Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Phan Huyền Thư: KHI TỔ QUỐC GỌI TÊN ....NHẦM

Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ký tặng sách cho bạn đọc TP Hồ Chí Minh. Ảnh: CAND

Khi Tổ Quốc gọi tên...nhầm

Phan Huyền Thư
FB Phan HuyenThu

"Nguyễn Phan Quế Mai được đông đảo bạn đọc biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây khi bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc.

Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010.

Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.

Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải".


Trên đây là một đoạn trích trong bài báo mình đính kèm dưới cho các bạn cùng tham khảo. Bài báo được đăng tải cũng trên CAND chỉ một ngày sau khi cuộc ra mắt tập thơ "Tổ Quốc gọi tên mình" của Quế Mai được thực hiện.( Ngày 24 tháng 07 năm 2015).

Lúc này vì chưa có ai viết tâm thư gửi truyền thông nên bài thơ được chính Quế Mai cho hay là viết năm 2010 ???( Mà năm đó thì tàu Bình Minh 02 chưa bị cắt cable để có thể tác động vào Mai như bạn ấy trả lời các bài báo sau này?)

Mình đã từng viết trên máy bay, chủ yếu bằng Ipad, phần "Note" trong Iphone hoặc bằng sổ tay, giấy bút hẳn hoi... Mình chỉ hơi quan ngại khi Mai viết bằng giấy ăn (tissue???) trên máy bay vì giấy đó rất khó viết bằng bất kỳ loại bút nào: bút mực, bút bi hay bút chì. Mình cũng đi nhiều hãng Hàng không quốc tế rồi, ngay cả các Hãng bay sang châu Âu cũng chỉ có giấy ướt và một loại giấy khăn ăn xốp và dai để lau tay lau miệng.... Viết lên túi nôn chắc sẽ dễ hơn chăng???

Mình nghĩ, các bạn nhà báo đang rất ủng hộ, muốn bảo vệ Quế Mai nên lưu tâm nhiều chi tiết nhạy cảm, nếu không có lợi cho bạn ấy thì đừng nên công bố nữa.

Từ sáng đến giờ, rất nhiều anh chị em văn chương inbox và gọi điện, nhắn tin trao đổi, hỏi mình suy nghĩ thế nào về "vụ này"...

Mình nói thật lòng luôn ở đây cho tiện, mình rất mong anh Ngô Xuân Phúc hãy tỏ ra khôn ngoan mà im lặng trước vụ việc này. Chót lỡ nói rồi thì thôi... không cãi, không nói thêm, không thanh minh và không đi tìm thêm chứng cứ nữa. 

Cả giới truyền thông sẽ ủng hộ Quế Mai. Tất cả những nhà báo làm thơ, những nhà thơ làm báo và không làm báo mà có thơ được Quế Mai tuyển chọn dịch sang tiếng Anh để quảng bá ở nước ngoài sẽ ủng hộ bạn ấy.

Nếu mọi người không biết anh là tác giả một bài thơ như vậy( cứ cho là của anh nhé) thì anh vẫn là anh, nguyên vẹn, hồn nhiên và yêu nước đến cháy lòng.

Nếu mọi người không biết Quế Mai là tác giả bài thơ này( hiện nay thì là có) thì bạn ấy còn có đến 3 thứ danh dự khác nhau sẽ bị tổn thương, chà đạp, xúc phạm nếu có ai đó đứng ra nhận bài thơ này...Mà cái tội to nhất là chà đạp lên lòng yêu nước của bạn ấy..

Vậy mình mong anh Phúc hãy suy nghĩ thêm chút nữa nhé.

Trực diện vào cảm giác của một người đọc. 

Nếu một chàng giáo viên dạy văn trong quân đội có những trăn trở, đau đáu để tuôn trào một bài thơ như " Tổ quốc gọi tên mình" năm 2008 thì hoàn hoàn có thể được đón nhận. Yêu nước là quyền của tất cả chúng ta. Cuối tháng 11 năm 2007, khi Trung Quốc ngang nhiên thành lập Thành phố Tam Sa, biết bao người dân đã xuống đường, bao cuộc tuần hành, biểu tình đã kéo dài và sục sôi trong lòng người Việt nam, biến năm 2008 là một năm đỉnh điểm về chủ quyền biển đảo, khiến cho dư luận quốc tế phải thực sự quan tâm đến Công ước Hải phận quốc tế 1982. Một thanh niên như Ngô Xuân Phúc lúc ấy có vụt lên những cảm xúc để post trên blog một bài thơ như vậy cũng đáng cảm động chứ sao? 

