Khi thành ủy hết tiền, thành phố vỡ nợ
Nguyễn Quang A
Báo Dân Việt
Thứ Ba, ngày 08/12/2015
Thứ Ba, ngày 08/12/2015
Dư luận nóng lên về tin “Thành ủy Bạc Liêu hết tiền hoạt động”. Rồi đến thành phố Cà Mau hết tiền trả lương phải xin tạm ứng ngân sách năm sau để chữa cháy. Đây là căn bệnh trầm kha từ lâu và bây giờ khi báo chí đưa tin thì mới khiến dư luận bức xúc, nhưng thực sự nó đã mưng mủ lâu lắm rồi.
TS. Nguyễn Quang A. Ảnh: AFP
Nguy cơ toàn bộ cái cây ngân sách đổ mới là điều đáng nói và các nhà hoạch định chính sách ở cấp cao nhất phải chịu trách nhiệm (minh chứng là các đại biểu quốc hội chẳng lo gì nên trong luật trước 2015 không có khái niệm bội thu) và phải tìm cách sửa tận gốc.
Từ hàng chục năm cả bộ máy không biết khái niệm “bội thu ngân sách” mà chỉ chăm chú sao cho “bội chi” dưới mức 5% GDP.
Thực tế theo số liệu quyết toán tổng thu và tổng chi ngân sách (từ 2007-2013) của Tổng cục Thống kê (2 hàng đầu) rồi từ đấy tính ra 2 hàng cuối, thấy số liệu còn đáng sợ (tuy bội chi vẫn có thể dưới 5% GDP):
Bội chi, thì phải vay tiền để tiêu. Và nợ nần tích tụ tất đến ngày vỡ nợ khi không còn khả năng chi trả nữa. Theo đúng thuật ngữ kinh tế, thành ủy Bạc Liêu và Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau đã vỡ nợ!
Còn bao nhiêu cơ quan nữa ở trong tình trạng này? Ít ai biết. Và đó là căn bệnh thứ hai: không minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình. Chi ngân sách không phải là bí mật quốc gia.
Vấn đề cốt lõi là luật ngân sách nhà nước. Ở hầu hết các nước, mỗi năm quốc hội thông qua một luật ngân sách riêng cho năm tài chính tiếp theo, trong đó quy định hết sức rõ tất cả các khoản chi chính và phân bố chi tiết các khoản chi đó cho các đơn vị hưởng ngân sách. Hành pháp không được tiêu hơn mức quy định của luật đó, chi hơn là phạm pháp, là có tội. Muốn tiêu hơn chính phủ phải xin quốc hội sửa luật.
Ở ta thì không có luật ngân sách nhà nước hàng năm mà có luật ngân sách khung, sau đó có dự toán và quyết toán hàng năm. Đến nay, cuối 2015, chưa thấy quyết toán 2013 trên trang của Tổng cục Thống kê! Quốc hội như thế nắm đằng lưỡi mà lẽ ra phải nắm lấy chuôi.
Không siết chặt kỷ luật (bằng ra luật ngân sách hàng năm), không minh bạch và khi người dân góp ý hoặc tỏ thái độ (như “chê” lãnh đạo trên facebook thì bị kỷ luật), thì vỡ nợ là chuyện dễ hiểu.
Ngân sách nhà nước trung ương đã vậy, ngân sách địa phương cũng phải thế. Nhà nước ta quá tập trung đồng thời quá phân tán. Không có quy định rõ ràng quyền hạn giữa trung ương và địa phương dẫn đến trung ương can thiệp quá sâu vào công việc địa phương, nhưng đồng thời với sự phân cấp mập mờ lại có quá nhiều kẽ hở để địa phương “vung tay quá trán.”
Phân cấp tù mù là căn bệnh nữa phải sửa. Cải cách thể chế, hành chính là phải cụ thể như vậy chứ không chỉ nói suông. Không cải cách thể chế triệt để thì đất nước cũng rất có thể có ngày sẽ vỡ nợ.
Chợ chiều rồi . Những kẻ trách nhiệm đều hạ cánh an toàn cao bay xa chạy. Họ đang nói thât to là bàn giao cho thế hệ trẻ . Thực ra là để trút trách nhiệm . Bởi vì lớp trẻ kế thừa ở đây toàn là con cháu các cụ cả cho nên lớp trẻ đâu dám đem các bậc cha chú ra mà hài tội . Thế là huề cả làng , chỉ có Dân lãnh đủ ! Dân là gốc mà. Cứ việc đổ rác, đổ đủ thứ thừa thãi , độc hại bẩn thỉu vào gốc . Cây im lặng cho đến khi ruột đã rỗng , rễ đã hư , lá cứ từ từ rã xuống . Cây chết khô !
Trả lờiXóaRất đúng. Cần phải Luật hóa ngân sách hàng năm. Trước đây ( dự thảo Luật ngân sách đầu tiên- không nhớ năm ) khi góp ý Luật ngân sách ( như đang lưu hành ) chúng tôi đã nói rõ đây chỉ là Luật về thủ tục lập và chấp hành ngân sách. Còn cần thiết phải quy định rõ khi Quốc
Trả lờiXóahội thông qua ngân sách hàng năm thì nó sẽ thành Luật. Tất cả các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải chấp hành. Muốn thay đổi phải xin ý kiến Quốc hội. Do đó, không cơ quan nào nào có thể chi tiêu hơn những gì mà QH đã quyết.
ĐBQH toàn là các đảng viên QC cao cấp tỉnh , thành , Bộ không cho ra đời Luật Ngân sách vì Luật sẽ cản trở chi tiêu của họ ! Chỉ khi nào tam quyền phân lập rõ rệt mới làm được việc này !
XóaĐây là căn bệnh kinh niên, qui định chi tiêu ngân sách, tiêu ngân sách là một bởi họ vừa là ĐBQH vừa là quan chức chính phủ
Trả lờiXóa