới thiệu tôi, là bí thư chi bộ Hoàng Như Tầng và phó chủ nhiệm khoa, bí thư liên chi bộ, đảng ủy viên Nguyễn Văn Tấn. Hai anh này có phẩm chất tốt nhưng trong việc giới thiệu tôi các anh hơi chủ quan, cho rằng với cương vị của các anh, với phẩm chất và uy tín của tôi thì việc thông qua chi bộ sẽ dễ dàng thôi. Không ngờ trong cuộc họp chi bộ để xét kết nạp có vài đảng viên đưa ra hết thắc mắc này đến thắc mắc khác. Biểu quyết không đạt 100%, phải dừng lại để điều tra thêm. Sau cuộc họp anh Tầng gặp tôi. Tôi giải thích rõ ràng, các thắc mắc chỉ dựa vào một phần nhỏ sự thật rồi suy luận, có thể là nhầm lẫn, cũng có thể là ngụy biện. Tôi đề nghị trong cuộc họp sau để tôi tham dự, ai có thắc mắc gì tôi sẽ giải đáp ngay. Nhưng theo nguyên tắc không được làm như vậy. Cuộc họp sau, những thắc mắc lần trước được giải đáp, lại phát sinh các thắc mắc mới, vẫn chưa thông qua được 100%. Sau cuộc họp anh Tầng lại gặp tôi, than phiền về thái độ của những người thắc mắc và đề nghị tôi tìm cách khắc phục. Tôi đề nghị, nếu không được dự họp thì tôi ngồi ở nhà gần đó. Khi có thắc mắc gì không ai giải đáp được thì anh đến gặp tôi để nghe giải đáp rồi về cuộc họp nói lại. Đây đã là lần thứ ba, mà dân ta hay tin là “ sự bất quá tam”. Đề nghị không được chấp nhận. Tôi buộc lòng phải nhờ anh Tầng trao đổi riêng với một số đảng viên ý kiến sau : Ai có thắc mắc gì thì nên viết ra giấy cho bằng hết, chi bộ đưa trước cho tôi để tôi trả lời, không nên cứ mỗi cuộc họp lại đưa ra vài điều thiếu căn cứ, không biết đến bao giờ cho hết. Tôi công tác ở trường đã 25 năm, như thế nào thì nhiều người biết rõ. Năm nay tôi đã 48 tuổi, không còn trẻ nữa. Tôi vào Đảng là để cùng các đảng viên làm tốt công việc chứ không vì lợi ích cá nhân. Nếu lần này mà vẫn còn thắc mắc, không thông qua được thì tôi sẽ rút đơn . Sau khi tôi và các đồng chí nêu thắc mắc đều về hưu, tôi sẽ đến gặp từng người tại nhà riêng hỏi tại sao họ ngăn cản tôi vào Đảng, nếu họ xét thấy đủ lý do chính đáng thì giữ nguyên ý kiến, còn không thì biểu quyết đi cho được 100% như yêu cầu. Kết quả lần thứ 3 mới thông qua được.
Một lần đi nghỉ mát, tôi được xếp ở chung phòng với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Chọn. Anh kể : Trong nhiều năm ở cương vị thường vụ đảng ủy, xét kết nạp nhiều chục đảng viên, chưa có lần nào phải xét lâu và gay cấn như trường hợp của tôi. Tôi nói : Chắc là do anh Trà, trưởng phòng tổ chức, ủy viên thường vụ, gây ra chứ gì. Bề ngoài tôi với anh ấy là bạn bè nhưng trong công tác có nhiều việc chống đối nhau. Trong cương vị trưởng bộ môn, trưởng ban thường trực công nhân viên chức và phó chủ tịch công đoàn tôi đã vài lần tranh luận với anh và lần nào anh cũng không thắng được tôi, không áp đặt được tôi, nói nôm na là chịu thua về lý lẽ, vì vậy anh không ưa gì tôi.