Mình cũng nhớ rất rõ, năm đó Quế Mai đang ở Việt Nam, bạn ấy còn tham gia Sân thơ trẻ 360 độ với Ban văn trẻ bọn mình. Có thể thành phố Tam Sa, Gạc Ma (hay gì gì đi chăng nữa) lúc đó chưa chạm được vào nỗi quan tâm của bạn ấy mạnh mẽ như tâm thức biển đảo trỗi dậy trong Quế Mai vào 3 năm sau đó, khi bạn ấy nghe tin về tàu Bình Minh 02 bị cắt Cable ngoài biển đông hai lần vào tháng 5/2011... Có thể lắm chứ, bạn Mai lúc đó( 2008-2009) còn đang dồn tâm dồn sức cho cuộc thi thơ về " 1000 năm Thăng Long" và sau đó bạn ấy đã giành giải Nhất. Tôi hoàn toàn chẳng nghi ngờ gì việc Quế Mai có thể sôi sục, đau đáu với biển đảo khi nghe tin về tàu Bình Minh bị cắt Cable ngoài khơi để phóng bút ngay trên giấy ăn một bài thơ đậm chất tuyên thệ, "sứ mệnh" như vậy, nhất là khi nó lại được viết bởi sự gợi ý, đặt hàng cho một cuộc thi viết về Biển đảo quê hương ???

Với tôi, bài thơ không đáng để chúng ta quy chụp, soi mói về tác giả của nó, vì ai đã viết ra nó với lòng yêu nước chân thành, người đó đều đáng được ghi nhận. Điều làm nó được biết đến nhiều hơn là vì có người đã phổ nhạc cho nó thành một ca khúc.( Hình như cũng để đi dự thi và hình như sau đó cũng đã đoạt giải thì phải???). Một thể loại ca khúc mà nếu bỏ lời đi, chơi nhạc không thì sẽ là những tiếng động lộn xộn... Nhưng với tấm lòng hướng về biển đảo thiêng liêng của tổ quốc thì " ngay cả những tiếng động lộn xộn nhất cũng trở nên đáng trân trọng và gây xúc động vô bờ nhé....!!!"

Cuối cùng, với tập thơ của Mai, mình được tặng, được bạn ấy viết những dòng yêu thương và trân trọng, vì thế mình bỏ thời gian ra đọc rất kỹ. Tóm lại, ngoài một bài lấy tên cho cả tập thơ ra, 98 bài còn lại không liên quan gì đến sứ mệnh biển đảo, không thấy tổ quốc gọi tên bạn ấy thêm lần nào trong tập thơ đó nữa... Cảm giác của minh sau khi đọc tập thơ là : "Tự tổ chức chơi trò đặt cược với chính mình: 'Nếu năm nay tập thơ này mà không nộp vào Hội nhà văn để xin xét giải thưởng văn học 2015 thì mình sẽ thua, nghĩa là mình bắt buộc phải viết tiếp để ra mắt thêm tác phẩm bằng cách xuất bản trong năm 2017. Nếu có nộp để dự thi, mình sẽ được treo bút nghỉ ngơi thêm một thời gian nữa...."

Đúng là mình ăn gian, tài năng có hạn mà thủ đoạn thì vô biên nên kiểu gì đặt cược mình cũng tính lợi cho mình cả...hihihi
_________


Bài trên Công an Nhân dân:08:53 24/07/2015

‘Tổ quốc gọi tên mình’: 
Cuộc giao duyên của thơ và nhạc
 
Ngày 23/7, buổi giao lưu ra mắt sách "Tổ quốc gọi tên mình" của nhà thơ nữ Nguyễn Phan Quế Mai diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của đông đảo bạn đọc, văn nghệ sĩ nhiều lĩnh vực.

Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai sinh ngày 12/8/1973 tại Ninh Bình, lớn lên tại Bạc Liêu, tốt nghiệp chương trình thạc sĩ viết văn, Đại học Lancaster. Chị cũng vừa được trao tặng học bổng Tiến sĩ. Hiện Quế Mai đang học và làm việc cho Trường Đại học Lancaster (Anh quốc).

