Ký sự trình diện tháng 11/2015
Lê Công Định
Sáng 5/11 tôi đến trụ sở Công an phường trình diện đúng ngày thứ Năm của tuần đầu tiên hàng tháng. Thời gian ước định là thế, nhưng gần một năm nay hầu như lần nào cũng dời sang thứ Năm của tuần thứ hai. Kỳ này không dời, chắc nhờ ở cuộc biểu tình chống chuyến đi thăm Việt Nam của Tập Cận Bình. Tôi không thể thoái thác trình diện để đi biểu tình, bên an ninh nghĩ vậy. Thật ra, bên ngoài nhà, các “cận vệ” đã sẵn sàng giữ tôi lại nếu không “ngoan ngoãn” lên phường.
Đến đúng giờ, tôi ngồi chờ vài phút rồi đi lên phòng họp cùng mọi người. Toàn đàn ông, tôi thoáng thất vọng. Mở đầu, các anh an ninh hỏi thăm sức khỏe tôi. So với tháng trước tôi khỏe hơn thật, tinh thần mạnh mẽ, đặc biệt gần đây do dành thời gian chăm con nhiều, không còn vướng vòng tục lụy của thế giới người lớn, nên tôi sống vui vẻ hẳn. Một anh nhận xét rằng tôi có vẻ bất chấp sự đời, không còn quan tâm đến thiên hạ làm gì, nghĩ gì, … .
Vào chủ đề chính, một anh hỏi tôi nghĩ gì về chuyến đi của Tập Cận Bình. Như cái máy, tôi đáp, nhà nước đón tiếp trọng thị ông ta vì mối bang giao giữa hai quốc gia, đặc biệt hai đảng, nhưng nhân dân cũng có cách đối đãi riêng đối với kẻ thù dân tộc, không thể bắt mọi người phục vụ mục đích chính trị của nhà cầm quyền, đó là hai vấn đề khác nhau. Tôi nhấn mạnh: “Phản đối kẻ xâm lấn biển đảo của đất nước rõ ràng xuất phát từ lòng yêu nước, điều này các anh không thể ngăn chặn. Ngày nào người dân còn yêu nước, ngày đó dân tộc còn may mắn.”
Anh an ninh trề môi: “Nhưng người ta vẫn thích lồng vấn đề dân chủ và nhân quyền vào câu chuyện biển đảo với dụng ý xấu.” Tôi nói: “Dân chủ và nhân quyền là những vấn đề người dân quan tâm, không thua kém chuyện biển đảo. Chẳng lẽ dân chủ và nhân quyền xấu đến mức không thể đề cập bất cứ ở đâu? Chỉ các anh mới tìm cách tránh né những vấn đề đó, chứ mọi người đều muốn bàn đến. Các anh biết tại sao chứ?” Anh ấy nhìn tôi, không trả lời. Tôi nói, “đó là vì người ta thiếu.”
Vào chủ đề chính, một anh hỏi tôi nghĩ gì về chuyến đi của Tập Cận Bình. Như cái máy, tôi đáp, nhà nước đón tiếp trọng thị ông ta vì mối bang giao giữa hai quốc gia, đặc biệt hai đảng, nhưng nhân dân cũng có cách đối đãi riêng đối với kẻ thù dân tộc, không thể bắt mọi người phục vụ mục đích chính trị của nhà cầm quyền, đó là hai vấn đề khác nhau. Tôi nhấn mạnh: “Phản đối kẻ xâm lấn biển đảo của đất nước rõ ràng xuất phát từ lòng yêu nước, điều này các anh không thể ngăn chặn. Ngày nào người dân còn yêu nước, ngày đó dân tộc còn may mắn.”
Anh an ninh trề môi: “Nhưng người ta vẫn thích lồng vấn đề dân chủ và nhân quyền vào câu chuyện biển đảo với dụng ý xấu.” Tôi nói: “Dân chủ và nhân quyền là những vấn đề người dân quan tâm, không thua kém chuyện biển đảo. Chẳng lẽ dân chủ và nhân quyền xấu đến mức không thể đề cập bất cứ ở đâu? Chỉ các anh mới tìm cách tránh né những vấn đề đó, chứ mọi người đều muốn bàn đến. Các anh biết tại sao chứ?” Anh ấy nhìn tôi, không trả lời. Tôi nói, “đó là vì người ta thiếu.”
