Lời dẫn của Tễu Blog: Sáng 15/12/2015, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở VH - Thể thao Hà Nội, Kênh truyền hình VTC16 và Group Đình Làng Việt đã tổ chức cuộc tọa đàm "Đình làng Xứ Đoài, những điều còn - mất". Có khoảng 100 người tham dự, chủ yếu là các cụ ở nhiều làng xã ngoại thành Hà Nội (chủ yếu khu vực Hà Tây cũ). Về phía lãnh đạo, có Ông Trương Minh Tiến, PGĐ Sở VH -TT Hà Nội, Ông Đặng Văn Bài (nguyên Cục trưởng Cục Di sản), bà Kha Thoa (GĐ Kênh truyền hình VTC 16), cùng các học giả, nhà nghiên cứu: Trần Lâm Biền, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Quân, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hoài Nam, Trần Ngọc Đông...
Có 03 bài tham luận được đặt viết và phát cho những người tham dự của các tác giả Kiều Thu Hoạch, Phan Cẩm Thượng và Nguyễn Đức Bình. Chỉ có bài của ông Phan Cẩm Thượng được trình bày tại cuộc tọa đàm. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu ba bài viết này cùng bạn đọc.
Có 03 bài tham luận được đặt viết và phát cho những người tham dự của các tác giả Kiều Thu Hoạch, Phan Cẩm Thượng và Nguyễn Đức Bình. Chỉ có bài của ông Phan Cẩm Thượng được trình bày tại cuộc tọa đàm. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu ba bài viết này cùng bạn đọc.
.
ĐÌNH ĐOÀI TRONG VĂN HÓA XỨ ĐOÀI
Kiều Thu Hoạch
(GS.TS, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Văn hóa)
I. Lược sử một vùng đất
Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi (TK15), Xứ Đoài là một trong những vùng đất cổ nằm trong bộ Văn Lang từ thuở các vua Hùng dựng nước, là đất bản địa của cư dân Việt – Mường, nằm dưới chân núi Ba Vì ngoảnh mặt ra Ngã Ba Hạc ( nơi hợp lưu của 3 dòng sông lớn Thao - Đà - Lô ) là đỉnh nguồn phù sa màu mỡ của Tam giác châu Bắc Bộ.
Về tên gọi là Xứ Đoài được hiểu là do câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Đoài phương tĩnh nhất khu”. Đoài là một quẻ trong bát quái của Kinh Dịch. Cái tên trấn Sơn Tây từ thời Lê - Nguyễn chắc cũng có nguồn gốc từ đây. Tuy nhiên trong tâm thưc dân gian thì cái tên Xứ Đoài đã được ghi nhận trong ca dao tục ngữ từ thời Lê qua sách Nam Phong giải trào bằng chữ Nôm, như câu:
Rủ nhau đi cấy Xứ Đoài
Công lênh chẳng được được vài chút con
Đem về chồng hít vợ hôn
Đánh tiếng tá hạ ra con Xứ Đoài...
Hoặc câu:
Tiếng ai như tiếng Xứ Đoài
Ăn cơm thì ít ăn khoai thì nhiều...
Về mặt lịch sử - địa lý, nói đến Xứ Đoài không thể không nhắc đến Đường Lâm cổ ấp, có tên nôm là Kẻ Mía, nói “một ấp hai vua“. Theo cuốn sử ca dân gian Thiên Nam ngữ lục thì tên gọi Đường Lâm đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 8 gắn liền với sự tích lẫy lừng của hai vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền:
Đường Lâm sinh có anh hùng
Bấy chừ một đạo quân Phùng nổi lên...
Quyền cũng Đường Lâm con dòng
Cha làm châu mục ở trong Nam thành...
Khi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) kéo quân từ Kẻ Mía về Tống Bình (Hà Nội nay), tên đô hộ nhà Đường là Cao Chính Bình sợ vỡ mật mà chết (Việt điện u linh). Còn Ngô Quyền, với chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng, đánh tan đội thủy binh hùng mạnh của quân Nam Hán vào năm 938, đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn một nghìn năm, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.
