Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Ninh Bình: TƯỢNG ĐÁ ĐINH TIÊN HOÀNG GIÁ 1.500 TỈ BỊ BỎ HOANG

Tượng đài Đinh Tiên Hoàng hơn 1.500 tỉ đồng
bị bỏ hoang

Tuổi trẻ
24/11/2015 10:11 GMT+7

TT - Bị bỏ hoang nhiều năm nay, tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế đặt trong quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế ở ngay khu trung tâm hành chính TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) hiện xuống cấp nghiêm trọng.

.
Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế ở TP Ninh Bình bị bỏ hoang, xung quanh mọc đầy cỏ dại.
Ảnh: V.V.Tuân

Tượng đài có khối lượng gần 100 tấn, phần thân bằng đồng, cao 9,9m; phần bệ đỡ bằng đá, cao 10m. Theo quyết định 926/QĐ-UBND năm 2009 của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế (phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình) được phê duyệt có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.500 tỉ đồng, bằng ngân sách nhà nước. (Riêng phần tượng đài bằng đồng, do một số tổ chức và cá nhân cung tiến).


Khu tượng đài có diện tích gần 10ha, với khu tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế, diện tích 5,1ha, được xây dựng dạng tam cấp, mỗi cấp có chín bậc đá xanh. Sân khánh tiết của khu tượng đài dự kiến được lát đá tự nhiên toàn bộ.

Tuy nhiên ngày 23-11, theo quan sát của phóng viên, tượng đài như một công trình bỏ hoang. Xung quanh tượng đài cỏ mọc kín. Sân khánh tiết ở dưới chân tượng đài đang được thi công dang dở, nhiều tấm đá lớn đã bị vỡ.

Nhưng nguy hiểm và ghê sợ nhất là ngay dưới chân tượng đài có rất nhiều bơm kim tiêm đã qua sử dụng vứt bừa bãi. Nếu ai không để ý rất dễ giẫm phải những bơm kim tiêm này.

Người dân địa phương cho biết nơi đây lâu nay đã trở thành chỗ tụ tập của các con nghiện trong TP. Sau khi hút chích, bơm kim tiêm được vứt tại đây mà không ai thu dọn.

Toàn thân tượng Đinh Tiên Hoàng Đế qua mưa nắng thời gian và không có người gìn giữ, sửa sang, giờ đã được phủ kín bởi một màu đen của rêu mốc.

Nhiều phần của tượng đài như hai bàn tay, cổ tay, cánh tay, khuỷu tay... bị ăn mòn, thủng những mảng lớn. Tượng đài như một người bị thương tích đầy mình, với những vết mốc đen xen lẫn những lỗ thủng lớn.

Ngay cả dòng chữ lớn ở phía trước phần bệ đỡ đề “Đinh Tiên Hoàng Đế (924-979)” cũng đã ngả màu xám xịt vì bám bụi bẩn. Có những chữ đã lỏng lẻo như sắp rơi. Phía sân ngoài, nhiều bệ rồng đã được chạm khắc hoàn chỉnh, giờ nằm chơ vơ giữa cỏ hoang.

Công trình này nằm cách UBND TP Ninh Bình khoảng 1km, cách Sở VH-TT&DL tỉnh Ninh Bình chỉ vài trăm mét.

Chiều 23-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Thị Hoàn - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Ninh Bình - cho biết tượng đài đó là do một số tổ chức, cá nhân cung tiến cho tỉnh, nhưng do đúc tượng đài không đúng mẫu nên bây giờ các cơ quan nhà nước vẫn chưa nghiệm thu.

Trước đây, dự án do Sở VH-TT&DL tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, nhưng hiện đã bàn giao lại cho UBND TP Ninh Bình quản lý.

Còn ông Đinh Văn Thứ - chủ tịch UBND TP Ninh Bình - giải thích: “Chúng tôi vẫn thường xuyên kiểm tra công trình ở quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế chứ không phải bỏ đấy. Chỉ những chỗ thi công chậm hay chưa thi công thì cỏ mới mọc thôi.

Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế do các tổ chức, cá nhân quyên góp tiền đúc tượng cung tiến, nhưng các hạng mục phụ trợ xung quanh tượng đài và các hạng mục khác thuộc quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế là do vốn ngân sách nhà nước đầu tư.

