Có nên 'khai ấn' ở Hoàng thành Thăng Long?
Thể thao & Văn hóa
Thứ Tư, 24/02/2016 11:46
Thứ Tư, 24/02/2016 11:46
Lời bàn của TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện:
Trước hết, xin khẳng định ý kiến của hai GS Ngô Đức Thịnh và Nguyễn Văn Huy là rất xác đáng, có trách nhiệm và chuẩn về mặt văn hóa. Ở đây có một chuyện cần bàn là: Bàn về Khai ấn, mà những người được hỏi như GS Ngô Đức Thịnh, GS Nguyễn Văn Huy chưa nhìn thấy cái ấn và chưa biết nó là ấn thật hay ấn giả, chưa biết ấn cổ hay ấn "kim", cũng không biết ấn "Sắc Mệnh chi bảo" dùng đóng vào các loại giấy tờ công văn sắc lệnh gì thì làm sao mà có cái "chính danh" mà khai ấn được. Nó là cái ấn được làm ở phố Tạ Hiện, Hàng Gai hoặc thậm chí phố Hàng Mã thì sao? Không biết GS Nguyễn Quang Ngoc trông thấy cái gọi là "ấn" này chưa?Báo Thể thao & Văn hóa hoặc PV Cúc Đường (bút danh của XYZ nào đó) phải chăng đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội "phím" rồi chăng? Vì cứ "mặc định" là ấn cổ để hỏi các giáo sư xem có nên khai ấn hay không? Báo chí nhà nước rất giỏi trong chuyện xé lẻ vấn đề thành các ý nhỏ rồi hỏi mỗi ông một câu, sau đó đăng thành một bài theo quan điểm của người viết (hoặc người chỉ đạo) để đưa tới độc giả!
(Thethaovanhoa.vn) - Dù còn đang trong quá trình lấy ý kiến, ý tưởng tổ chức khai ấn tại Hoàng Thành Thăng Long (HTTL) đã nhận về khá nhiều những phản hồi trái ngược từ giới nghiên cứu lịch sử và di sản.
Hoàng Thành Thăng Long sẽ 'xin ý kiến' để tặng ấn đầu nămTrước đó, như Thể thao &Văn hóa (Thông tấn xã VN) đưa tin, lễ khai ấn tại HTTL được tổ chức vào ngày 16/2 vừa qua. Tuy nhiên, vì mang tính chất thử nghiệm, nghi thức này được tiến hành kín, đồng thời các lá ấn cũng gần như không được phát cho du khách.
Rất nên “khoe”
“Chiếc ấn cổ Sắc mệnh chi bảo không chỉ là một di vật đơn thuần. Với hàng trăm năm lịch sử đi kèm, phần giá trị phi vật thể gắn kết với nó cũng vô cùng phong phú” – TS Nguyễn Văn Sơn, nguyên giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội (đơn vị quản lý HTTL), chia sẻ.
Sự thực, hầu hết các chuyên gia cũng có chung quan điểm với TS Sơn khi trao đổi cùng TT&VH. Theo đó, dù còn những tranh cãi về niên đại, chiếc ấn cổ Sắc mệnh chi bảo được tìm thấy tại đây vào năm 2012 vẫn xứng đáng là một “bảo vật đặc biệt” mà HTTL cần tạo điều kiện để du khách tiếp cận rộng rãi, thay vì chỉ trưng bày đơn thuần.
.
Các nghi thức tại lễ hội Xuân HTTL có cần bổ sung thêm phần “khai ấn”?
“Bản thân việc chiếc ấn được tìm thấy tại Hoàng Thành, nơi tồn tại như một biểu tượng chính trị của nước Việt trong suốt cả ngàn năm, cũng đã vô cùng có ý nghĩa.” – PGS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ VN, cho biết thêm. “Chưa kể, từ góc độ phân tích thư pháp và đối chiếu sử liệu, một số chuyên gia cũng đã có những cơ sở bước đầu để đặt giả thiết rằng đây chính là chiếc ấn gỗ nổi tiếng được vua Trần Thái Tông cho làm năm 1257”.
Cần nói thêm, ngay từ cuối năm 2014, trong một cuộc tọa đàm về khai thác du lịch tại HTTL, nhiều ý kiến cũng cho rằng phía quản lý đang để “lãng phí” tiềm năng của chiếc ấn đặc biệt này.
Nhưng có nên “khai ấn”?
Thế nhưng, với những lộn xộn từng xảy ra tại lễ phát ấn đền Trần (Nam Định) trong vài năm qua, các chuyên gia cũng khá dè dặt quanh ý tưởng tổ chức một nghi thức tương tự tại HTTL. Và, với những ý kiến tán thành, một yêu cầu quan trọng vẫn được lên hàng đầu: tuyệt đối không thể biến việc phát các dải ấn thành một hoạt động mua - bán thương mại.