Tôi tiếp tục: “Điều tôi quan ngại là thái độ của nhà nước ra sao, nếu trước Quốc hội Việt Nam, Tập Cận Bình khẳng định đường chín đoạn và tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa từ ngàn đời thuộc Trung Quốc. Nhà nước và các Đại biểu Quốc hội liệu dám phản bác hay vỗ tay hoan hô?” Anh ấy gật đầu: “Tôi hiểu!” Tôi nhẹ nhàng nói: “Nhà nước của dân hay không là ở thái độ này!”.
Thấy không còn gì trao đổi thêm, anh an ninh hỏi tôi chuyện khác: “Anh nhận định gì về Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới?” Tôi đáp: “Đó là sinh hoạt chính trị bình thường!” Anh ấy gật đầu: “Nhưng chắc anh quan tâm?” Tôi nói: “Có quá nhiều tin đồn khác nhau về các cuộc tranh giành quyền lực.” Anh ấy hỏi: “Anh nghĩ ai có khả năng nhất gánh vác trọng trách lúc này?” Tôi đáp: “Tôi không thể trả lời câu hỏi này vì đó là vấn đề nội bộ của các anh, dù nhiều người đồn Thủ tướng xứng đáng hơn cả.” Anh ấy hỏi tiếp: “Anh đồng ý chứ?” Tôi gật đầu: “So với nhiều nhân vật lãnh đạo trong đảng cộng sản hiện thời, Thủ tướng là người quyết đoán và nhiều kinh nghiệm điều hành chính quyền hơn cả. Tôi không nói việc điều hành ra sao, mà chỉ so sánh với những người cùng tranh đua. Tuy nhiên, chính trường Việt Nam khó tiên lượng vì thiếu thông tin chính xác. Thiên hạ chỉ đoán thôi.” Anh an ninh tỏ vẻ đồng tình.
Anh ấy hỏi tôi trông đợi xã hội Việt Nam đi theo chiều hướng nào sau Đại hội Đảng toàn quốc. Tôi đáp: “Tôi không trông đợi nhiều, dù rất hy vọng luật biểu tình và luật về hội sẽ được thông qua, giúp tạo nền tảng cho xã hội dân sự phát triển. Sự kết hợp song hành giữa nền kinh tế thị trường, có yếu tố TPP, và xã hội dân sự sẽ góp phần vào sự thịnh vượng của nền kinh tế và xã hội Việt Nam trong những năm tới, trừ phi nhà nước không thực tâm muốn vậy.”
Anh an ninh có vẻ trầm ngâm: “Tuy nhiên, nhiều nhóm muốn lợi dụng các tổ chức xã hội dân sự để trục lợi.” Tôi nói: “Luật pháp chỉ nên tạo ra hành lang để các tổ chức xã hội dân sự phát triển, nhà nước không nên can thiệp vào quản lý nội bộ hoặc quan tâm ai trục lợi hay không, trừ phi hành động đó vi phạm luật pháp. Tôi đọc bản thảo Luật về Hội thấy nhà nước cố tình phân loại các hội thành hai nhóm, một bên là hội được công nhận và bên kia là hội không được công nhận. Phải chăng tổ chức nào được chính quyền lập ra hoặc nói thuận tai chính quyền thì được công nhận, còn ngược lại thì không? Các anh nên nhớ bản chất chính của xã hội dân sự là tính độc lập của nó trong tương quan với chính quyền. Không có điều đó, Luật về Hội chỉ là giả tạo và các tổ chức xã hội dân sự chỉ là bù nhìn của chính quyền.” Anh an ninh gật đầu: “Tôi nghĩ sự độc lập đó sẽ được tôn trọng.” Tôi vui vẻ đáp: “Nếu thế thì còn gì bằng!”