Ngược dòng lịch sử, Xứ Đoài còn xuất hiện nhiều anh hùng chống giặc phương Bắc, tiêu biểu như Hai Bà Trưng (TK1), Lý Nam Đế, tục gọi Lý Bí (TK 6),v.v… đều đã làm rạng danh cho quê hương, đất nước, xứng đáng là một vùng địa linh nhân kiệt.
II. Vài nét về Đình Đoài từ góc nhìn văn hóa.
Ngạn ngữ có câu: “Cầu Đông, chùa Bắc, đình Đoài ”
Cầu Đông là nói về loại cầu Thượng gia hạ kiều ở Xứ Đông (tức trấn Hải Dương); là nói về nơi có nhiều danh lam cổ tự vào bậc nhất của Phật giáo ở xứ Kinh Bắc (tức Bắc Ninh nay);còn “Đình Đoài” là chỉ những ngôi đình cổ mang đậm phong cách nghệ thuật của Xứ Đoài cả về các mặt kiến trúc, điêu khắc và số lượng.
Trước hết nói về số lượng những ngôi đình làng ở Xứ Đoài còn đến ngày nay, qua thống kê của Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây cũ, năm 1996, là 150 ngôi đình, trong đó, chiếm tỷ lệ nhiều nhất (100 ngôi) thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử của Việt Nam. Còn lại là các ngôi đình thờ Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Lý Phục Nam, Triệu Quang Phục... đều là các vị thần có công chống giặc cứu nước thời Bắc thuộc, và đặc biệt, đều là các vị thần sinh ra ở Xứ Đoài.
“Đình Đoài” do những nghệ nhân dân gian Xứ Đoài tạo dựng, trong đó nhiều ngôi đã đi vào tâm thức dân gian qua những câu ca dao, tục ngữ. Chẳng hạn:
Đẹp đình So, to đình Cấn: Đình So nằm ở xã Cộng Hòa, cham trổ đẹp; đình Cấn ở xã Cấn Hữu là ngôi đình to và rộng, cả hai ngôi đình đều là niềm tự hào của nhân dân huyện Quốc Oai từ nhiều năm nay. (1)
Con một như cột đình Chàng: Đình Chàng ở thôn Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, có cột to đẹp được dân gian nâng niu tôn quý, ví như con một trong gia đình.
Cội đình Chàng, ngọn đình Bom: Đình Bom thuộc thôn Quang Húc, xã Đông Quang, huyện Ba Vì. Tục truyền, xưa có cây gỗ lớn trong đại ngàn Ba Vì, nhân dân dùng nửa gốc (cội) làm cột đình Chàng, còn nửa ngọn làm cột đình Bom. (Xin lưu ý : có nhiều sách ghi “cột đình Chàng, ngọn đình Bom” là không đúng với truyền thuyết địa phương: cội (tức chỉ gốc cây) chứ không phải cột.)
Đình không xà. Làng 73 cái giếng: Đình Giá ở làng Yên Sở, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức có cấu trúc đặc biệt là không có xà. Cũng ở làng Yên Sở có 73 cái giếng cổ, vốn là giếng do những từ binh người Chăm đào. Thời Lý Thái Tông, năm Ất Dậu (1045), vua từ Chiêm Thành về, làm lễ mừng thắng trận, hôm ấy bày tôi dâng tù binh Chăm hơn 5000 người...Vua xuống chiếu cho các tù binh Chăm đều được ở tù Vĩnh Khang (miền Tây Nghệ An) đến Đăng Châu (vùng các huyện Từ Liêm, Hoài Đức đời sau) – theo Đại Việt sử ký toàn thư, bản dich Tập I, nhà xuất bản khoa học xã hội 1983, trang 276 ( có thể xem giải thích kỹ hơn về quan hệ văn hóa Việt – Chăm qua bài “ truyện Hà Ô Lôi – đánh giá lại trên các tầng văn hóa Việt – Chăm” . Tạp chí Văn hóa dân gian số 4- 2007)
Còn có thể dẫn thêm một số tục ngữ dân gian ca ngợi vẻ to đẹp của “Đình Đoài”, tuy nhiên chỉ một số câu vừa dẫn cũng đã cho thấy sự ngưỡng mộ trong tâm thức dân gian Xứ Đoài đồi với các ngôi đình làng của vùng văn hóa này là vô vùng sâu đậm.
