Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

NGÀY MAI, HÀ NỘI SẼ MỞ HỘI THẢO KHẨN CẤP VỀ "ẤN HOÀNG THÀNH"

“Ấn thiêng” khắc ngược (Ảnh chụp từ hồ sơ của PGS.NGND Hoàng Văn Khoán).
Ấn khắc thế này, khi đóng xuống sẽ ra chữ ngược. 
.
Liên quan đến cái "ấn" gỗ có mấy chữ Sắc Mệnh Chi Bảo, được các nhà khảo cổ học loan báo rằng đào được tại hố khai quật khu vực gần nhà Quốc hội năm 2014. Quả ấy này được các nhà khảo cổ khẳng định là ấn đời Trần, cách nay 750 năm, và Hà Nội có ý định dùng nó để tiến hành lễ khai ấn, ban ấn, phát ấn, bán ấn tại Hoàng thành Thăng Long.

Sáng 16.02.2016 (tức 9 Tết), Đại tướng Trần Đại Quang đã thực hiện đóng ấn "Sắc Mệnh Chi Bảo" tại Hoàng thành Thăng Long. Vậy chiếc ấn được ông Trần Đại Quang sử dụng để đóng là ấn nào? Là một chiếc ấn gỗ "Sắc Mệnh Chi Bảo" vừa đặt làm ở Tạ Hiện, hay chính là ấn "Sắc Mệnh Chi Bảo đời Trần" do các nhà khảo cổ học đưa cho ông? Nếu là ấn đào được thì các nhà khảo cổ đã mắc sai lầm nghiêm trọng vì đã lấy một hiện vật khảo cổ học để đóng thí điểm cho một cuộc chơi. Ấn ấy không có núm thì người đóng ấn sẽ cầm vào chỗ nào để thực hiện việc chịch ấn? Còn nếu dùng một ấn mới, vừa đặt làm ở phố Tạ Hiện về thì có nói thực với Ông Trần Đại Quang rằng đây là cái ấn giả không? Nếu nói đây là ấn giả, chắc ông Quang sẽ không thực hiện việc đóng ấn, vì ông không làm trò đùa ở giữa Hoàng thành trước hàng trăm con mắt như vậy! Còn nếu không nói là ấn giả thì đương nhiên là các nhà tổ chức đã mập mờ lừa dối lãnh đạo!



Chắc chắn họ đã đưa cho Ông Trần Đại Quang một cái ấn vừa chế tác, 
thì mới có hình dấu sắc nét và nuột như thế này!

Theo các nhà báo, Ông Quang đóng được 43 cái thì đã xảy ra cảnh lộn xộn tranh cướp ấn, phải dừng lại. Và...cũng từ hôm đó đến nay, chiếc "ấn" Sắc Mệnh Chi Bảo "đời Trần" được nói là đào lên từ hố khai quật Hoàng thành đang trưng bày ở đây cũng đã...bốc hơi một cách khó hiểu!

Tuy nhiên, quanh cái gọi là "ấn" này đã có rất nhiều tranh cãi. Tựu chung có mấy ý kiến sau:

- Nó không phải là "ấn. triện", vì nó chỉ là một mảnh gỗ dẹt, không có núm.
- Nó là hiện vật có niên đại rất muộn, không thể là vật có từ đời Trần.
- Nó là một vật giả mạo, vì không bao giờ ấn lại khắc chữ thuận, mà phải khắc ngược thì khi đóng xuống văn bản mới ra chữ đúng.
- Nó là một vật được vứt xuống hố khai quật khảo cổ trong ý đồ khuếch trương một vụ "khai ấn" rầm rộ từ nay về sau ở Hoàng thành, nhằm cạnh tranh và hút khách với Đền Trần Nam Định.
....

Trước tình hình dư luận trong và ngoài giới học thuật, dư luận xã hội và báo chí, Hà Nội sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về hiện vật này. 

Tọa đàm khoa học: ẤN GỖ "SẮC MỆNH CHI BẢO" PHÁT HIỆN TRONG ĐỢT KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG NĂM 2012

- Thời gian: 14h00 ngày thứ Sáu, 26 tháng 02 năm 2016
- Địa điểm: Phòng họp số 1, Hội trường Lớn,
Trung tâm Di sản Hoàng thành Thăng Long, số 9 Hoàng Diệu, Hà Nội.

Chắc chắn, cuộc hội thảo sẽ có mặt các vị: Phan Huy Lê, Hoàng Văn Khoán, Tống Trung Tín, Vũ Minh Giang, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Tiến Đông, Nguyễn Công Việt, Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Quang Hà, Trần Văn Quyến...