Tiếp chủ đề trên, tôi trình bày: “Biểu tình là một quyền ghi trong hiến pháp, không thể viện cớ không có luật để hạn chế quyền hiến định của người dân. Thiếu hoặc chậm trễ ban hành luật biểu tình là lỗi của nhà nước, không phải của dân, nên không thể cấm dân bày tỏ ý kiến của mình công khai qua các cuộc biểu tình.” Anh an ninh cắt ngang, “Nhưng có nhiều thế lực muốn lợi dụng biểu tình để chống phá.” Tôi trả lời: “Do không có luật nên chính quyền càng sợ, nếu luật lệ rõ ràng sao lại ngại ai lợi dụng, cứ dựa trên luật pháp mà xử lý đúng mực. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể ngăn cản quyền biểu tình của người dân. Việc gì cũng có hai mặt, thà chấp nhận biểu tình trong sự kiểm soát của luật pháp, còn hơn đối diện nỗi phẫn uất bùng phát không thể kiểm soát một ngày nào đó. Các anh chọn cái nào?” Anh an ninh nhìn tôi, không trả lời.
Anh khác chuyển đề tài: “Khi trả lời phỏng vấn đài BBC và RFA về TPP, anh có nói đến cải cách luật pháp, đó dường như là vấn đề cơ bản nhất?” Tôi gật đầu: “Doanh nghiệp chỉ cần một khung pháp lý tốt sẽ tự phát triển, trong khi hệ thống luật pháp thì khiếm khuyết trên mọi phương diện. Không thể duy trì hệ thống đó như hiện tại, nó đang cản trở tất cả. Do vậy, phải cải cách luật pháp trước tiên. Tôi thấy chính quyền hoàn toàn thất bại trong mọi chương trình cải cách như vậy, vì thiếu một tư duy mới hoàn toàn.”
Nhân tiện tôi hỏi lại khả năng nhà nước trả chứng chỉ hành nghề luật sư sau khi tôi hết bị quản chế. Anh an ninh ngồi đối diện im lặng một lúc rồi nói: “Tôi chưa thể trả lời anh bây giờ, nhưng thật ra đâu có điều gì ngăn cản anh làm cố vấn luật cho doanh nghiệp nào vẫn cần ý kiến chuyên môn của anh. Đối với anh, tôi nghĩ, chứng chỉ hành nghề luật sư không quan trọng, vì trên thực tế anh vẫn có thể làm công việc của một luật sư!” Tôi hiểu đó là thái độ từ chối, song quả thật chứng chỉ hành nghề không quan trọng lắm, như anh ấy nói.
Nhớ đến đồng nghiệp của mình, tôi chép miệng: “Nghề luật sư bây giờ bỗng trở thành nghề nguy hiểm ở Việt Nam.” Các cặp mắt đổ về phía tôi đầy ngạc nhiên. Tôi giải thích: “Sự kiện luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị hành hung cho thấy nghề này thiếu an toàn. Tiện thể tôi hỏi thẳng nhé, vì sao các anh lại làm vậy? Tấn công luật sư, chính các anh tự bôi nhọ nền công lý của xã hội này.”
Trong khi mọi người chưa bình luận gì, tôi nói luôn: “Về mặt pháp lý, khi Trưởng Công an huyện Chương Mỹ kết luận vụ hành hung là do va chạm trên đường, ông ta đương nhiên đã thu thập tương đối đầy đủ chứng cứ, kể cả nhân chứng. Vậy việc truy bắt thủ phạm không hề khó và không tốn nhiều thời gian. Các anh đồng ý chứ?” Anh an ninh ngồi cạnh tôi gật đầu.
Khác với các lần trước, mọi người không cố đổ lỗi cho bọn côn đồ, như khi tôi bàn đến vụ anh Nguyễn Chí Tuyến và Đinh Quang Tuyến bị hành hung gần đây. Tôi nhún vai: “Tôi đang chờ xem cách Công an Hà Nội giải quyết cho qua chuyện này thế nào, nhưng có vẻ khó. Các anh đã không tiên liệu hết phản ứng của giới luật sư cả nước, Đoàn Luật sư Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.”
