Nghệ sĩ Vượng Râu: Trong ảnh là bài Kệ của Thiền Sư Vạn Hạnh
mà gần 20 năm trước anh luôn đọc và dạy chúng tôi!
Nhà giáo, Đạo diễn, Soạn giả chèo TRẦN QUỲNH (Trần Quang Quỳnh)
Sinh ngày 5/10/1955 tại Hưng Hà, Thái Bình.
Sinh ngày 5/10/1955 tại Hưng Hà, Thái Bình.
Giảng viên khoa Kịch hát dân tộc (ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội)
Sau một cơn bạo bệnh, đã tạ thế hồi 21h21' ngày 9/11/2015. Hưởng thọ 61 tuổi.
Lễ viếng bắt đầu từ 8h00 - 10h00 thứ Sáu, ngày 13/11/năm 2015
Sau một cơn bạo bệnh, đã tạ thế hồi 21h21' ngày 9/11/2015. Hưởng thọ 61 tuổi.
Lễ viếng bắt đầu từ 8h00 - 10h00 thứ Sáu, ngày 13/11/năm 2015
tại Nhà tang lễ bệnh viện 198 Bộ Công An, ngõ 98, đường Trần Bình, Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu lúc 10h cùng ngày. Hỏa táng tại Đài hóa thân hoàn vũ Hà Nội.
Lễ truy điệu lúc 10h cùng ngày. Hỏa táng tại Đài hóa thân hoàn vũ Hà Nội.
- Nhà giáo soạn giả Trần Quỳnh
Nghệ sĩ Vượng Râu
Đỏ Nước Mắt Sinh Ly Tử Biệt
Trắng Khăn Tang Nghĩa Nặng Tình Thâm
Sắp kỷ niệm trường mà sao Thầy bỏ chúng em sớm thế Thầy ơi!? Chỉ vài vài tháng nữa thầy được nghỉ hưu, được vi vu với thiên nhiên và các thế hệ học trò, vậy mà Thầy đã để chúng em hụt hẫng! Một người Thầy người Anh đáng kính và tấm gương trí tuệ vẫn còn mãi!
Thân như ánh chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Tựa treo ngọn cỏ giọt sương trong
Vạn biến như lôi nhất tâm thiền định! A di Đà Phật! Nam mô a di đà Phật!
Gần hai mươi năm trước, khi chúng em chân ướt chân ráo từ nhà quê lên Hà Nội học tập! Anh là người Thầy, người Anh đáng kính trí tuệ và đạo đức, tâm sáng và tài cao, ngày đầu tiên lên lớp anh đã cho chúng em những điều bất ngờ và tự tin về một giảng viên tuyệt vời! Những nam học sinh bọn em khi gọi anh là Thầy anh sẽ cười và nói Thầy cái "đách" gì? Gọi là anh! Và mặc đinh bao thế hệ từ trước đến sau bọn em luôn gọi Thầy là Anh nhưng lại là anh Thầy đáng kính!
Anh đáng kính ở trí tuệ, ở trình độ, bất cứ câu Kiều nào anh cũng thuộc, bất cứ nhân vật nào danh nhân nào anh cũng nhớ, bất cứ tác phẩm nào anh cũng biết!? Và hiển nhiên anh là Bậc Thầy của những bậc Thầy! Anh lặng lẽ âm thầm dạy bao lứa học trò, anh âm thầm truyền đạt bằng sự duyên dáng và yêu nghề cho thế hệ sau!?
Anh nghiêm khắc, nhưng lại thoải mái với phương pháp học trí tuệ chứ không gò ép thủ công! Anh dạy chúng em từ lời nói dáng đi! Đứng chữ Đinh - Đi chữ Bát...
Mỗi lần gặp nhau Thầy trò anh em chỉ là ly bia Mỹ Vân, với những tâm sự của anh về thời cuộc, về nhân sinh quan. Nhưng ở anh chưa bao giờ em thấy sự tiêu cực hay bất mãn, anh lạc quan và đôn hậu! Cái tài của anh quá nhiều nhưng anh ẩn dật, để đến khi anh mất em lên google tìm ảnh Soạn giả Trần Quỳnh mà cũng khó! Nghe tin anh tai biến các thế hệ học trò đã sốc! Nay nghe tin anh về với Tiên Tổ chúng em đau lắm! Cảm giác mênh mang vô tận! Thầy ơi! Anh ơi! Than ôi! Bài kệ của Vạn Hạnh Thiền Sư và câu Nói trong vở Quan Âm anh luôn đọc, luôn "lùa" vào đầu những đám học trò thử xem độ ngấm tới đâu!
