.
. .
TIN BUỒN
Chúng tôi vô cùng xúc động được tin người bạn đời của Nghệ sĩ Ưu tú Hồng Ngát: Nhà giáo, Đạo diễn, Soạn giả chèo TRẦN QUỲNH (Trần Quang Quỳnh) Sinh ngày 5/10/1955 tại Hồng An, Hưng Hà, Thái Bình.
Trú quán: KTT Trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh HN.
Giảng viên khoa Kịch hát dân tộc,
Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
Chúng tôi xin chân thành chia buồn cùng Nghệ sĩ Chèo Hồng Ngát và các con cháu trước sự ra đi đột ngột của Soạn giả Trần Quỳnh. |
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Thạc sĩ Mai Văn Lạng viết về Trần Quỳnh:
Yêu lắm Trần Quỳnh!
Mai Văn Lạng
.
Thế là người đàn ông lúc nào cũng bảo mình “Chết non chết yểu“ năm 95-97 tuổi đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 61. Người ấy không quyền chức, không nghệ sĩ lớn, không kịch tác gia . . . mà được nhiều thế hệ nghệ sĩ làng chèo yêu mến, quý trọng. vô cùng tiếc thương: Đó là nhà giáo, Đạo diễn, soạn giả Trần Quỳnh.
Sinh ra và lớn lên ở cái nôi của nghệ thuật chèo Hưng Hà, Thái Bình, có cha là diễn viên nhà hát chèo Thái Bình nên chèo đã ngấm vào anh ngay từ nhỏ. Lớn lên, vừa đi học vừa lao động giúp bố mẹ nuôi năm người em Quỳnh vẫn nuôi chí “làm chèo”. Năm 1971, khi vừa tròn 16 tuổi Trần Quỳnh thi đỗ vào khoa chèo trường nghệ thuật sân khấu Việt nam. ở đây, 3 năm học, dù gặp muôn vàn khó khăn: chiến tranh, loạn lạc, li tán, mẹ đột ngột qua đời, Trần Quỳnh vẫn vững vàng học tập, trở thành học sinh xuất sắc. Sau khi ra trường anh được giữ lại học tiếp 3 năm giáo sinh để giảng dậy chèo. Nhà giáo hình như là duyên, là nghiệp của anh. Suốt từ thế hệ học trò đầu tiên như: Xuân Hinh, Quốc Trượng, Hồng Ngát (sau này là người bạn đời của anh ). . . cho đến thế hệ cuối cùng anh đào tạo là lớp chèo K34, nơi anh vừa bước ra khỏi lớp thì đột quỵ, anh đều tâm niệm một điều: Hết lòng vì trò, hết lòng vì chèo. Điều đáng quý là là anh không bao giờ tự xưng danh Thầy sau giờ lên lớp. Anh coi các học trò như em, như con. Quý họ, thương họ, chia sẻ với họ chuyện buồn vui ấm lạnh. Học trò không phải vì thế mà nhờn. Họ càng gần anh hơn, chia sẻ với anh nhiều hơn, vì vậy mà tình thầy trò anh em lúc nào cũng khăng khít, mấy chục năm dù đi xa vẫn nhớ nhau.
Bên cạnh vai trò là một nhà giáo Trần Quỳnh còn là một soạn giả chèo. Hàng chục năm trời anh tìm đến các tác giả chèo lão thành, các soạn giả, rồi đọc sách, tự tìm tòi để đọc, để học,để viết. Kể từ năm 1978 đến nay anh đã có hàng trăm tiết mục viết lời mới cho dân ca và chèo, kịch bản chèo do các đoàn nghệ thuật chuyên và không chuyên dàn dựng. Anh quan niệm, viết cốt ở tấm lòng, ở cái Tình, không cầu kỳ câu chữ nên những bài của của anh rất đời thường: cây lúa, cây dâu, củ khoai, con cá, bãi sắn, nương ngô, con lợn, con gà . . . đều đi vào các tác phẩm của anh một cách dung dị, nhẹ nhàng mà vẫn ngọt ngào sâu lắng. Trần Quỳnh là người nặng lòng với quê hương. Anh có tới cả hục bài viết về quê như: “ Nhớ đất Hồng An “, “ tiếng hát từ vùng rau Trần Lãm “, “ lời bên đồng lúa “ v v . . . đặc biệt Trần Quỳnh rất nhạy bén với những vấn đề chính trị. Anh viết về Đảng, Bác Hồ, về những ngày bầu cử, về chiến tranh, cách mạng .. . một cách uyển chuyển không rập khuôn, ca ngợi chung chung . . .