Chị là tác giả của các tập thơ: “Trái cấm”, “Cởi gió”, “Những ngôi sao hình quang gánh”, “Bí mật của hoa sen” và “Tổ quốc gọi tên mình”. Nguyễn Phan Quế Mai đã được trao tặng giải nhất cuộc thi thơ về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Hà Nội năm 2010, Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2010, Giải thưởng từ Quỹ Văn hoá Lannan (Mỹ) cho tập thơ “Bí mật của hoa sen” (2014). 


Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ký tặng sách cho bạn đọc TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Phan Quế Mai được đông đảo bạn đọc biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây khi bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc.

Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010. Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.

Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải.

Không đoạt giải của cuộc thi nhưng sau đó "Tổ quốc gọi tên" nhanh chóng được đông đảo công chúng biết đến qua ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình". Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, người phổ nhạc bài thơ chia sẻ rằng, "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời trong một buổi tối cuối năm 2011 - thời điểm biển Đông "dậy sóng". Trong giây phút bị thôi thúc bởi ý nghĩ phải làm gì cho quê hương đất nước, anh bắt gặp bài thơ "Tổ quốc gọi tên" của Nguyễn Phan Quế Mai. Ngồi bên cây đàn piano vừa đàn vừa sáng tác, 20 phút sau, ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời.

Giọng ca đầu tiên được nhạc sĩ lựa chọn thể hiện là ca sĩ Huỳnh Lợi. Sau đó, ca khúc nhanh chóng được lan tỏa trong khắp cả nước, liên tục được các giọng ca từ chuyên nghiệp, có danh tiếng đến bán chuyên nghiệp biểu diễn trên cả nước. Đúng 30/4/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" vang lên trong chương trình đặc biệt kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, điều đặc biệt là cho dù "Tổ quốc gọi tên mình" được rất nhiều ca sĩ chọn biểu diễn trong nhiều chương trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đều có chung một bản phối âm, phối khí...

Cuộc giao duyên đặc biệt giữa thơ và nhạc nói trên góp phần không nhỏ cho sự thành công của tập thơ "Tổ quốc gọi tên mình" của Nguyễn Phan Quế Mai sau này. Ra mắt bạn đọc từ đầu tháng 7/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" trở thành hiện tượng đặc biệt của "làng" xuất bản nói chung, "làng thơ" Việt nói riêng khi được nối bản thêm 1.000 bản in chỉ sau 5 ngày phát hành. Tại buổi giao lưu ngày 23/7, "Tổ quốc gọi tên mình" thu hút đông đảo bạn đọc trẻ.

Chia sẻ về tác phẩm, Nguyễn Phan Quế Mai tâm sự rằng, lâu nay, nhiều người hay nghĩ phụ nữ viết văn thường chỉ sáng tác thành công những gì đời thường, vụn vặt, gắn bó với cuộc sống gia đình, tình cảm riêng tư...

Ít người nghĩ, phụ nữ thành công khi viết về những gì lớn lao như đất nước, vận mệnh dân tộc... Nhưng với chị, Tổ quốc không chỉ là những gì kỳ vĩ. Tổ quốc là tất cả những gì gần gũi, thân thương. Tổ quốc là cha mẹ, là ông bà, là tiếng Việt trên môi những con người chị gặp ngoài đường...

Chính tình yêu Tổ quốc đã chắp cánh cho thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Tình yêu Tổ quốc cũng chính là chất xúc tác đặc biệt cho thơ và nhạc giao duyên, cho ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" lan tỏa đến người yêu thơ Việt thời gian qua...

Ngọc Nguyễn

32 nhận xét :

  1. Thực sự bài thơ và nhạc phẩm này đã chạm vào trái tim tôi, và có lẽ rất nhiều người khác nữa. Vì vậy, tác giả bài thơ này phải được làm rõ, và nếu là có đạo văn thật thì cũng để cho người đạo biết thế nào là đạo nghề và đạo văn - đâu là giá trị đích thực!

    Trả lờiXóa
  2. Xưa nay chỉ nghe "ăn giấy". Nay nghe "giấy ăn" thấy tâm tư quá! Nói chung, giấy chùi mép rất khó viết lên đó.
    Bãi tòa!