Gần 20 năm sau em mới nhờ người viết được bài Kệ anh dạy chúng em! Phải chăng vì thế anh luôn lạc quan.
"Hoan hô hai bậc Đại Huynh
Xuân Huyền bỏ rượu, Trần Quỳnh bỏ bia"
Anh Quỳnh ơi! Sao em chưa kịp đón anh về nhà! Sao em chưa kịp mời anh ghé thăm mà anh đi nhanh vậy! Dẫu biết rằng sinh tử là lẽ ở đời! Nhưng anh để cho học trò đau đớn lắm anh ơi!
Bài kệ ngày nào em đã thuộc từ lâu
Nhớ những lời những câu anh dạy
Nay anh đi! Anh đi nhanh vậy
Để người ở lại đau thắt tim gan
Dẫu biết rằng cõi tạm phù du
Anh nhẹ bước vân du nhạc cảnh
Tiếng trống chèo buông lơi nhịp phách
Anh bỏ đi rồi ai giữ nhịp vào khuông
Lâm khốc - Rỉ vong điệu hát đã buồn
Nay anh khuất là niềm đau vô hạn
Cuộc đời này dẫu là cõi tạm
Nhưng anh đi rồi anh bỏ bạn bỏ em
Tiếc thương anh lệ đẫm ướt nhèm
Tiếc Nhân Tài tiếc thêm vô tận!
Ps/ Trong ảnh là bài Kệ của Thiền Sư Vạn Hạnh mà gần 20 năm trước anh luôn đọc và dạy ngầm chúng tôi! Em buồn và thương anh lắm anh ơi! Thầy ơi!?
Thị đệ tử (Dạy Đệ Tử)
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Dịch nghĩa:
Bài này ý nói trên cõi đời không có cái gì là vĩnh viễn. Thân của người đời, cũng như cái bóng chớp, có rồi lại biến thành không, các thứ cây cối, mùa xuân tươi, thu lại khô. Vận của cõi đời dù có lúc thịnh, lúc suy, nhưng cũng đừng sợ, sự thịnh suy đó chỉ là những việc tạm thời, cũng như giọt sương đọng trên ngọn cỏ vậy.
___________
Ngày xưa khi ở ké trường SKDA anh cũng được một hai lần đi uống bia cùng bác ấy mà thời năm 94 thì làm gì có nhiều quán đâu hai anh em phải đi bộ sang tận bên trường múa ngồi uống một lần cao hứng anh ấy đọc mấy câu thơ tự họa về anh ấy mình nghe mà ấn tượng mãi.
Điện ảnh có gã Trần Quỳnh
Sinh ra ở đất Thái bình quê ta
Đường về nào có đâu xa
Hưng nhân huyện cũ Hưng hà huyện nay
Uống rượu đôi lúc có say
Nhiều khi tớ ngãy lăn quay ra đường.
Bài thơ rất dài và hóm hỉnh không biết thế hệ các em sau này có được nghe đến.
Thích Trường Xuân
Đầu năm Bác đến chơi nhà
Lời thơ bác chúc câu ca Bác mừng
Vẫn câu cửa miệng tửng tưng
"Chết non chín chục nửa chừng thế thôi
Trần Quỳnh đâu dễ chầu giời
Nước non hết rượu thì tôi đóng hòm"
Miệng cười bao những ví von
Tiếu lâm bác kể dùi son trống chèo
Giờ đây tiên tổ Bác theo
Nghiệp chèo ai diễn trống chèo ai mang
Học trò bao lớp dở dang
Con đò rẽ lối sang ngang mất rồi
Kịch đời bao những đầy vơi
Xuôi tay Bác bỏ cuộc chơi nửa chừng
Rượu chưa hết đã tạm dừng
Con tim nóng hổi Bác ngừng từ đây
(Vô cùng thương tiếc Thầy Trần Quỳnh! Xin chia buồn cùng gia đình và cầu nguyện cho hương hồn Bác được siêu sinh tịnh độ).
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét