Đưa thi thể ngư dân bị bắn chết ở Trường Sa
về Quảng Ngãi
06:37 01-12-2015
Người thân của ngư dân bị bắn chết ở Trường Sa khóc ngất.
Thi thể ngư dân bị bắn chết ở Trường Sa đã được đưa vào cảng Sa Kỳ
Khoảng 5 giờ 45 sáng 1.12, tàu cá QNg 95861 đưa thi thể ông Trương Đình Bảy (1970, trú tại thôn An Hải, xã Bình Châu) bị bắn chết ở Trường Sa cùng 13 ngư dân khác đã cập cảng Sa Kỳ.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cùng các cơ quan chức năng đang có mặt ghi nhận hiện trường trên tàu cá và làm công tác chuẩn bị khám nghiệm tử thi nạn nhân.
Khoảng 5 giờ 45 sáng 1.12, tàu cá QNg 95861 đưa thi thể ông Trương Đình Bảy (1970, trú tại thôn An Hải, xã Bình Châu) bị bắn chết ở Trường Sa cùng 13 ngư dân khác đã cập cảng Sa Kỳ.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cùng các cơ quan chức năng đang có mặt ghi nhận hiện trường trên tàu cá và làm công tác chuẩn bị khám nghiệm tử thi nạn nhân.
Rất nhiều người dân xã Bình Châu đã tập trung về cảng Sa Kỳ để đón các ngư dân.
Người thân của ông Bảy khóc rất nhiều. Trên tàu cá, em Trương Đình Đệ (con ngư dân Bảy) đã được người thân đưa xuống tàu và chăm sóc y tế. Hiện tình trạng Đệ vẫn chưa tốt.
Em Đệ được chăm sóc y tế
Danh sách ngư dân trên tàu Qnga 95861:1.Võ Văn Hạnh (SN 1981)2. Bùi Văn Huy (SN 1973)3. Nguyễn Khâm (SN 1997)4. Dương Tấn Vỹ (1992)5. Nguyễn Hoàng ( SN 1973)6. Bùi Phú (SN 1978)7. Trương Văn Nam (SN 1988)8. Võ Duy Cảnh (SN 1981)9. Trương Dũng (SN 1991)10. Nguyễn Tấn Kha (SN 1987)11. Võ Văn Năm (SN 1982).12. Bùi Văn Cu (SN 1970, chủ tàu)13. Trương Văn Bảy (SN 1968, bị bắn chết).14. Trương Đình Đệ (SN 1991, con ngư dân Bảy).
Lê Đình Dũng
______________
Thi thể ngư dân bị bắn chết ở Trường Sa
đã về đến đất liền
Tuổi trẻ
01/12/2015 07:09 GMT+7
TTO - 4g15 sáng 1-12 tàu cá của ngư dân Bùi Văn Cu (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã đưa xác ông Trương Đình Bảy cùng 12 ngư dân về đến đồn kiểm soát Biên phòng Tịnh Kỳ (xã Tịnh Kỳ,TP. Quảng Ngãi).
Những khuôn mặt phờ phạc sau một hành trình dài, ai nấy đều mệt mỏi. Nhiều ngư dân không nói nổi thành lời dù ai hỏi bất cứ điều gì. Ngư dân Nguyễn Tấn Pha thẫn thờ cho biết “Tôi đang đánh bắt thì thấy tàu chạy và đèn pin pha báo hiệu thì lập tức trở lại tàu. Khi lên đến nơi thì thấy anh Cu vừa khóc vừa nói khản giọng. Còn anh Bảy thì nằm chết trên sàn tàu”.
Thuyền trưởng Cu kể sơ bộ rằng: "Hai xuồng máy chở tám người tới, áp sát thấy thế tôi lập tức nổ máy, anh Bảy chặt giây neo, sau đó tôi kêu anh Bảy vào cabin thì bị một tên trong nhóm này bắn anh Bảy hai phát chết ngả vào người tên này, tôi cứ nghĩ anh Bảy giằng co với tên này nên lao ra giật súng rớt cả ổ đạn, khoảng 5 phút thì tôi xô ngả tên này xuống biển, hai tên đứng phía sau tàu thấy thế cũng bỏ nhảy xuống biển".
"Tôi cho tàu chạy thật xa, sau đó trở lại tìm kiếm 12 ngư dân đi lặn lên tàu. “Những người trên hai xuồng máy mặc đồ dân phục. Không phải quân phục của bất kỳ nước nào. Nhiều khả năng là tàu dân sự nhưng là một nhóm cướp”, thuyền trưởng Cu trình báo với biên phòng Tịnh Kỳ".