Nguyên nhân là do ngân sách trung ương chưa bố trí được vốn nên chuyển về địa phương mới chậm trễ trong thi công. Hiện tại, dự án vẫn còn thiếu nhiều vốn và chưa biết đến thời điểm nào mới có thể hoàn thành”. 


Xem thêm : 
 
Xót xa nhìn tượng Đinh Tiên Hoàng 1.500 tỉ "thương tích đầy mình”

Tượng đài hoang phế vàng hanh, tiền chi ngàn tỉ bức tranh u buồn


7 nhận xét :

  1. Xin được hỏi các nhà thông thái một câu này: Tại sao Việt Nam không thích xây dựng các nhà máy, xí nghiệp để sản xuất ra của cải vật chất, tạo công ăn việc làm cho dân, tại sao các đ/c lãnh đạo không thích duyệt cho xây dựng các công trình phúc lợi như bệnh viện trường học. Mà chỉ thích xây Tượng đại, nhà văn hoá, nhà tưởng niệm, khu hành chính, trụ sở cơ quan, chùa triền v v...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tôi chẳng thông thái nhưng nghĩ: xây tượng đài "xơi" thoải mái

      Xóa
  2. Tiền xây tượng Ngài chúng nó đã đút túi gần hết, coi như xong, còn giờ thì "sống chết mặc Ngài".
    CSVN là như vậy đó, thưa Ngài!

    Trả lờiXóa
  3. Tại sao lại xây tượng đài? Vì đó là để tuyên truyền. Cứ tuyên truyền là chiến thắng rồi. Nó giống như phép thắng lợi tinh tần của AQ bên TQ. VN cũng là một nước chủ yếu sống bằng phép thắng lợi tinh thần. Nó cũng giống như câu chuyện hài ở Liên Xô thời Xô viết, về việc người ta chế tạo một đoàn tàu hỏa, nó chỉ có khả năng duy nhất là hú còi, và không nhúc nhích. Vì toàn bộ nhiên liệu, nguyên liệu, máy mức, thiết bị tốt nhất chỉ tập trung cho mỗi cái còi, còn các bộ phận khác đều là đồ phế thải. Nếu thi hú còi thì đoàn tàu XHCN là nhất thế giới, nhưng thi chạy thì nó không có khả năng. VN cũng là một trong những con tàu XHCN còn sót lại. Hỡi các bạn, hãy đến VN để nghe tàu hú còi, trước khi quá muộn.

    Trả lờiXóa
  4. Thật đơn giản vì các công trình : Tượng đài, nhà văn hoá nhà bảo tràng, nhà trưởng nhiệm và các trung tâm Hành chính tập trung cả các công trình Giao thông - thuỷ lợi. Được Bên B lại quả cho 25 - 30% giá trị tổng công trình.
    Bên A nhắm mắt ký đã có tiền cục.
    Còn xây nhà máy xí nghiệpác công trình phúc lợi thì % ít và nguy hiểm hơn như Vinashine - Vinaline ăn vào dễ chết lắm.

    Trả lờiXóa
  5. Bọn họ biết trước sau gì cũng bỏ tượng ngài Đinh Tiên Hoàng thì chăm sóc, bảo dưỡng làm gì! Môn lịch sử bỏ đi thì ai biết Đinh Tiên Hoàng là ai kia chứ!

    Trả lờiXóa
  6. Tôi thì nghĩ khác các Bác: Vì sao họ thích xây tượng đài, nhà văn hoá, nhà tưởng niệm. khu triển lãm quảng trường nhà hát nhà bảo tàng và khu hành chính tập trung...Vì sợ các quan Văn Hoá đói. Các quan Văn Hoá thường đi nhiều hiểu rộng, biết lắm...Họ nhiều văn lắm chữ. Để các vị này đói thì họ sẽ kêu. Mà cái đám văn chương nó kêu nó chọc vào chỗ nào thì chỗ đó coi như đi đứt...Bởi vậy nó xin làm gì xin xây gì cũng phải Duyệt.
    Đặc biệt duyệt các công trình Văn Hoá được chi % nhiều mà không sợ thua lỗ . Không bị điều tra.

    Trả lờiXóa