Và qua đó cũng cho thấy cụm từ “Đình Đoài” đã như một biểu tượng văn hóa – nghệ thuật đặc trưng trong không gian văn hóa xã hội của Xứ Đoài, tạo nên một phong cách kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc riêng biệt.
Nói một cách khái quát thì đó là hình ảnh ngôi đình có mái sụp thấp xuống đất và các đầu đao uốn cong vểnh lên trời, bên trong đình lát sàn gỗ và chạm khắc đến nhiều thành phần kiến trúc, chính là hình ảnh đặc trưng của ngôi “Đình Đoài”. Phải chăng đó là hình ảnh cách điệu của ngôi nhà sàn Lạc Việt thời các vua Hùng? Và vì thế có thể xếp “Đình Đoài” vào loại hình kiến trúc tối cổ của các ngôi đình làng. Nếu xét về mặt niên đại lịch sử, các ngôi đình thời Mạc, thế kỷ 16 được cho là cổ nhất Việt Nam, hiện chỉ còn khoảng 5-6 ngôi, thì riêng Xứ Đoài đã chiếm 3 ngôi, đó là đình Tây Đằng, Thụy Phiêu, Thanh Lũng đều ở huyện Ba Vì (Hà Nội ngày nay).
Còn về chạm khắc nội thất của ngôi “Đình Đoài” thì không chỉ dừng ở trang trí, mà hơn thế, đã bước sang lĩnh vực của chạm nổi, của phù điêu nghệ thuật. Nhìn chung về điêu khắc “Đình Đoài” là không trau chuốt, song đường nét, hình khối tuy mộc mạc, chất phác nà vẫn duyên dáng chứ không thô vụng. Đó là cái đẹp chắc khỏe của khoai lúa, cái đẹp hồn nhiên, giản dị của cỏ nội hương đồng, của những nghệ sĩ nông dân bậc thầy.
Một tính chất nữa của điêu khắc “Đình Đoài” là đề tài chạm khắc không mang tính lễ thức, thiêng liêng, mà thiên về tính hiện thực, trần tục. Do đó nhân vật trong các đồ án trang trí là những con người thế tục, là những trai gái của xóm làng. Trên nhiều mảng chạm khắc trang trí đình làng Xứ Đoài thời kỳ này dường như đã vượt qua ngưỡng cửa của lễ giáo đương thời, để phản ánh những ước mơ về tự do luyến ái , về nam nữ bình đẳng. Chẳng hạn như cảnh trai gái vui chơi đùa nghịch dưới đầm sen, trên đồi núi, dưới khóm cây đầu làng. Hoặc những cảnh trai gái vui đùa ngả ngớn, hở hang ngay sát thánh cung, nơi đáng lý phải trang nghiêm. Từ góc nhìn văn hóa dân gian, thì đó chính là tính ngưỡng phồn thực (rite de fertilité) ước mong nhân khanh vật thịnh, phong đăng hòa cốc. Điều thú vị là cả những đề tài về “tứ linh” cũng được dân gian hòa. Hình tượng rồng không còn là biểu tượng cao quý của ông vua, mà chỉ là con vật bình thường được chạm khắc theo cách suy nghĩ hồn nhiên, dân dã như rồng ổ, rồng mẹ rồng con, rồng sống chung với các muông thú khác… Đặc biệt, hàm rồng còn được xem là huyệt phong thủy để người nông dân thực hiện ước mơ theo câu tục ngữ “ mả táng hàm rồng”. Hoặc như đình Đại Phùng* (vốn cũng là đất Xứ Đoài) còn có cảnh rồng múa lượn bên mâm rượu của hai cụ già, mà trên đầu các cụ thì có cảnh “mèo ngoạm cá”. Xa xa bên kia câu đầu, có cảnh các quan viên đang ngồi uống rượu thưởng trăng bên đầm sen, còn dưới đầm là các nàng tiên thôn nữ đang tắm, điều thú vị là một cụ ngừng rượu ngó nhìn trong khi một cô tiên ngắt vội cành lá sen che lấp đôi gò bồng đảo….