Sau này nghĩ về sự trung thực của mình, một người ngoài Đảng dám tranh luận với trưởng phòng tổ chức và không chịu sự áp đặt, tôi cũng hơi giật mình. Rất may là tôi ở trong môi trường Đại học, gặp được nhiều hiệu trưởng, bí thư đảng ủy có trình độ cao về nhân văn, lại có đội ngũ các thầy giáo hậu thuẩn chứ ở nơi khác chắc là khó giữ được cương vị công tác.
Tại sao lúc trẻ tôi không phấn đấu vào Đảng, đến gần 50 tuổi mới vào. Như đã viết, mục tiêu tôi vào là để làm việc tốt hơn. Nếu tôi chỉ tập trung toàn lực vào khoa học thì có lẽ chẳng vào làm gì. Số là từ khoảng 40 tuổi trở đi, khi nhận thấy việc lãnh đạo của Đảng, việc quản lý xã hội có nhiều điều bất cập, tôi bỏ công tìm hiểu các vấn đề về lãnh đạo và quản lý. Càng tìm hiểu tôi càng say sưa và tự phát hiện mình có năng khiếu. Với bộ môn, tôi đã lãnh đạo, xây dựng thành đơn vị xuất sắc, được thưởng huân chương Lao động. Với khoa và trường tôi suy nghĩ và đóng góp nhiều ý kiến đổi mới, cải tiến mà tôi cho là quan trọng. Nhưng những ý kiến như vậy thường bị xếp xó hoặc bị lợi dụng. Lịch sử và thực tế cho thấy, khi bạn có ý tưởng hoặc kế hoạch tốt đẹp cho tập thể, muốn thực hiện được thì tốt nhất bạn phải có cương vị thích hợp hoặc có được “ minh chủ” chịu nghe bạn. Không có được một trong 2 thứ đó thì rất khó để thực thi ý tưởng. Tôi đang có nhiều ý tưởng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo mà ở cương vị trưởng bộ môn không đủ quyền hạn thực hiện, chỉ có quyền góp ý lên trên. Muốn thực hiện được phải có chức vụ tối thiểu là chủ nhiệm khoa. Mà chủ nhiệm khoa phải là đảng viên. Vì thế mà tôi làm đơn xin vào Đảng, mặc dầu vào thời gian này tôi đã phần nào thấy được một số độc hại của CNML và một số sai lầm của Đảng, nhưng vẫn phải chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng như một điều tất yếu. Hơn nữa ở trong trường nhiều đảng viên trí thức là những người ưu tú, cùng sinh hoạt với những người đó cũng là việc nên làm. Kết quả tôi vào Đảng, làm chủ nhiệm khoa, có nhiều đóng góp tích cực cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sau khi về hưu, với cương vị đảng viên tôi cũng đã có nhiều đóng góp tích cực cho địa phương.
Tôi biết mục tiêu vào Đảng của nhiều trí thức cũng giống như tôi và con đường cũng khá gập ghềnh nên viết ra để trao đổi. Đó là thời gian trước đây. Đến bây giờ, sau khi ở trong Đảng 30 năm, tình hình đã khác nhiều. Càng ngày tôi càng thấy rõ tác hại của CNML. Để thực hiện ý tưởng phê phán nó được tốt hơn tôi thấy nên ra Đảng và tôi đã làm như thế.
Nguồn: Ba Sàm
Một người tốt, muốn cống hiến nhiều phải có vị trí, đương nhiên phải là đảng viên, xong khi đã vào đảng, mọi hoạt động kể cả cống hiến cũng phải làm theo nghị quyết, khi đó mọi hoạt động còn khó hơn cả người ngoài đảng, sau dần sẽ bị tổ chức làm thoái hóa, tự mình biến thành người máy lúc nào không biết.
Trả lờiXóaTrong chế độ đảng trị, không phải đảng viên thiệt thòi trăm đường. Nhưng từ trước tới nay có rất nhiều người kiên quyết không vào đảng.
Trả lờiXóa