    Trả lờiXóa
  3. Tôi ủng hộ anh Phúc bảo vệ sự thật để những hiện tượng trộm cắp trong văn hoá văn nghệ bớt đi. Làm sạch xã hội.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi không thích những danh từ to tác: "xúc phạm lòng yêu nước của tôi". Đó là thói quen "cả vú lấp miệng em" trong tranh luận, lấy "ông kẹ để hù con nít".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. giọng điệu trào lộng hư cấu giả định của tác giả mà. Hấp dẫn và sắc sảo đấy chứ bạn ơi, không phải to tát đâu.

      Xóa
  5. Khi bài hát "Tổ quốc gọi tên mình" được phổ biến, dù đã cao tuổi, nhưng tui cũng mò mẫn vào In tờ nét để tìm và học hát theo. Bài hát cũng khó hát, nhưng ca từ và giai điệu hùng hồn, rung động trái tim già. Lúc đó tôi chỉ thầm cảm ơn nhạc sĩ, và không nghĩ đó là một bài thơ do nữ thi sĩ sáng tác. Bây giờ lùm xùm, đọc lại thì cảm giác của tui là nhà thơ Quế Mai không phải là tác giả bài thơ. Thơ là cảm. và khi đã cảm thì có thể nhìn thấu vào tim tác giả. Hơi thơ của Quế Mai khác với bài này lắm. Quế Mai nên trả lại tên cho tác giả của nó. Mai có cả trăm bài thơ, nhưng Phúc chắc chắn không nhiều, vì Phúc không phải là người làm thơ chuyên nghiệp. Nhưng chỉ cần trong khoảng khắc, người ít thơ có thể xuất thần mà viết ra những lời thơ hùng tráng, tha thiết làm lay động trái tim người đọc.

    Trả lờiXóa
  6. Trần tình của NPQM sống sượng và khinh độc giả quá . Bà làm thơ trên máy bay, viết trên giấy ăn ! Thơ viết về biển đảo quê hương ! Thật không đủ tư cách của người làm thơ , người cầm bút mà không tôn trọng chính mình . Người làm thơ, người cầm bút viết văn bao giờ cũng mang theo mình giấy bút và gặp hứng đâu là ghi chép đó . Bởi vì những cảm hứng chợt đến chợt đi , không ghi chép lại ngay ,sẽ không bao giờ trở lại . Tôi nhớ Nhà Văn Nhất Linh kể lại kinh nghiệm viết văn của mình . Ông phải để sẵn giấy bút trên bàn , bất cứ lúc nào, kể cả đêm khuya, tư tưởng chợt đến , ông phải thức dậy và viết ngay lại trên giấy . Cái nghiệp của người cầm bút là thế ! Bản thân tôi cũng thế, tuy không phải là người chuyên nghiệp . Tôi có thể nói bà NPQM gì đó hoàn toàn xạo ! Bà nhặt con rơi về làm con mình . Một lần thất tín vạn lần bất tín ! Văn chương hạ giới có rẻ như bèo đi nữa thì người viết văn , người làm thơ cũng phải tôn trọng nó trước hết . Đó là tôn trọng chính mình . Là tư cách của nhà văn , nhà thơ !

    Trả lờiXóa
  7. Nghe có hơi hướng kiểu của 1 nữ ngoại cảm nừng danh ăn cắp thơ của Nhà văn Bùi Văn Bồng?

    Trả lờiXóa
  8. Nếu mà sự thực Quế Mai lấy cắp bài thơ này thì thật...kinh tởm hết chỗ nói, vì cô này trả lời các báo hùng hồn thế này. Mà tôi tin đây là sự thật lắm, vì tôi thấy bà này có cái gì đó kiểu ngoa ngôn...chuyên nghiệp!

    Trả lờiXóa
  9. Không qua mắt được quần chúng đâu, tài năng thơ ca và cảm nhận những vấn đề đời sống trong thơ ca của quần chúng-những người chẳng cần phải chuyên nghiệp cũng khiếp lắm đấy. Logic dân gian là quả vải là quả vải, chứ quả vải (thiều) không thể thành chiếc quần, chiếc áo được! Lần này thì bà này chết chắc bà con ạ. Cảm ơn TS. Diện !