Những ngư dân khác khi nghe anh Pha nói vội né ánh mắt về phía biển, chẳng ai nói với ai lời nào. Một số ngư dân cố gắng chỉ những vết đạn cày xới khắp nơi trên tàu mà nói không ra lời.
Ngay sau khi cập cảng Tịnh Kỳ, bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã lấy lời khai ban đầu của thuyền trưởng Cu và ngư dân Trương Đình Đệ là con trai của ngư dân Bảy.
Đồng thời, bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cũng đã kiểm tra các vết đạn để lại trên tàu. Trong đó bên phía mạn trái cabin còn một viên đạn ghim vào thành gỗ.
Bước đầu, thuyền trưởng Cu đưa bốn vỏ đạn còn lại trên tàu cùng với biên bản xác nhận của lữ đoàn 146 Trường Sa đóng tại đảo Đá Nam xác nhận việc ngư dân Bảy bị bắn chết, cùng với lời tường trình sự việc của các ngư dân trên tàu.
Theo cán bộ đồn Kiểm soát Biên phòng Tịnh Kỳ, hiện vẫn chưa thể xác minh chính xác bốn vỏ đạn thuộc loại đạn dành cho súng nào, còn phải chờ cơ quan có chuyên môn xem xét kỹ để kết luận chính xác những vỏ đạn này.
Sau khi làm việc tại đồn kiểm soát Biên phòng Tịnh Kỳ, các ngư dân tiếp tục lên tàu trở về cảng Sa Kỳ, vừa thấy tàu cập bến những giọt nước mắt của người thân vỡ òa. Tiếng nấc nghẹn ngào của mọi người khiến không khí trở nên tang thương.
Trong buổi đón thi thể ngư dân Bảy sáng nay có rất nhiều người trong làng và người thân nhưng không có chị Mai Thị Long (43 tuổi) vợ ngư dân Bảy, người thân cho biết chị quá mệt mỏi, khi nghe chồng về đã ngất lịm đang được người thân chăm sóc tại nhà.
Ngay sau khi lên cảng Sa Kỳ ngư dân Đệ như ngã gục trước mặt người thân, phải nhờ đến sự chăm sóc của người nhà. Sau đó Đệ được tiêm thuốc và chuyền nước ngay tại cảng.
Thi thể của ông Bảy đến 6g30 vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. Hiện lực lượng biên phòng đang chờ phòng kỹ thuật hình sự, phòng cảnh sát điều tra và phòng lực lượng an ninh công an tỉnh Quảng Ngãi xuống cảng Sa Kỳ làm các giám định pháp y để tìm hiểu rõ nguyên nhân cái chết của ngư dân Bảy.
Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục cập nhập thông tin vụ việc.
01/12/2015 07:09 GMT+7
TTO - 4g15 sáng 1-12 tàu cá của ngư dân Bùi Văn Cu (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã đưa xác ông Trương Đình Bảy cùng 12 ngư dân về đến đồn kiểm soát Biên phòng Tịnh Kỳ (xã Tịnh Kỳ,TP. Quảng Ngãi).
.
Người thân các ngư dân đứng túm lại ai nấy điều thất thần tại cảng Sa Kỳ - Ảnh: Tấn Vũ
Những khuôn mặt phờ phạc sau một hành trình dài, ai nấy đều mệt mỏi. Nhiều ngư dân không nói nổi thành lời dù ai hỏi bất cứ điều gì. Ngư dân Nguyễn Tấn Pha thẫn thờ cho biết “Tôi đang đánh bắt thì thấy tàu chạy và đèn pin pha báo hiệu thì lập tức trở lại tàu. Khi lên đến nơi thì thấy anh Cu vừa khóc vừa nói khản giọng. Còn anh Bảy thì nằm chết trên sàn tàu”.
Thuyền trưởng Cu kể sơ bộ rằng: "Hai xuồng máy chở tám người tới, áp sát thấy thế tôi lập tức nổ máy, anh Bảy chặt giây neo, sau đó tôi kêu anh Bảy vào cabin thì bị một tên trong nhóm này bắn anh Bảy hai phát chết ngả vào người tên này, tôi cứ nghĩ anh Bảy giằng co với tên này nên lao ra giật súng rớt cả ổ đạn, khoảng 5 phút thì tôi xô ngả tên này xuống biển, hai tên đứng phía sau tàu thấy thế cũng bỏ nhảy xuống biển".
"Tôi cho tàu chạy thật xa, sau đó trở lại tìm kiếm 12 ngư dân đi lặn lên tàu. “Những người trên hai xuồng máy mặc đồ dân phục. Không phải quân phục của bất kỳ nước nào. Nhiều khả năng là tàu dân sự nhưng là một nhóm cướp”, thuyền trưởng Cu trình báo với biên phòng Tịnh Kỳ".