Được biết, hiện vật này có chữ Hán Nôm, nhưng chỉ 01 vị cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đươc mời đến hội thảo. Đó là PGS. TS Nguyễn Công Việt - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chuyên gia duy nhất về ấn chương học của Việt Nam.

Tễu Blog.

Mời các vị xem lại bài này, bản gốc trên VietQ.vn:
Lật chồng báo cũ: 700 NĂM VÙI SÂU, CHIẾC ẤN VẪN SẮC NHƯ VỪA ĐẼO


Thêm một ấn cổ triều Trần được phát hiện 
tại Hà Nội

VietQ.vn

16:45 08/02/2014

Ấn cổ khắc chữ “Sắc Mệnh Chi Bảo” của Vua Trần, được làm bằng gỗ, vẫn còn nguyên vẹn sau thời gian khoảng 750 năm…

Trong đợt khai quật Di tích Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần mới đây, tại khu G cạnh Tòa nhà Quốc Hội (18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội), các nhà khảo cổ đã phát hiện được một di vật quý giá: Ấn “Sắc Mệnh Chi Bảo” khắc bằng gỗ của Nhà Trần, có niên đại cách nay khoảng 750 năm. Ấn gỗ còn nguyên vẹn, chữ khắc còn rất sắc nét, có kích thước vuông 11,5cmx11,5cm, dùng để ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân... 

.
Chiếc ấn gỗ đặc biệt của triều Trần vừa được phát hiện.
.
Căn cứ vào cốn chữ khắc trên ấn: “Sắc mệnh chi bảo” thì đây là ấn của nhà vua, dùng khi ban bố mệnh lệnh, sắc chỉ. Vậy sao Quốc ấn này không phải bằng ngọc (Ngọc tỷ) mà lại bằng gỗ? Và hoàn cảnh lịch sử ra đời của quả ấn gỗ này có gì đặc biệt?

Lần theo sử sách được biết, trong suốt lịch sử thời Trần chỉ có một lần duy nhất nhà vua hạ lệnh khắc ấn gỗ để dùng vào việc ban bố sắc mệnh, đó là trung tuần tháng chạp năm Đinh Tỵ (khoảng đầu năm 1258). Sự kiện này được Đại Việt Sử ký Toàn thư chép như sau:

“Năm Đinh Tỵ, Mùa đông (…) Tháng 12, ngày 12, tướng nhà Nguyên là Ngột Lương hợp đài xâm lấn đồng Bình lệ (…)

Khi ấy vua thân đem sáu quân đi chống giặc. Quan chưởng ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường điện Đại minh, chỉ mang theo ấn nội mật đi theo; nửa đường ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong việc quân không có ấn, vua sai thợ khắc gỗ làm ấn.”

Vậy rất có thể quả ấn gỗ vua sai khắc năm ấy chính là quả ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” vừ khai quật được ở Di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long nói trên. 

.
Ấn cổ tới nay vẫn sắc nét

Nếu vậy thì quả ấn gỗ này được ra đời vào những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất – 1258 dưới thời vua Thái Tông Trần Cảnh. Và nó chỉ được dùng trong khoảng 15-18 ngày cuối tháng Chạp năm Đinh tỵ. Sau đại thắng Đông Bộ Đầu vào ngày 24 tháng Chạp Đinh Tỵ, quân dân Đại Việt đã đuổi quân Nguyên ra khỏi bờ cõi. Khi vua cùng triều đình trở lại Kinh thành Thăng Long thì không những quả ấn báu giấu ở điện Đại Minh vẫn còn mà quả ấn nội mật bị mất trên đường kháng chiến cũng được tìm thấy.

Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Đến khi (vua) trở về Kinh sư, lại có người đem dâng ấn bị mất; ấn giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ”. Ngay ngày mồng một Tết Mậu Ngọ ấy, vua ngự tại chính điện định công phong tước cho tướng sĩ, đình thần có công đánh giặc và ban bố các đạo dụ ổn định đất nước sau cuộc chiến chống ngoại xâm. Khi đó, chắc chắn Vua Trần Thái tông sẽ dùng “ấn báu” vào việc ban sắc chỉ. Và như vậy, quả ấn gỗ được khắc vội trong thời chiến sẽ chấm dứt vai trò lịch sử của mình.

Tuy chỉ có vai trò lịch sử ngắn ngủi chưa tới hai chục ngày, nhưng quả ấn gỗ “Sắc Mệnh Chi Bảo” vừa được tìm thấy trong lòng đất Hoàng thành Thăng Long cùng với hoàn cảnh ra đời của nó là một bằng chứng hùng hồn cho cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông của quân dân Đại Việt, một thời chói lọi của hào khí Đông A. Quả ấn gỗ thời chiến đó thực sự có vị trí đặc biệt trong kho tàng di tích lịch sử của dân tộc.