    Trả lờiXóa
  10. Tôi chưa đọc bài thơ này. tôi chưa nghe hát bài hát này. Tôi không biết bài thơ, bài hát này. Nhưng tôi thấy rõ đằng sau đó là một sự dối trá, một sự trộm cắp. Nếu ăn cắp tiền bạc của người khác cho mình, tội hình sự. Nếu ăn cắp trái tim, khối óc, tình yêu, cảm xúc, khát vọng, rung động... của người khác làm của mình, tội gì? Rõ ràng trong 2 người có 1 người là trộm cắp. vậy học là ai? Phải làm cho ra nhẽ. Vì chúng tôi không thể rung động trước những câu thơ ăn cắp, chúng tôi không thể rung động trước lời hát ăn cắp. Kẻ trộm tiền chỉ để cho riêng mình bị xử tù hình sự. Kẻ trôm cắp tình yêu, cảm xúc, rung động, trách nhiệm... của biết bao nhiêu người, tội gì?
    Khi chưa có đủ bằng chứng, vật chứng, nhân chứng, thì chúng ta không thể kết tội ai. Nhưng xem ra anh lính vô danh (trước đây) đã có bằng chứng, nhân chứng cho mình, và rồi người ta sẽ tìm ra bằng chứng, vật chứng, nhân chứng cho anh. Cô thi sĩ cũng đã chưng ra bằng chứng, nhưng than ôi, cái giấy lau mồm trên chuyến bay quốc tế đã làm mủn mất bằng chứng duy nhất của cô. Tiếc thay. Vậy cô hãy, một lần nữa, tạo ra một tờ giấy ăn khác có chép bài thơ nhé, nhưng nhớ là phải dùng loại giấy ăn ở vỉa hè, được các bà các cô tiết kiệm cắt từ những tập pơ luya dai và cứng, chứ đừng dùng loại giấy ăn trên máy bay, không ổn. Và cả tập thơ về biển đảo, có nhõn bài thơ nghi án này, là sao hả cô? Đàn ông trộm cắp, khinh! Đàn bà trộm cắp, tởm!

    Trả lờiXóa
  11. Ghét nhất cái giống ăn cắp vặt!!! đã thế còn mồm loa mép giải, nhìn mặt thị không tin được.

    Trả lờiXóa
  12. Nghe cách trả lời, lý luận ... này kia, bà này ăn cắp thật rồi.

    Trả lờiXóa
  13. Sao Huyền Thư lại khuyên Ngô xuân Phúc "im lặng trước vụ này" nhỉ??? sai trái thế phải vạch ra, bảo vệ công bằng và sự thật, không nên dung túng cho những kẻ chuyên cướp không công sức của người khác kẻo sau này những "thi sĩ" bí thơ sẽ bắt chước rồi phát triển nghề đạo chích trong làng văn nghệ, hại xã hội biết bao, thời nay người ta hám danh lắm! Làm rõ chuyện này cũng là bảo vệ những nhà thơ thực tài.

    Trả lờiXóa
  14. Thật không đồng ý với lời khuyên của bạn Huyền Như. Nếu Xuân Phúc tìm được bằng chứ để chứng minh nó là của mình thì nên làm chứ. Cứ mỗi lần dduwwocj nghe bài hát này trong người lại cảm thấy có một luồng điện chạy qua, sao tổ quốc mình, biển đapỏ mình, Hoàng sa, trường sa lại thiêng liêng đến vậy. Cảm ơn cả tác giả thơ và nhạc đã cho con dân nước Việt cảm xúc này.

    Trả lờiXóa
  15. "Nguyễn Phan Quế Mai tâm sự rằng, lâu nay, nhiều người hay nghĩ phụ nữ viết văn thường chỉ sáng tác thành công những gì đời thường, vụn vặt, gắn bó với cuộc sống gia đình, tình cảm riêng tư... Ít người nghĩ, phụ nữ thành công khi viết về những gì lớn lao như đất nước, vận mệnh dân tộc... Chính tình yêu Tổ quốc đã chắp cánh cho thơ Nguyễn Phan Quế Mai".

    Theo bạn Huyền Thư thì trong tập thơ này, Tổ quốc chỉ "gọi" Quế Mai có mỗi 1 lần, còn 98 lần là cái khác "gọi", không biết có phải 98 lần những cái như "những gì đời thường, vụn vặt, gắn bó với cuộc sống gia đình, tình cảm riêng tư..." đã "gọi" Mai không? Nếu thế thì Mai tự cầm đá ghè chân mình rồi. Và hơn thế, như Huyền Thư cho biết, thì Tổ quốc không gọi tên Xuân Phúc mà lại "gọi nhầm" tên Quế Mai.