Những ngư dân khác khi nghe anh Pha nói vội né ánh mắt về phía biển, chẳng ai nói với ai lời nào. Một số ngư dân cố gắng chỉ những vết đạn cày xới khắp nơi trên tàu mà nói không ra lời.
Ngay sau khi cập cảng Tịnh Kỳ, bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã lấy lời khai ban đầu của thuyền trưởng Cu và ngư dân Trương Đình Đệ là con trai của ngư dân Bảy.
Đồng thời, bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cũng đã kiểm tra các vết đạn để lại trên tàu. Trong đó bên phía mạn trái cabin còn một viên đạn ghim vào thành gỗ.
Bước đầu, thuyền trưởng Cu đưa bốn vỏ đạn còn lại trên tàu cùng với biên bản xác nhận của lữ đoàn 146 Trường Sa đóng tại đảo Đá Nam xác nhận việc ngư dân Bảy bị bắn chết, cùng với lời tường trình sự việc của các ngư dân trên tàu.
Theo cán bộ đồn Kiểm soát Biên phòng Tịnh Kỳ, hiện vẫn chưa thể xác minh chính xác bốn vỏ đạn thuộc loại đạn dành cho súng nào, còn phải chờ cơ quan có chuyên môn xem xét kỹ để kết luận chính xác những vỏ đạn này.
Sau khi làm việc tại đồn kiểm soát Biên phòng Tịnh Kỳ, các ngư dân tiếp tục lên tàu trở về cảng Sa Kỳ, vừa thấy tàu cập bến những giọt nước mắt của người thân vỡ òa. Tiếng nấc nghẹn ngào của mọi người khiến không khí trở nên tang thương.
Trong buổi đón thi thể ngư dân Bảy sáng nay có rất nhiều người trong làng và người thân nhưng không có chị Mai Thị Long (43 tuổi) vợ ngư dân Bảy, người thân cho biết chị quá mệt mỏi, khi nghe chồng về đã ngất lịm đang được người thân chăm sóc tại nhà.
Ngay sau khi lên cảng Sa Kỳ ngư dân Đệ như ngã gục trước mặt người thân, phải nhờ đến sự chăm sóc của người nhà. Sau đó Đệ được tiêm thuốc và chuyền nước ngay tại cảng.
Thi thể của ông Bảy đến 6g30 vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. Hiện lực lượng biên phòng đang chờ phòng kỹ thuật hình sự, phòng cảnh sát điều tra và phòng lực lượng an ninh công an tỉnh Quảng Ngãi xuống cảng Sa Kỳ làm các giám định pháp y để tìm hiểu rõ nguyên nhân cái chết của ngư dân Bảy.
Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục cập nhập thông tin vụ việc.
Bộ đội Biên phòng làm việc với các ngư dân trên tàu - Ảnh: Trần Mai
Các ngư dân kéo neo buộc tàu vào đồn biên phòng Tịnh Kỳ trình báo - Ảnh: Trần Mai
Bốn vỏ đạn còn sót lại trên tàu - Ảnh: Trần Mai
Đầu đạn còn dính lại trên cabin tàu cá - Ảnh: Trần Mai
Một cháu bé còn chưa hiểu rõ nổi đau quá lớn của làng chài - Ảnh: Tấn Vũ
Trần Mai - Tấn Vũ
Khổ cho ngư dân tôi! Một lực lượng nòng cốt bảo vệ biển đảo cho đất nước mà sao thân cô, thế cô. Biên phòng, cảnh sát biển chỉ nấp ven bờ, thỉnh thoảng (giống như chó ngáp phải ruồi) tóm được vài vụ buôn lậu dầu, còn ngư dân thì đẩy ra tiền tiêu, đến khi họ bị nạn cũng không đưa tầu ra để hỗ trợ đưa họ về cho nhanh, trường hợp này lại đang chở xác nữa. Một chế độ vô cảm và lạnh lùng trước số phận đồng bào mình.
Trả lờiXóaXin chia buồn cùng gia đình ông Bảy và bà con ngư dân.
Kiểu này bà con ra biển còn gặp nguy hiểm, không ai bảo vệ, tay không chống cướp có vũ khí, nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ biển thực hiện đúng qui trình: lấy lời khai, yêu cầu viết tường trình, nghiên cứu, điều tra báo cáo gửi cấp trên.