“Làm như thế nào thì sẽ phải bàn mệt. Và thẳng thắn, nếu làm,chúng ta cũng nên nhìn những dải ấn được tặng như một món quà lưu niệm giàu tính văn hóa, thay vì việc cầu lợi cầu danh” – PGS Tống Trung Tín nói thêm. Tương tự, PGS Nguyễn Quang Ngọc gợi ý: việc tổ chức khai ấn, tặng ấn chỉ nên diễn ra trong một ngày và đi kèm với việc thông tin rộng rãi tới du khách về nguồn gốc, cũng như ý nghĩa của chiếc ấn cổ để tránh những thông tin sai lạc.
Chiếc ấn Sắc mệnh chi bảo đang được trưng bày tại HTTL
Tuy nhiên, đi xa hơn, GS Ngô Đức Thịnh (GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Tín ngưỡng) khẳng định: việc tổ chức khai ấn tại HTTL chưa nên được thực hiện, ít ra là ở thời điểm này. Bởi, cho dù hướng tới mục đích tốt, giàu tính văn hóa, nghi thức này cũng rất khó tránh khỏi bị biến dạng trước cơn sốt “thèm ấn” của du khách hành hương vài năm nay.
Với con mắt của một chuyên gia về bảo tàng, PGS Nguyễn Văn Huy (nguyên Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), chia sẻ thêm: việc khai thác giá trị của ấn cổ có thể tiến hành theo rất nhiều cách, thay vì sa vào lối mòn phát ấn.
“HTTL là di sản văn hóa thế giới, chứ không phải là đền chùa. Du khách cần được tiếp cận với giá trị văn hóa lịch sử của chiếc ấn cổ, thay vì đi theo góc độ tâm linh” – PGS Huy nói thêm - “Kèm theo phần giới thiệu, chúng ta có thể bày bán những bưu thiếp in hình ấn cổ, làm những món đồ lưu niệm bằng gỗ, hoặc tạo ra những chiếc ấn để du khách trải nghiệm, tự đóng lên các món đồ của mình để ghi dấu một lần tới HTTL. Đó là cách làm bền vững và giàu tính văn hóa nhất”.
Cúc Đường
Thể thao & Văn hóa
Thể thao & Văn hóa
TÔI NHÌN NHỮNG CẢNH LỄ HỘI CỦA MIỀN BẮC THẬT TỒI TỆ, NÊN DẸP BỎ...
Trả lờiXóaSAO QUAN ĐẦU TRIỀU LẠI ĐI CỔ SÚY CHO NÓ
Lễ hội là tái hiện cái đã có, hay chỉ là mong ước nhằm đem lại một niềm tin, một giá trị tinh thần, hy vọng mọi điều tốt đẹp, mở đầu một năm mới. Lễ hội hiện nay tại VN, chủ yếu phục hồi lại lễ hội trước đã có, nay bị mất hay mai một. Nhưng bây giờ, các cơ quan văn hóa lại bịa thêm vào lịch sử lễ hội khai ấn, thêm một lễ hội bịp dân kiếm tiền, việc này nếu Hà Nội có lễ hội khai ấn, thì các tỉnh, huyện sẽ có lễ hội khai ấn ăn theo. Thật lạ, ấn của các triều đại quá khứ, được dùng như con dấu ngày nay, sao có thể tùy tiện đóng ấn phát cho dân được, nếu thế thì ấn chẳng có giá trị về quyền lực của bộ máy. Giả sử bây giờ, đầu xuân mang dấu của Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng đóng dấu phát cho dân thì không biết tình trạng xã hội lúc đó sẽ như thế nào. Bây giờ cả xã hội điên cuồng về ấn, hậu quả của việc tảy não nhồi sọ, tuyên truyền lâu dài.
Trả lờiXóaViệc gì các giáo sư tiesn sĩ cứ phải tranh cãi mãi vè chiếc Ấn là thật hay giả nhỉ. Trình độ khoa học bây giờ cao rồi, chỉ cần mang nó đi thử phóng xạ cacbon 14 để xác định niên đại là rõ ngay tắp lự. Tất nhiên cũng càn phải có chuyên gia quốc tế giám sát nữa để việc xét nghiệm được công minh chứ không bị ảnh hưởng bởi "ý kiến chỉ đạo" của cấp nào đó.
Trả lờiXóaTrước tiên phải xác định xem ấn thật hay giả ( tôi ngờ giả lắm vì hơn 700 năm vùi trong đất dù có là gỗ tốt thì cũng khôn thể còn nguyên vẹn ,sắc nét đến như vậy ) rồi hãy bàn ...
Trả lờiXóa