    Mình rất ghét kẻ nào đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa.
    Nhưng mình còn ghét hơn nếu phụ nữ dẫm đạp lên hoa.

    Trả lờiXóa
  16. nếu thực sự cô gái này đạo thơ thì bác Tễu phải đi xét nghiệm gien xem có giống gien cụ VK không ?

    Trả lờiXóa
  17. Ả này cũng to gan lớn mật thật! của ăn cắp mà dám rùm beng gửi đăng lên báo, thật không coi ai ra gì, ả ta tưởng thiên hạ ngu hết định bịt mắt, nhưng cái kim lâu ngày trong bọc cũng phải tòi ra nữa là một bài thơ chứa đựng tâm hồn tâm huyết của một người lính với Tổ quốc, biển đảo VN, ăn cắp sao nổi.

    Trả lờiXóa
  18. 98 bài khác trong tập thơ có bao nhiêu phần trăm là đồ nhà? bao nhiêu là đồ chôm chỉa?

    Trả lờiXóa
  19. Muốn chứng minh ai thật ai giả rất dễ, để 2 người chất vấn lẫn nhau là lòi ra ai giả liền.

    Trả lờiXóa
  20. Mình đồng ý với Huyền Thư, anh Phúc nên thể thất cho đàn bà. Chẳng nên đòi làm gì. Đàn bà họ hiểu nhau lắm. Tôi cũng đồng ý với còm của bác Giai Tơ ở bài anh Phúc bảo nhất định kiện đến cùng. Ai chẳng biết đó là con anh, đòi làm gì, rách việc. Anh tặng con cho cô Mai là một điều nên làm. Bây giờ đàn ông chúng mình đang có phong trào tặng con cho chị em hiếm muộn, rất nhân văn, rất sung sướng, sao lại tự làm khổ mình vì chuyện đó?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu thế đội ngũ những kẻ ăn cắp con người khác sẽ lộng hành, ngày càng đông đúc, người mất con đau lòng lắm, nó ăn cắp đứa con rứt ruột con mình còn trắng trợn đăng báo tùm lum bảo mình nhận xằng con của nó, đau lắm bác ạ.

      Xóa
  21. Tôi rất thắc mắc: theo nhà thơ Phan Huyền Thư dẫn báo Công an nhân dân: "Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010.
    Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách".

    Nhưng trong thư bà Mai gửi các cơ quan báo chí VN bà lại viết: "2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tổ quốc gọi tên và những người đã chứng kiến việc ra đời của bài thơ đó. Trước sự kiện tàu Bình Minh bị cắt cáp năm 2011, tôi cũng như các văn nghệ sĩ Việt Nam đều muốn cất lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền lãnh thổ qua các tác phẩm của mình. Nhưng cảm xúc về biển đảo thì nhiều, làm sao để có thể nói về chủ đề lớn lao này bằng những tứ thơ mới mẻ và đủ sức lay động lòng người?
    Tháng 6.2011 nhà văn, nhà báo Hòa Bình, khi đó đang làm việc tại báo điện tử Vietnamnet, đã liên hệ phỏng vấn tôi với chủ đề “văn nghệ sĩ và chủ quyền biển đảo”. Bài phỏng vấn có câu hỏi “chị có sáng tác mới nào về chủ quyền biển đảo hay không?” Từ Hà Nội, đem theo những câu hỏi ấy ra sân bay đi châu Âu, tôi nhắn tin cho Hòa Bình rằng sẽ gửi trả lời sớm.
    Máy bay cất cánh. Tôi nghiêng người nhìn qua cửa sổ. Hà Nội trải dài dưới mắt tôi. Tổ quốc tôi đó, những ngôi nhà nhỏ xinh lấp lánh ánh nắng, những thửa ruộng ngời lên như ngọc, những lùm cây xanh thẳm bình yên đang tỏa bóng xuống dòng sông Hồng uốn quanh một dải lụa mềm. Điều gì sẽ xảy ra nếu sự bình yên ấy bị một thế lực nào giày xéo? Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó cắt rời những tấc biển khỏi tấc đất Việt Nam? Ôi Tổ quốc, Tổ quốc! Tôi gọi thầm và chợt tiếng động cơ máy bay như tiếng sóng vọng về:
    “Tôi đang nghe tổ quốc gọi tên mình
    Bằng tiếng sóng Trường Sa Hoàng Sa dội vào ghềnh đá…”
    Hai câu thơ đầu tiên hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi tìm vội giấy bút. Như một mạch nước ngầm đã được khai thông, những câu thơ khác cứ thế tuôn trào. Tình cảm yêu thương dồn nén mà tôi dành cho dải đất Việt giờ đây được cất nên lời. Tôi viết rất nhanh, một mạch, không chỉnh sửa. Rồi tôi đọc lại, chọn lọc các khổ thơ, sửa chữa câu từ, sắp xếp chúng để các thông điệp của bài thơ được truyền tải rõ ràng và mạch lạc nhất. Bài thơ bắt đầu bằng nhịp điệu dồn dập, về những hiểm họa Tổ quốc đang phải đương đầu, về sự hi sinh, mất mát, để rồi thắp lên niềm tin về hòa bình. Trong sâu thẳm lòng mình, tôi ước ao rằng tất cả những xung đột tranh chấp về biển đảo sẽ được hòa giải qua đối thoại, và sẽ không có chiến tranh, đầu rơi, máu đổ.
    Khi máy bay đưa tôi vượt lên những tầng mây trắng, khi tôi không còn nhìn thấy hình hài Tổ quốc, bài thơ đã được hoàn thành.
    Hạ cánh xuống thành phố Franfurt (Đức), tôi quyết định tác phẩm này cho một tờ báo giấy trước khi gửi cho báo mạng Vietnamnet. Tôi in báo giấy trước vì đây là một việc tôi vẫn thường làm đối với các tác phẩm mới nhất của mình.
    ------------
    Có gì mâu thuẫn ở đây không? bài thơ ra đời năm 2010 hay 2011? Vụ cắt cáp xẩy ra năm 2010 hay 2011? bà Mai viết thơ trên giấy (tôi vội lấy giấy bút)? hay giấy ăn (ngay trên giấy ăn của hàng không)? liệu có sự ngụy tạo gian dối ở đây không? nó rất dễ sinh "tiền hậu bất nhất".