Chúng tôi chưa có điều kiện khám phá hết hơn 100 ngôi “Đình Đoài” như đã thống kê, tuy nhiên, một vài nét chấm phá sơ lược mong rằng cũng đã phác họa được bức tranh toàn cảnh về “Đình Đoài” trong văn hóa Xứ Đoài.
* Di tích đặc biệt cấp quốc gia, kiến trúc Thế kỉ 17
K.T.H
__________
(1) Tác giả bài viết chỉ biết / hoặc nói "đẹp đình So, to đình Cấn", thực ra câu này trong dân gian xưa đầy đủ là "Đẹp đình So, to đình Cấn, bẩn đình Ngọc Than, tan hoang đình Phú Mỹ, cũ kỹ đình Yên Nội".
Kiều Thu Hoạch
(GS.TS, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Văn hóa)
I. Lược sử một vùng đất
Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi (TK15), Xứ Đoài là một trong những vùng đất cổ nằm trong bộ Văn Lang từ thuở các vua Hùng dựng nước, là đất bản địa của cư dân Việt – Mường, nằm dưới chân núi Ba Vì ngoảnh mặt ra Ngã Ba Hạc ( nơi hợp lưu của 3 dòng sông lớn Thao - Đà - Lô ) là đỉnh nguồn phù sa màu mỡ của Tam giác châu Bắc Bộ.
Về tên gọi là Xứ Đoài được hiểu là do câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Đoài phương tĩnh nhất khu”. Đoài là một quẻ trong bát quái của Kinh Dịch. Cái tên trấn Sơn Tây từ thời Lê - Nguyễn chắc cũng có nguồn gốc từ đây. Tuy nhiên trong tâm thưc dân gian thì cái tên Xứ Đoài đã được ghi nhận trong ca dao tục ngữ từ thời Lê qua sách Nam Phong giải trào bằng chữ Nôm, như câu:
Rủ nhau đi cấy Xứ Đoài
Công lênh chẳng được được vài chút con
Đem về chồng hít vợ hôn
Đánh tiếng tá hạ ra con Xứ Đoài...
Hoặc câu:
Tiếng ai như tiếng Xứ Đoài
Ăn cơm thì ít ăn khoai thì nhiều...
Về mặt lịch sử - địa lý, nói đến Xứ Đoài không thể không nhắc đến Đường Lâm cổ ấp, có tên nôm là Kẻ Mía, nói “một ấp hai vua“. Theo cuốn sử ca dân gian Thiên Nam ngữ lục thì tên gọi Đường Lâm đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 8 gắn liền với sự tích lẫy lừng của hai vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền:
Đường Lâm sinh có anh hùng
Bấy chừ một đạo quân Phùng nổi lên...
Quyền cũng Đường Lâm con dòng
Cha làm châu mục ở trong Nam thành...
Khi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) kéo quân từ Kẻ Mía về Tống Bình (Hà Nội nay), tên đô hộ nhà Đường là Cao Chính Bình sợ vỡ mật mà chết (Việt điện u linh). Còn Ngô Quyền, với chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng, đánh tan đội thủy binh hùng mạnh của quân Nam Hán vào năm 938, đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn một nghìn năm, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.
Ngược dòng lịch sử, Xứ Đoài còn xuất hiện nhiều anh hùng chống giặc phương Bắc, tiêu biểu như Hai Bà Trưng (TK1), Lý Nam Đế, tục gọi Lý Bí (TK 6),v.v… đều đã làm rạng danh cho quê hương, đất nước, xứng đáng là một vùng địa linh nhân kiệt.
II. Vài nét về Đình Đoài từ góc nhìn văn hóa.
Ngạn ngữ có câu: “Cầu Đông, chùa Bắc, đình Đoài ”
Cầu Đông là nói về loại cầu Thượng gia hạ kiều ở Xứ Đông (tức trấn Hải Dương); là nói về nơi có nhiều danh lam cổ tự vào bậc nhất của Phật giáo ở xứ Kinh Bắc (tức Bắc Ninh nay);còn “Đình Đoài” là chỉ những ngôi đình cổ mang đậm phong cách nghệ thuật của Xứ Đoài cả về các mặt kiến trúc, điêu khắc và số lượng.