Trịnh Trọng Quý

19 nhận xét :

  1. Sướng nhảy, không biết Hà Nội định hoan nghênh bác Hoàng Trung Hải, hay muốn thử thách bác đây, nên mới sốt sắng hội thảo ngay lập tức

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao gọi là ấn SẮC MỆNH CHI BẢO ? Nó in ngược, nào có ra chữ gì?
      Té ra muốn làm đò giả cũng phải "có văn hóa"?
      Nay được hội thảo chưa biết thế nào, nhưng chẳng hay hay thì cũng dở dở ! Chờ xem?

      Xóa
  2. Các chấm màu đỏ trên lưng ấn, thấy đều đều khắp lưng ấn, kiểu như người ta chấm chấm đỏ đỏ đều đều cho dễ coi (dễ lường gạt).

    Trả lờiXóa
  3. Đề nghị, trước khi hội thảo, nên giám dùng ấn đó, có từ thời nào. Có thể dùng phương pháp các-bon 14, chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đưa vào phóng xạ thì biết tuổi của cái dấu đó ngay thôi mà?

      Xóa
  4. Hội thảo đổi tên lại là "Phú Trọng chi bảo" là OK

    Trả lờiXóa
  5. Hội thảo xong sẽ có bán ấn theo đúng qui trình các bác ạ không trượt đâu.

    Trả lờiXóa
  6. Việc này phải làm cho ra "đầu ra đũa". Không thể để mọi kẻ (nhược)ăn may được "bè mảng" đôn lên làm "đầu" lĩnh một vực (bằng mẹo) mà được phép dùng "đũa riêng" khoắng đểu mâm chung bậy như vậy.

    Trả lờiXóa
  7. Xin đề nghị ai hiểu biết thì đến tham gia cho ý kiến, không biết gì thì chỉ ngồi nghe, chứ đừng như GS TS Hoàng Văn Khoán.

    Trả lờiXóa
  8. ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ U MÊ KHỦNG KHIẾP

    Trả lờiXóa
  9. Thật tệ hại, khi mà cùng lúc dùng chính trị, khảo cổ,tâm linh để lừa gạt dân chúng nhằm kiếm tiền và tạo niềm tin chính trị.

    Trả lờiXóa
  10. Mắt mũi lem nhem, nhưng mình thấy chữ trong tấm gỗ và chữ trên tờ giấy có vẻ không giống nhau, các bác nhìn hộ tí, kẻo oan cho người ta. Mình nhớ cũng từng ồn ào một hồi chuyện khảo cổ khoa Sử đào được hạt thóc mấy nghìn năm vẫn nảy mầm, sau đó hình như im lịm đi, vì có người bảo, công phu của bọn chuột nhắt thật thâm hậu, đã tha thóc chui vào hố khai quật khảo cổ. Đận này, chắc không phải chuột, mà một bố nào nhanh tay quẳng mảnh gỗ xuống hố rồi la toáng lên: Ơ RÊ CA!

    Trả lờiXóa
  11. Lũ điên. Đây là ấn Lừa đảo chi bảo. Hội thảo chi bảo lừa đảo. Xúc phạm quá thể.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải đâu các bác ơi! Thời Trần cách đây 750 năm nên khi đó dân còn mù chữ nhiều lắm (Ngay như năm 1930 cả làng tôi có vài người biết chữ nhưng chỉ lớp 3 lớp 4 thôi mà). Cho nên ông thợ thời ấy khắc dấu khắc ngược là phải rồi? Lúc ấy làm gì có viện Hán Nôm hay viện Khảo cổ (vì các viện này mới được thành lập, thời Trần đã làm gì có?) để mà rõ ràng minh bạch như bây giờ. Vì vậy ấn ấy là thật đấy !
      Các bác xem ní nuận vậy có logic khoa học không nè? he he!

      Xóa
  12. Sửa tên Ông Tống Trung Tín thành Tống Bất Tín đi!

    Trả lờiXóa
  13. Tiên sư lũ lưu manh.

    Trả lờiXóa
  14. Ấn ấn cái ấn vào ấn ra,ấn ra ấn vào.

    Trả lờiXóa
  15. Chiếc ấn có uy lực lớn nhất nước Việt,có tên là :
    " MÁC-LÊ CHI BẢO "!
    Chiếc ấn này mới tạo ra nhiều thứ "mới và lạ ", tạo ra SIÊU QUỀN LỰC !

    Trả lờiXóa
  16. Chiếc ấn có sức mạnh vô biên để tạo nên Siêu quyền lực ở nước Việt, đó là Ấn " MÁC-LÊ CHI BẢO "!

    Trả lờiXóa