    Trả lờiXóa
  22. Huyền Thư thâm thật!!!

    Trả lờiXóa
  23. Tôi là lính, nói thẳng với chị Mai, bài thơ này không phải của chị. Tại sao?
    1- Năm 2010 tình hình biển đảo không sôi động , chị xúc cảm gì?
    2-Không thể viết lên giấy chùi miệng một câu hoàn chỉnh, bởi chưa có loại bút để viết lên loại giấy này, trừ người ngoài hành tinh.
    3-Một con người với tính cách như chị, không thể viết những câu đầy xúc cảm đầy chất lính như thế này
    4-Thời gian sẽ trả lời, sẽ có nơi lưu giữ bài thơ này nếu bỏ công tìm, sẽ có một ngày xấu trời, một chuyên gia IT xấu tính mò ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong các chuyên gia IT giúp cho.

      Xóa
    2. Trực giác của lính với lính là chính xác.

      Xóa
    3. Ngày chuyên gia nào mò ra ngày đó sẽ là ngày đẹp trời cho anh Phúc và những người yêu công bằng và ghét cái ác.

      Xóa
  24. "Cả giới truyền thông sẽ ủng hộ Quế Mai. Tất cả những nhà báo làm thơ, những nhà thơ làm báo và không làm báo mà có thơ được Quế Mai tuyển chọn dịch sang tiếng Anh để quảng bá ở nước ngoài sẽ ủng hộ bạn ấy" - Đọc câu này của Phan Huyền Thư thấy thương anh bộ đội phục viên thân cô thế cô, sự thể đáng buồn thật thế sao? không còn công lý gì sao? Nếu đúng thế thì người VN thật ...kinh tởm!!! Mong sự thật không bẩn đến thế.

    Trả lờiXóa
  25. Chị Huyền Thư cao thủ đầu mưng mủ nhá:((((((
    dằn mặt các nhà thơ làm báo, dằn mặt cả các bác nhà báo làm thơ,
    dằn mặt chính mình, dằn mặt anh bộ đội, dằn mặt tất cả,
    chị tung hỏa mù mà cứ sáng trưng ra:)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người "bạn gái" tặng tập thơ cho chị Thư bị dằn mạnh nhất một cách khéo léo ngọt ngào. Cao thủ Phan huyền Thư!!!!!

      Xóa
    2. chỉ Huyền Thư mới nhìn ra NPQM khai sinh cho bài thơ hai lần, 2010 và 2011.

      Xóa