Trước hết nói về số lượng những ngôi đình làng ở Xứ Đoài còn đến ngày nay, qua thống kê của Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây cũ, năm 1996, là 150 ngôi đình, trong đó, chiếm tỷ lệ nhiều nhất (100 ngôi) thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử của Việt Nam. Còn lại là các ngôi đình thờ Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Lý Phục Nam, Triệu Quang Phục... đều là các vị thần có công chống giặc cứu nước thời Bắc thuộc, và đặc biệt, đều là các vị thần sinh ra ở Xứ Đoài.
“Đình Đoài” do những nghệ nhân dân gian Xứ Đoài tạo dựng, trong đó nhiều ngôi đã đi vào tâm thức dân gian qua những câu ca dao, tục ngữ. Chẳng hạn:
Đẹp đình So, to đình Cấn: Đình So nằm ở xã Cộng Hòa, cham trổ đẹp; đình Cấn ở xã Cấn Hữu là ngôi đình to và rộng, cả hai ngôi đình đều là niềm tự hào của nhân dân huyện Quốc Oai từ nhiều năm nay. (1)
Con một như cột đình Chàng: Đình Chàng ở thôn Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, có cột to đẹp được dân gian nâng niu tôn quý, ví như con một trong gia đình.
Cội đình Chàng, ngọn đình Bom: Đình Bom thuộc thôn Quang Húc, xã Đông Quang, huyện Ba Vì. Tục truyền, xưa có cây gỗ lớn trong đại ngàn Ba Vì, nhân dân dùng nửa gốc (cội) làm cột đình Chàng, còn nửa ngọn làm cột đình Bom. (Xin lưu ý : có nhiều sách ghi “cột đình Chàng, ngọn đình Bom” là không đúng với truyền thuyết địa phương: cội (tức chỉ gốc cây) chứ không phải cột.)
Đình không xà. Làng 73 cái giếng: Đình Giá ở làng Yên Sở, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức có cấu trúc đặc biệt là không có xà. Cũng ở làng Yên Sở có 73 cái giếng cổ, vốn là giếng do những từ binh người Chăm đào. Thời Lý Thái Tông, năm Ất Dậu (1045), vua từ Chiêm Thành về, làm lễ mừng thắng trận, hôm ấy bày tôi dâng tù binh Chăm hơn 5000 người...Vua xuống chiếu cho các tù binh Chăm đều được ở tù Vĩnh Khang (miền Tây Nghệ An) đến Đăng Châu (vùng các huyện Từ Liêm, Hoài Đức đời sau) – theo Đại Việt sử ký toàn thư, bản dich Tập I, nhà xuất bản khoa học xã hội 1983, trang 276 ( có thể xem giải thích kỹ hơn về quan hệ văn hóa Việt – Chăm qua bài “ truyện Hà Ô Lôi – đánh giá lại trên các tầng văn hóa Việt – Chăm” . Tạp chí Văn hóa dân gian số 4- 2007)
Còn có thể dẫn thêm một số tục ngữ dân gian ca ngợi vẻ to đẹp của “Đình Đoài”, tuy nhiên chỉ một số câu vừa dẫn cũng đã cho thấy sự ngưỡng mộ trong tâm thức dân gian Xứ Đoài đồi với các ngôi đình làng của vùng văn hóa này là vô vùng sâu đậm.
Và qua đó cũng cho thấy cụm từ “Đình Đoài” đã như một biểu tượng văn hóa – nghệ thuật đặc trưng trong không gian văn hóa xã hội của Xứ Đoài, tạo nên một phong cách kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc riêng biệt.