Tôi nói đùa: “Năm sau hết quản chế, lại là năm tuổi của mình, chắc thế nào tôi cũng bị đánh gãy sống mũi giống luật sư Nam.” Anh công an ngồi xa xa cười: “Cứ chấp hành tốt ai mà đánh anh?” Tôi đáp ngay: “Vậy ai không chấp hành thì bị đánh à? Lệ này hay!” Tôi tự nhủ, kể cũng lạ, nhà cầm quyền bây giờ tha hồ đánh đập bất cứ ai mà họ cho là bất tuân, chẳng còn đếm xỉa gì đến luật pháp của chính mình, bởi thế trách sao xã hội không loạn lạc (!).
Tôi xoay sang hỏi: “Anh Trần Anh Kim bị bắt vì lý do gì?” Anh an ninh ngồi đối diện nói: “Anh muốn hỏi anh Kim ở Thái Bình? Tôi mới biết tin cách đây hai ngày và cũng chưa biết rõ lý do.” Tôi ngạc nhiên về câu trả lời này nhưng không nói ra, chỉ nhận xét vu vơ, “các anh bắt chi nữa những người từng đi tù như anh Kim, bao giờ tôi lại bị bắt đây?” rồi cười ha hả. Anh an ninh ngồi cạnh cũng cười: “Anh không vi phạm bắt anh làm gì.” Tôi chợt nghĩ, nhiều biến cố xảy ra trong đời đã khiến tôi trở nên lì lợm hơn thật, chẳng điều gì không vượt qua được, cám ơn nhà nước (!).
Anh công an khu vực, từ đầu vẫn ngồi im lặng lắng nghe, bỗng nhìn tôi nói: “Anh đưa tôi lên facebook làm chi, tôi chỉ muốn đến thăm anh thôi mà!” Tôi bật cười, nhớ đến một status viết tối hôm trước có nhắc đến anh: “Tính tôi thích đùa, nên muốn đùa với anh, nhưng nếu anh đến thăm tôi nữa, tôi lại tiếp tục đưa anh lên.” Chúng tôi đều cười xòa.
Buổi làm việc dừng tại đó. Love Story tập này thật đơn điệu, thiếu hẳn sự ly kỳ. Không phải tôi muốn nhắc hoài đến cô Phó Chủ tịch Phường, mà dường như nhiều độc giả quý nàng hơn. Tôi tiếc phải làm buồn lòng các bạn, nhưng biết làm sao khi nàng chỉ nhắn lại lời chào tôi cho đồng nghiệp rồi bỏ đi họp. Mà các bạn biết rồi đấy, nghề của các đảng viên, nhất là lãnh đạo, chỉ suốt ngày họp hành. Đành hy vọng tập sau hấp dẫn hơn. Tôi bỗng nhớ đến truyện phim “Love Story” của Erich Segal phát hành năm 1970, trong đó có câu nói danh tiếng mà tôi thuộc lòng từ thuở bắt đầu bày đặt yêu đương: “Love means never having to say you're sorry!”
.
Tôi ra về mà chưa biết tin anh Trần Bang bị đánh đổ máu trong cuộc biểu tình sáng hôm ấy. Về đến nhà, vào internet, tôi lặng người trước hình ảnh cuộc biểu tình yêu nước bị đàn áp. Xã hội dân sự dù đang trưởng thành vượt bậc, nhưng đoạn đường phía trước hãy còn gian nan, còn nhiều cảnh đau đớn. Tôi mong sự tha thứ của các nạn nhân.
L.C.Đ
Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh Blog
Đọc lại Ký sự trình diện Tháng 9:
Đọc tiếp...
___________
Đọc lại Ký sự trình diện Tháng 9:
Thứ Bảy, ngày 12 tháng 9 năm 2015
Lê Công Định: KÝ SỰ TRÌNH DIỆN THÁNG 9/2015
Ký sự trình diện tháng 9/2015
Lê Công Định11.09.2015
Sáng nay tôi đến trụ sở công an phường trình diện sau một tuần đình hoãn
do kỳ nghỉ lễ quốc khánh. Khác với cuộc gặp chán chường vào tháng
trước, mà tôi không đủ hứng thú tường thuật lại, lần này mọi thứ đều
sinh động khác thường...
Anh Định đủ kiên nhẫn để nói chuyện nhỉ?
Trả lờiXóa