Trả lờiXóa5 ngày trời mới đưa được thi thể ông Bảy về đất liền. Hỏi rằng tàu Biên phòng, Cảnh sát biển ở đâu mà không hỗ trợ cho ngư dân. Đau lòng cho số phận người dân!
Trả lờiXóaBiên phòng VN rất nhanh nhẩu, "nhạy bén". Nạn nhân thoát nạn, tự đưa thuyền về bến là biên phòng có mặt ngay lập tức để "thăm hỏi" và "lập biên bản".
Trả lờiXóaHoan hô biên phòng. Có công "mai phục" ở ven bờ và lúc nào cũng giấy bút đầy đủ.
Không bảo vệ được biển đảo, không bảo vệ được ngư dân như các nước khác thì lập binh chủng hải quân, cảnh sát biển để làm gì, mua tàu ngầm để làm gì ?? Chẳng lẽ để mị dân hoặc mua làm cảnh. Nó chiếm đảo, giết dân mình vô cớ thì phản đối và công bố cho thế giới biết, sau vài lần thì cắt bang giao, đóng cửa sứ quán, tuyên bố nếu còn bắn dân tao thì tao bắn lại và làm ngay, bắn chìm tàu nó, lôi đầu nó vô bờ, cho máy bay ra tiếp ứng ... Dân muốn vậy, khổ dân chịu. Còn đầu hàng thì khỏi nói.
Trả lờiXóaSáng 1.12 tàu cá QNg 95861đã cập cảng Sa Kỳ. Theo Một Thế Giới thì lúc đó khoảng 5 giờ 45 sáng, có 13 ngư dân và thi thể ông Trương Đình Bảy. Theo Tuổi Trẻ thì lúc đó là 4g15 sáng, có xác ông Trương Đình Bảy cùng 12 ngư dân.
Trả lờiXóaChỉ có 1 sự kiện, 1 thời điểm mà 2 tờ báo lớn của đảng và nhà nước csVN loan tin như thế đấy!!! Các vị "làm báo theo định hướng xã hội chủ nghĩa" đấy à!!!
Tấm hình "Bộ đội Biên phòng làm việc với các ngư dân trên tàu - Ảnh: Trần Mai" quá xuất sắc trong việc ghi nhận sự kiện thật. Ngư dân thì gầy còm - gương mặt xương xẩu, cán bộ Bộ đội Biên phòng thì béo phì - mặt nọng - bụng phệ.Sự khác biệt giữa giàu-nghèo, quan-dân trong xã hội nó lồ lộ trơ trẻn như thế sao!!!
Ngư dân bị tấn công, họ có báo cho cảnh sát biển, biên phòng không? Được báo, những lực lượng này có ra biển ứng cứu không? Hình như không hề có ứng cứu. Thế thì cảnh sát biển và biên phòng để làm gì? Để làm cảnh và tiêu tốn tiền thuế của chính những ngư dân này à?
Trả lờiXóaAnh Cu này gớm thật. 8 tên cướp biển sau khi bắn chết ông Bảy, nhìn thấy anh Cu tay không dũng mãnh đã phải vội vàng nhảy xuốn biển bỏ chạy. Tôi thấy anh Cu rất cao cường, nên đề nghị nhà nước trưng dụng anh vào cảnh sát biển, đừng để làm ngư dân, phí. Cảnh sát biển Việt Nam chỉ cần có 1000 người như anh Cu, lại được trang bị hiện đại, thì có thể quật ngã ít nhất 10.000 cướp biển, cũng như quân hải giám của 4 tốt.
Trả lờiXóaCông an, cảnh sát Việt Nam thì nhất rồi. Trên bờ, tất cả các vụ án tham nhũng đều không thể phát hiện và xử lý nếu không có báo chí và dư luận lên tiếng. Dưới biển thì mặc ngư dân chết còn ngồi trên bờ lập biên bản để báo cáo. Nhưng nếu có tàu hàng nào đi qua, chớ có thoát.
Trả lờiXóaKhông những lạc hậu về kinh tế , mà còn quá lạc hậu và nghèo nàn trên biển , trên đất liền , khiến những kẻ mạnh hơn hiếp đáp , ngư dân bị thiệt thòi, tính mạng thường xuyên bị đe dọa khi ra biển xa . Nguyên nhân là đâu ? Là vì trong hàng ngũ lãnh đạo có nhiều kẻ như Ct Tỉnh kênh kiệu , BCH sắp nghỉ hưu dùng tiền NN đi du hí ở nước ngoài . Những kẻ đó học hành ít, tầm nhìn quá kém , chỉ nhằm mục đích cá nhân , gia đình khi cầm quyền, chỉ có khả năng bưng bê, nịnh bợ !
Trả lờiXóa