Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

VN HÃY NHỜ TPP THÁO GỠ NÚT THẮT Ở BIỂN ĐÔNG


Tàu cá DNA 90152 TS sau khi bị phía Trung Quốc đâm.

VN hãy nhờ TPP tháo mở nút thắt ở Biển Đông

FB Trương Nhân Tuấn
6-10-2015

Hiệp định TPP đã ký kết giữa 12 nước trong khu vực Thái Bình Dương, trong đó có VN, Mỹ và Nhật. Mỹ là nước « nặng ký » nhứt, về cả hai phương diện kinh tế và quốc phòng. Trong thời gian tới hiệp ước này sẽ được quốc hội các nước liên quan phê chuẩn để có hiệu lực trên thực tế.


Đâu là lợi ích « chiến lược » của các quốc gia ký kết TPP ?

Lợi ích chiến lược riêng biệt của mỗi quốc gia dĩ nhiên là kinh tế. Nền kinh tế mỗi nước có các điểm mạnh, điểm yếu… khác nhau. Trong quá trình 5 năm đàm phán, bên nào cũng cố gắng thuyết phục các bên khác chấp nhận hay thỏa mãn các yêu sách của mình. Phía nào khi ký kết cũng cho rằng mình đạt được thắng lợi. Nhưng nếu tin lời các chuyên gia thế giới về kinh tế vừa lên tiếng phê bình, thì phía thắng lớn trong vụ này là phía tài phiệt của Mỹ.

Còn đâu là lợi ích chiến lược chung của các quốc gia ký kết TPP ?

Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lợi ích chiến lược chung của 12 quốc gia thành viên cũng là lợi ích chiến lược của Mỹ. Mỹ muốn « chuyển trục » sang Châu Á thì chắc chắn TPP là cái đòn trục.

Đối thủ chiến lược của Mỹ là TQ. TPP vừa ký chưa ráo mực, Obama đã lên tiếng dằn mặt TQ rằng « không để cho TQ viết luật về mậu dịch ». Nhưng đó mới chỉ là về kinh tế.

Về an ninh quốc phòng, Mỹ có sẵn sàng hay chưa ở Biển Đông, khu vực trọng tâm của TPP, hay đã và sẽ nép mình tuân theo luật (rừng) của TQ ?

Những tháng qua người ta đã nghe nhàm tai các viên chức Mỹ nói về việc TQ cho xây dựng 7 đảo nhân tạo ở các bãi cạn, bãi chìm, nổi thuộc Trường Sa của VN. Nào là hải quân và không quân Mỹ sẽ đi tuần xuyên qua vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo…. nào là việc xây dựng thì không thể tạo nên chủ quyền…

Nói là một chuyện, điều mà người ta mong đợi Mỹ làm thì không thấy họ làm.

Người Mỹ có lẽ đã thấy là sự việc có thể giải quyết bằng một phương pháp hòa bình khác. Hoa Kỳ cũng thấy là không cần thiết phải cho máy bay hay tàu chiến đi vào khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo. Thách thức kiểu đó là không nên, rủi ro chiến tranh, vì TQ đặt nặng vấn đề sỉ diện.

TPP vừa ký kết, có thể trở thành động lực để Mỹ và các thành viên (trong khu vực Biển Đông) khai thông những bế tắc từ bấy lâu nay bằng một phương pháp hòa bình.

Bế tắc đó là gì ?

Bế tắc đến từ quan niệm đối chọi nhau về cách diễn giải bộ Luật Biển 1982 giữa Mỹ và TQ về các đảo nhân tạo (mà TQ vừa xây dựng xong).

Để giải tỏa, điều tốt hơn hết là Mỹ, Nhật, VN, Mã Lai, Brunei… cùng đứng tên để kiện TQ ra tòa CIJ để nhờ trọng tài giải thích hai điều :

1/ việc xây dựng (các đảo nhân tạo) không tạo nên danh nghĩa chủ quyền

2/ các đảo nhân tạo không phải là đảo tự nhiên, do đó nó không có hiệu lực về lãnh hải và vùng kinh tế độc quyền. Kể cả trước khi xây dựng, cấu trúc địa lý ở đây bất kỳ là nổi hay chìm.


VN nên đứng vai chánh thúc đẩy việc này, vì phía VN có lợi nhứt.

1 nhận xét :

  1. May là trong TPP ngoài Mỹ còn có Nhật , Malai , Úc ...có lợi ích trực tiếp ở biển Đông nên VN còn có cửa, chỉ có điều VN phải thực thi dân chủ hơn , tự do hơn...thì người ta mới giúp cho.

    Trả lờiXóa