CHUYỆN TỬ TẾ - BỘ PHIM 30 NĂM VẪN CÒN THỜI SỰ
Trần Ngọc Kha
tường thuật trực tiếp trên FB TNK
Chiều nay, 24-10, NSND, Đạo diễn Trần Văn Thuỷ có cuộc giao lưu với đông đảo nhân dân Thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời bộ phim này. Hiện giờ đã có rất đông khán già ngồi chật cứng tại quán Cà phê Thứ Bẩy, số 3 Ngô Quyền, Hà Nội. Cuộc giao lưu được Nhạc sĩ Dương Thụ dẫn chương trình.
Trước khi xem lại bộ phim này, NSND Trần Văn Thuỷ nói lời phi lộ. Ông chân thành cảm ơn mọi người về cuộc gặp và khẳng định rằng: Lẽ ra bộ phim ấy nó phải “chết” rồi chứ không phải được đón nhận trở lại hồ hởi như hôm nay. Bởi vì, bối cảnh ra đời nó xã hội tồi tệ hơn như bây giờ. Xã hội chúng ta không khá lên được vì chúng ta không nói thật.
30 năm nay bộ phim mới được trình chiếu lại vẫn thu hút hàng chục người đủ các loại lứa tuổi. Những con mắt đăm đắm dõi nhìn.
Tử tế là gì? Câu hỏi bao năm nay lại gióng lên trong phim cứa vào tim bao người. "Tử tế là có đi có lại?". Hãy nghe lời người già: "Tử là nhỏ và tế cũng là nhỏ. Tử tế là cẩn thận từ những việc nhỏ nhất".
Và người làm phim đang dẫn dắt chúng ta đến với những đỉnh cao của sự tử tế.
Trại phong Tuy Hoà với những con người không còn nguyên vẹn. Nơi đây xưa có nhà thơ Hàn Mặc Tử lâm bệnh trút hơi thở cuối cùng. Ngày ấy có biết bao người đã giấu tên tìm thầy, tìm thuốc chữa bệnh cho ông. Nay những người thày thuốc ở đây vẫn miệt mài với những người bị mắc bệnh phong cùng lời thề của Hypocrat.
Tử tế là gì? Tạo hoá sinh ra con người để rồi con người đau khổ nhất và cũng khao khát sự tử tế nhất trên đời.
Vậy mà, lạ thật! Khi chúng ta chưa có chính quyền trong tay thì hình ảnh những con người nghèo khổ cứ hiện ra trên các trang viết. Một bé bán báo, một bác phu xe... Vậy mà nay những con người này biến mất trên văn đàn. Cứ như là họ đã về hết cả thế giới bên kia... Những lời bình cứ như vừa mới được viết xong bây giờ!
Những tràng vỗ tay không ngớt sau khi bộ phim được trình chiếu xong. Những tràng vỗ tay ấy lại rộ lên rất dài khi Đạo diễn Trần Văn Thuỷ trở lại khán đài nói tiếp những dòng tâm huyết.
Nhạc sĩ Dương Thuỵ cảm ơn bộ phim, cảm ơn ông Thuỷ đã giúp cho mình sống lại cả một thời, tìm lại những giá trị đã bị mất trong cuộc đời.
Cuộc giao lưu bắt đầu bằng câu hỏi của GS Nguyễn Lân Dũng: Những khó khăn khi anh gặp phải khi bắt tay làm bộ phim này?
Trước khi trả lời câu hỏi này, Đạo diễn Trần Văn Thuỷ giới thiệu cuốn sách Chuyện nghề của Thuỷ do ông và ông Lê Thanh Dũng đồng tác giả. "Đây cũng là một cuốn sách quý mà đọc nó các bác, các bạn sẽ hiểu rõ hơn câu trả lời của tôi về câu hỏi này".
"Tôi làm bộ phim này với cả tâm huyết bản thân đến nỗi không mấy khi nghĩ đến gì nguy hiểm cho mình". Trước hết ông phải viết một kihcj bản rỏm về sự bất hạnh của con người. Tôi xin khai thật rằng "tôi là người không tử tế" - ông nói hài hước. Không bao giừo ông viết kịch bản, đề cương phim đúng như nội dung thực của bộ phim để khỏi tánh phải những phiền toái. Tất cả các nhà lãnh đạo cùng thời với tôi rất thương tôi mà bỏ qua cho cái sự này. Hà Nội trong mắt ai cũng vậy. Tâm sự của ông thật đến nỗi mọi người không thể không tin được khi ông nói mình nhiều khi phải "lừa" cấp trên khi duyệt phim.
Câu chuyện làm phim của ông Thuỷ cứ như một huyền thoại.
Ông Trần Đức người từng là đạo diễn truyền hình hỏi: Ý tưởng khi làm bộ phim này?
"Điều quan trọng nhất của tôi và các đồng nghiệp của tôi là đề tài. Phim đầu tiên tôi làm là về sự đau khổ của con người, trước khi có cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Với bộ phim Chuyện tử tế này và những bộ phim khác cũng vậy, tôi muốn nói về sự thống khổ của con người. Sự hy sinh to lớn kia mang lại cho nhân dân cái gì? Ngoài ra còn một vấn đề hệ trong trên đời, nó ngoài GĐP, ngoài tiền bạc, đó là sự tử tế".
Hạnh phúc con người đó chính là sự tử tế!
http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/yen-tu-bi-xam-hai-625266.html
Trả lờiXóa