Nhưng cái đáng nhớ nhất ở Soạn giả Trần Quỳnh là anh sống hết sức đôn hậu. Quý trọng từ trẻ em cho đến cụ già, Anh không phân biệt sang hèn, giàu nghèo. . . Không giận ai lâu, nóng tính nói luôn, xong thôi. Không nhắc lại. Nhiều người cứ bảo Trần Quỳnh có trí nhớ tuyệt vời. Anh đã gặp ai thì không quên, 10 năm sau vẫn nhắc ông ấy tên là gì? ở đâu? Nhà có mấy anh em, giỗ bố ông ấy ngày nào . . .nhưng tôi biết, trí nhớ của anh không hẳn là siêu phàm mà còn là ở TÂM anh. Trái tim lúc nào cũng yêu người, hết sức trân trọng bạn bè dù chưa thân,chưa quý, nên hình ảnh, tính cách, hay tiểu sử người đó cứ găm sâu vào “ IC “ để đến lúc cần truy cập, hình ảnh ấy hiện lên rất nhanh.
Trần Quỳnh cũng là một người thích uống rượu. Thích lai rai với bạn bè, với các cháu các em. Người ấy bao giờ cũng rất nhiệt tình, đã uống là phải cạn, đã cạn là phải say,đã say là phát hát, và đôi khi đã hát là phải khóc . . . khóc cho nỗi đời, khóc cho tình người, và khóc cho số phận biết bao nghệ sĩ bậc thầy long đong lận đận. Trần Quỳnh là người đọc rộng, hiểu sâu, anh rất thích thơ Thiền, đặc biệt là bài “ Thị Đệ Tử “ của Thiền sư Vạn Hạnh. Lúc nào gặp, thấy tôi buồn bực điều gì anh cũng an ủi bằng một giọng đọc thơ rất hào sảng: “Thân như bóng chớp có rồi không- Cây cối Xuân tươi Thu não nùng- Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãy- Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương Đông “
Trần Quỳnh ơi! Giờ thì giọt sương Đông ấy đã lìa cõi thế, tan vào cỏ cây, hoa lá, tan vào muôn nỗi chúng sinh. Mãi nhớ về anh, một người thầy đáng kính, một người anh chân tình, một soạn giả tâm huyết . . .mãi nhớ về anh, một người : Cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng- Tiếng còn lưu lại mãi về sau. Yêu lắm Trần Quỳnh!
01h20 sáng ngày 10/11/ 2015 ( tức 29- 9 năm Ất Mùi)
Sinh ra và lớn lên ở cái nôi của nghệ thuật chèo Hưng Hà, Thái Bình, có cha là diễn viên nhà hát chèo Thái Bình nên chèo đã ngấm vào anh ngay từ nhỏ. Lớn lên, vừa đi học vừa lao động giúp bố mẹ nuôi năm người em Quỳnh vẫn nuôi chí “làm chèo”. Năm 1971, khi vừa tròn 16 tuổi Trần Quỳnh thi đỗ vào khoa chèo trường nghệ thuật sân khấu Việt nam. ở đây, 3 năm học, dù gặp muôn vàn khó khăn: chiến tranh, loạn lạc, li tán, mẹ đột ngột qua đời, Trần Quỳnh vẫn vững vàng học tập, trở thành học sinh xuất sắc. Sau khi ra trường anh được giữ lại học tiếp 3 năm giáo sinh để giảng dậy chèo. Nhà giáo hình như là duyên, là nghiệp của anh. Suốt từ thế hệ học trò đầu tiên như: Xuân Hinh, Quốc Trượng, Hồng Ngát (sau này là người bạn đời của anh ). . . cho đến thế hệ cuối cùng anh đào tạo là lớp chèo K34, nơi anh vừa bước ra khỏi lớp thì đột quỵ, anh đều tâm niệm một điều: Hết lòng vì trò, hết lòng vì chèo. Điều đáng quý là là anh không bao giờ tự xưng danh Thầy sau giờ lên lớp. Anh coi các học trò như em, như con. Quý họ, thương họ, chia sẻ với họ chuyện buồn vui ấm lạnh. Học trò không phải vì thế mà nhờn. Họ càng gần anh hơn, chia sẻ với anh nhiều hơn, vì vậy mà tình thầy trò anh em lúc nào cũng khăng khít, mấy chục năm dù đi xa vẫn nhớ nhau.