Nói một cách khái quát thì đó là hình ảnh ngôi đình có mái sụp thấp xuống đất và các đầu đao uốn cong vểnh lên trời, bên trong đình lát sàn gỗ và chạm khắc đến nhiều thành phần kiến trúc, chính là hình ảnh đặc trưng của ngôi “Đình Đoài”. Phải chăng đó là hình ảnh cách điệu của ngôi nhà sàn Lạc Việt thời các vua Hùng? Và vì thế có thể xếp “Đình Đoài” vào loại hình kiến trúc tối cổ của các ngôi đình làng. Nếu xét về mặt niên đại lịch sử, các ngôi đình thời Mạc, thế kỷ 16 được cho là cổ nhất Việt Nam, hiện chỉ còn khoảng 5-6 ngôi, thì riêng Xứ Đoài đã chiếm 3 ngôi, đó là đình Tây Đằng, Thụy Phiêu, Thanh Lũng đều ở huyện Ba Vì (Hà Nội ngày nay).
Còn về chạm khắc nội thất của ngôi “Đình Đoài” thì không chỉ dừng ở trang trí, mà hơn thế, đã bước sang lĩnh vực của chạm nổi, của phù điêu nghệ thuật. Nhìn chung về điêu khắc “Đình Đoài” là không trau chuốt, song đường nét, hình khối tuy mộc mạc, chất phác nà vẫn duyên dáng chứ không thô vụng. Đó là cái đẹp chắc khỏe của khoai lúa, cái đẹp hồn nhiên, giản dị của cỏ nội hương đồng, của những nghệ sĩ nông dân bậc thầy.
Một tính chất nữa của điêu khắc “Đình Đoài” là đề tài chạm khắc không mang tính lễ thức, thiêng liêng, mà thiên về tính hiện thực, trần tục. Do đó nhân vật trong các đồ án trang trí là những con người thế tục, là những trai gái của xóm làng. Trên nhiều mảng chạm khắc trang trí đình làng Xứ Đoài thời kỳ này dường như đã vượt qua ngưỡng cửa của lễ giáo đương thời, để phản ánh những ước mơ về tự do luyến ái , về nam nữ bình đẳng. Chẳng hạn như cảnh trai gái vui chơi đùa nghịch dưới đầm sen, trên đồi núi, dưới khóm cây đầu làng. Hoặc những cảnh trai gái vui đùa ngả ngớn, hở hang ngay sát thánh cung, nơi đáng lý phải trang nghiêm. Từ góc nhìn văn hóa dân gian, thì đó chính là tính ngưỡng phồn thực (rite de fertilité) ước mong nhân khanh vật thịnh, phong đăng hòa cốc. Điều thú vị là cả những đề tài về “tứ linh” cũng được dân gian hòa. Hình tượng rồng không còn là biểu tượng cao quý của ông vua, mà chỉ là con vật bình thường được chạm khắc theo cách suy nghĩ hồn nhiên, dân dã như rồng ổ, rồng mẹ rồng con, rồng sống chung với các muông thú khác… Đặc biệt, hàm rồng còn được xem là huyệt phong thủy để người nông dân thực hiện ước mơ theo câu tục ngữ “ mả táng hàm rồng”. Hoặc như đình Đại Phùng* (vốn cũng là đất Xứ Đoài) còn có cảnh rồng múa lượn bên mâm rượu của hai cụ già, mà trên đầu các cụ thì có cảnh “mèo ngoạm cá”. Xa xa bên kia câu đầu, có cảnh các quan viên đang ngồi uống rượu thưởng trăng bên đầm sen, còn dưới đầm là các nàng tiên thôn nữ đang tắm, điều thú vị là một cụ ngừng rượu ngó nhìn trong khi một cô tiên ngắt vội cành lá sen che lấp đôi gò bồng đảo….
Chúng tôi chưa có điều kiện khám phá hết hơn 100 ngôi “Đình Đoài” như đã thống kê, tuy nhiên, một vài nét chấm phá sơ lược mong rằng cũng đã phác họa được bức tranh toàn cảnh về “Đình Đoài” trong văn hóa Xứ Đoài.
* Di tích đặc biệt cấp quốc gia, kiến trúc Thế kỉ 17
K.T.H
__________
(1) Tác giả bài viết chỉ biết / hoặc nói "đẹp đình So, to đình Cấn", thực ra câu này trong dân gian xưa đầy đủ là "Đẹp đình So, to đình Cấn, bẩn đình Ngọc Than, tan hoang đình Phú Mỹ, cũ kỹ đình Yên Nội".
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét