Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

CẢ XÃ HỘI LÀM NÔ LỆ CHO MÊ LẦM, ĐẤT NƯỚC RƠI VÀO MẠT VẬN

Xã hội làm 'nô lệ' cho thánh thần 
và dấu hiệu 'mạt vận' của văn hoá

VTC
Thứ Tư, 24/02/2016 07:58AM
 

(VTC News) - Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần là con đường tắt dẫn văn hóa đến ngày "mạt".

Một xã hội khói hương

Nói ra thì bảo báng bổ, nhưng cứ thử nhìn mà xem, tháng Giêng năm nào, người ta cũng thấy rõ ràng nhất, đầy đủ nhất cái sự mê tín đến khủng khiếp của người Việt.

Một xã hội “khói hương”, với hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người chen chân mang vác thủ lợn, gà luộc, vàng mã, đủ thứ lễ lạt cồng kềnh và cầu kỳ khắp các chùa chiền, miếu, phủ; từ nơi xa xôi hẻo lánh đến thị thành nhộn nhịp; từ đầu tuần tới cuối tuần, dai dẳng hết cả tháng Giêng, tháng Hai, có nơi còn vắt sang tháng Ba.

Đâu đâu cũng thấy những người là người, nghi ngút khói hương, sì sụp khấn vái, cầu ước.

Xa xôi gì đâu, mới cách đây mấy ngày, dư luận khiếp đảm chứng kiến một cuộc hỗn chiến dã man bằng nắm đấm, gây gộc, hung hăng và máu để cướp cho bằng được quả “phết”, tại Phú Thọ. Vì tương truyền, có quả ấy trong nhà, cả năm sẽ may mắn, ăn nên làm ra, rồi cả …đẻ con trai.

Tối hôm sau, hàng chục nghìn người xếp hàng dài cả cây số, tràn khắp các con đường, ngay trục giao thông trung tâm của Thủ đô, vái vọng xa tít tắp vào ngôi chùa Phúc Khánh vì đặt niềm tin vào sự linh thiêng của nơi này.

.
Biển người chen chân đi lễ đầu năm ở chùa Phúc Khánh.

Cũng đêm đó, ở đền Trần Nam Định, hơn vạn người chen lấn, giẫm đạp, nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà. Lộc ấy, dù được cướp theo cách báng bổ nhất, cũng được nâng niu như thứ bùa hộ mệnh cho lòng tin mãnh liệt vào đường công danh, thăng quan tiến chức.


Rồi các phủ, các đền, chùa, miếu mạo…cứ sau Tết là tấp nập người ra kẻ vào, khổ sở chen lấn, sớ cầu xin nào cũng dài dằng dặc ti tỉ ước mong.

Thôi thì, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, an vui trong ngày đầu xuân năm mới vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt bao đời. Những địa danh tâm linh ấy, cũng được dựng lên từ ý nghĩa văn hóa và lịch sử đầy nhân văn của cha ông.

Nhưng thử hỏi, bao nhiêu người trong số các khách thập phương xa gần kia, mang cái tâm hướng thiện và cầu bình an thực sự đến với những nơi linh thiêng. Hay nhiều hơn thế, những kẻ đang hùng hổ cướp lộc và len lén mua khói bán nhang, mua thần bán thánh đến cầu khấn những điều biểu lộ sự tham lam vô độ của lòng người.
.
Nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà
tại đền Trần (Ảnh: Zing)

Mùi của khói hương là mùi của bình an, của tĩnh tại, của thời khắc thiêng liêng, của ước vọng tốt đẹp và hướng thiện. Thứ mùi ấy, nhất định không thể tồn tại giữa xô bồ và toan tính.

Từ bao giờ, niềm tin của con người được “gá” vào thánh thần chứ không phải giữa con người với con người, giữa con người với ngay chính xã hội mà chúng ta đang sống, đang tồn tại hiển nhiên như vậy?

Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần.

Dấu hiệu “mạt vận” của văn hóa

Văn hóa, chắc rồi cũng đến hồi “mạt vận”, khó mà ngóc đầu lên được, khi thay vì ngẩng cao đầu mà dũng khí, thì cả biển người lại sống bằng quỳ lạy dập đầu và đi “xin” giàu có, vinh hiển, con cái, công danh sự nghiệp… từ các vị thánh thần. Quỳ lạy xong nhảy bổ lên đầu người khác, lên cả bàn thờ để cướp hương hoa vàng lộc, “mạt” ở đấy chứ đâu.

Không “mạt vận” sao được, khi sự mê tín cực đoan đã đẩy con người vào sự ngu muội và làm trỗi dậy tính dã man nhất, ác độc nhất, hình thành cả một thế hệ hung bạo.

.Vung gậy đánh gục cái người đang là anh, em, chú, bác gần gũi đó để mang bằng được cái may, cái lộc về nhà là cầu an hay là biểu hiện của sự phi nhân tính đến lạnh sống lưng? 

Sự hung hăng dã man tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (Ảnh: Việt Linh)

Rồi từ sự hung hăng bạo ngược được “tôi rèn” ở nơi làng xã ấy, sẽ chẳng còn lạ khi người ta ra ngoài kia, lạnh lùng chém chết cả một gia đình vì mấy đồng bạc lẻ, xuống tay đâm chết một mạng người ngay trên bàn nhậu dễ dàng đến kinh sợ.

Xã hội khói hương dẫn văn hóa đi tắt đến ngày “mạt”, ngắn ngủi lắm. 


.

11 nhận xét :

  1. Đó chính là sự bế tắc về chuẩn mực đạo đức, khủng khoảng về niềm tin. Tâm linh không còn, thay vào đó là mê tín đến cuồng loạn, để hy vọng có một sự may mắn về vật chất.

    Trả lờiXóa
  2. Khi nào bạn đi tìm niềm tin vào thần thánh? Khi bạn mất lòng tin vào dương thế, mất lòng tin vào các quan "dương" thì tìm đến quan "âm" chứ sao. Ngay cả các quan "dương" cũng đi tìm thần thánh thì cũng đủ biết chế độ này thối nát đến mức nào!

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn VTC (News) đã viết đúng ! Song, VTC chưa dám chỉ đích danh nguyên nhân của mọi nguyên nhân đã đẩy người dân nước Việt rơi vào trạng thái bế tắc về tư tưởng, sa lầy trong khủng hoảng về niềm tin; về sự suy thoái và băng hoại đạo đức xã hội...sự khủng hoảng toàn diện đã dẫn người dân sa đà vào cõi mê lầm tín ngưỡng!!! Niềm tin của người dân vào tôn giáo, vào cõi tâm linh đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi, đã tạo nên những món mồi béo bở cho bọn buôn thần bán thánh
    thả sức hoành hành tác yêu tác quái ! " Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa Xã hội "-Một sự lắp ghép lố bịch, thô thiển và khiên cưỡng, nhưng vẫn ngang nhiên được treo lên, và...cấm cãi !
    Tôi đã từng hỏi một vị Đại đức rằng : " Thầy có thấy sự ngô nghê từ khẩu hiệu này không ?", và câu trả lời của vị Đại đức này là : " Thôi! Thế nào cũng được chú ạ .Miễn rằng cả hai cùng tồn tại."
    Sinh thời, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng than rằng :
    "Ôi!Đấtnước u mê ngàn năm !".

    Trả lờiXóa
  4. Không thể hiểu được, tại sao giờ đây xã hội VN dưới thời CS lại suy đồi đến như vậy. Đạo đức và tình người xuống cấp nghiêm trọng. Một xã hội "âm thịnh, dương suy". Từ quan chức lớn bé đến dân thường đổ nhau tới đền, chùa, các lễ hội "văn hóa' nhưng hành động lại hoàn toàn vô văn hóa.
    Hàng nghìn người kéo nhau đi cúng bái nhưng không bao giờ kéo nhau xuống đường vì chủ quyền quốc gia, phản đối giặc Tầu xâm lược (trừ những người đã rất thân quen trong các sự kiện yêu nước). Thật là thất vọng và thảm hại cho một xã hội chỉ biết đến ăn chơi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay là, một xã hội "Ác thịnh, Thiện suy"!

      Xóa
  5. Nhà văn hoá, ấp văn hoá, khu phố văn hoá... Chữ trắng mực đen...ai bảo xứ ta không quá văn hoá...đi ra nước khác đố ai tìm thấy những tấm biển "cao quý"đó...

    Trả lờiXóa
  6. xin mời bà con cùng chú Tễu đọc lại tác phẩm " TẠI SAO NƯỚC TA CHẬM PHÁT TRIỂN " của nhà văn THỔ NHĨ KỲ Azit Nexin
    https://www.google.com/search?q=nh%C3%A0+v%C4%83n+azit+nexin&ie=utf-8&oe=utf-8#q=nh%C3%A0+v%C4%83n+azit+nexin+t%E1%BA%A1i+sao+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+ta

    Trả lờiXóa
  7. Đây là thành công chứ còn gì nữa! rất rất thành công

    Trả lờiXóa
  8. Xin phép hỏi các vị rằng : Phải chăng đặc tính " ĐẬM ĐÀ BẢN SĂC DÂN TỘC " theo đường hướng mà ĐCSVB vẫn luôn luôn rao giảng là đây ???!
    Xin cảm ơn các vị !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin thành thật sửa lỗi : DDCSVB thành ĐCSVN (lỗi do đánh máy)!

      Xóa
  9. Trước đây (khi chưa nổi tiếng) và bây giờ, chùa Phúc Khánh để câu các con nhang đệ tử thường nêu danh sách gia đình và các người đứng đầu đảng và chính phủ VN khi mở đầu các lễ dâng sao giải hạn với lý do hết sức nhân văn: cầu cho quốc thái dân an. Người dân tin rằng người lãnh đạo từ chỗ vô thần, quyền cao chức trọng đầy mình mà còn phải dựa hơi thánh thần thì mình nghĩa lý gì mà không vục đầu khấn vái van xin...Lỗi này đâu chỉ tại người dân? Và hiện nay từ chỗ phải phải tiếp thị mọi lúc mọi nơi nay chùa này đông khách kinh khủng. Sư nào tu ở chùa này thật là may mắn.

    Trả lờiXóa