Bên cạnh vai trò là một nhà giáo Trần Quỳnh còn là một soạn giả chèo. Hàng chục năm trời anh tìm đến các tác giả chèo lão thành, các soạn giả, rồi đọc sách, tự tìm tòi để đọc, để học,để viết. Kể từ năm 1978 đến nay anh đã có hàng trăm tiết mục viết lời mới cho dân ca và chèo, kịch bản chèo do các đoàn nghệ thuật chuyên và không chuyên dàn dựng. Anh quan niệm, viết cốt ở tấm lòng, ở cái Tình, không cầu kỳ câu chữ nên những bài của của anh rất đời thường: cây lúa, cây dâu, củ khoai, con cá, bãi sắn, nương ngô, con lợn, con gà . . . đều đi vào các tác phẩm của anh một cách dung dị, nhẹ nhàng mà vẫn ngọt ngào sâu lắng. Trần Quỳnh là người nặng lòng với quê hương. Anh có tới cả hục bài viết về quê như: “ Nhớ đất Hồng An “, “ tiếng hát từ vùng rau Trần Lãm “, “ lời bên đồng lúa “ v v . . . đặc biệt Trần Quỳnh rất nhạy bén với những vấn đề chính trị. Anh viết về Đảng, Bác Hồ, về những ngày bầu cử, về chiến tranh, cách mạng .. . một cách uyển chuyển không rập khuôn, ca ngợi chung chung . . .
Nhưng cái đáng nhớ nhất ở Soạn giả Trần Quỳnh là anh sống hết sức đôn hậu. Quý trọng từ trẻ em cho đến cụ già, Anh không phân biệt sang hèn, giàu nghèo. . . Không giận ai lâu, nóng tính nói luôn, xong thôi. Không nhắc lại. Nhiều người cứ bảo Trần Quỳnh có trí nhớ tuyệt vời. Anh đã gặp ai thì không quên, 10 năm sau vẫn nhắc ông ấy tên là gì? ở đâu? Nhà có mấy anh em, giỗ bố ông ấy ngày nào . . .nhưng tôi biết, trí nhớ của anh không hẳn là siêu phàm mà còn là ở TÂM anh. Trái tim lúc nào cũng yêu người, hết sức trân trọng bạn bè dù chưa thân,chưa quý, nên hình ảnh, tính cách, hay tiểu sử người đó cứ găm sâu vào “ IC “ để đến lúc cần truy cập, hình ảnh ấy hiện lên rất nhanh.
Trần Quỳnh cũng là một người thích uống rượu. Thích lai rai với bạn bè, với các cháu các em. Người ấy bao giờ cũng rất nhiệt tình, đã uống là phải cạn, đã cạn là phải say,đã say là phát hát, và đôi khi đã hát là phải khóc . . . khóc cho nỗi đời, khóc cho tình người, và khóc cho số phận biết bao nghệ sĩ bậc thầy long đong lận đận. Trần Quỳnh là người đọc rộng, hiểu sâu, anh rất thích thơ Thiền, đặc biệt là bài “ Thị Đệ Tử “ của Thiền sư Vạn Hạnh. Lúc nào gặp, thấy tôi buồn bực điều gì anh cũng an ủi bằng một giọng đọc thơ rất hào sảng: “Thân như bóng chớp có rồi không- Cây cối Xuân tươi Thu não nùng- Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãy- Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương Đông “
Trần Quỳnh ơi! Giờ thì giọt sương Đông ấy đã lìa cõi thế, tan vào cỏ cây, hoa lá, tan vào muôn nỗi chúng sinh. Mãi nhớ về anh, một người thầy đáng kính, một người anh chân tình, một soạn giả tâm huyết . . .mãi nhớ về anh, một người : Cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng- Tiếng còn lưu lại mãi về sau. Yêu lắm Trần Quỳnh!
01h20 sáng ngày 10/11/ 2015 ( tức 29- 9 năm Ất Mùi)
Mai Văn Lạng.
Xin chân thành chia buồn cùng NS Hồng Ngát và gia đình
Trả lờiXóaChàng từ đi vào nơi gió cát ,
Trả lờiXóaĐêm trăng này nghỉ mát nơi nao ? ( CPN )
Giảng viên , phu quân của NS Hồng Ngát , NS Trần Quỳnh bỏ người bạn đời, bỏ bạn bè đi vào cõi thiên thu . Thân thể Trần Quỳnh sẽ trở thành cát bụi . Chàng sẽ nghỉ mát chốn TUYỆT ĐỐI TĨNH LẶNG KHÔNG HỀ DÍNH BỤI TRẦN . Trăng bất tử mãi mãi chiếu soi .
Ngàn thu Vĩnh Biệt con người tài hoa Trần Quỳnh . Thành Thật chia buồn cùng NSƯT và Tang Quyến !
Xin thành kính phân ưu.
Trả lờiXóaVà cầu nguyện anh linh Ông Trần Quỳnh thanh thản về cõi vĩnh hằng.