Phan Huyền Thư xin lỗi Thường Đoan
Hà nội, ngày 21-10-2015
Kính gửi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan,
Trên công luận, hôm nay tôi chính thức gửi lời xin lỗi tới cá nhân chị. Tôi sẽ coi đây là một bài học lớn trong đời mình, một bài học sâu sắc nhất về thái độ sống và viết.
Kính gửi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan,
Trên công luận, hôm nay tôi chính thức gửi lời xin lỗi tới cá nhân chị. Tôi sẽ coi đây là một bài học lớn trong đời mình, một bài học sâu sắc nhất về thái độ sống và viết.
Tôi cũng xin chính thức tiêu hủy bài thơ "Bạch lộ" trong các lần ấn bản, tái bản sau này, để từ nay trong gia tài văn học Việt nam chỉ còn tồn tại một bài thơ "Buổi sáng" của Phan Ngọc Thường Đoan đã từng xuất bản trong tập thơ “Đếm Cát” năm 2003 mà thôi.
Tôi đã gửi lời xin lỗi chính thức đến Ban tổ chức Giải thưởng Văn học 2015 HNVHN và chị cùng các độc giả, bạn bè trên công luận. Nhưng đây là lời xin lỗi dành riêng cho chị, vì tôi hiểu chị vẫn cảm thấy bị tổn thương khi đọc lời xin lỗi đó, tôi thừa nhận "Bạch lộ" là bài thơ ra đời sau bài thơ "Buổi sáng" của chị.
Vì thời gian và công việc của tôi đã được lên kế hoạch từ trước, tôi phải đi công tác nước ngoài dài ngày nên trước khi đi, tôi muốn chính thức xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan và nhận lỗi này hoàn toàn thuộc về mình, không để cho việc thời gian trôi đi mà lời xin lỗi của tôi trước đây chưa thực sự làm chị cảm thấy được sự chân thành, hối lỗi nên chị vẫn còn buồn bực.
Chị có thể không chấp nhận lời xin lỗi này, nhưng tôi thấy cần thiết phải làm việc đó cho lương tâm mình được thanh thản và mong rằng cả hai chị em ta sẽ cùng vượt qua được những thời khắc tồi tệ này để lại có những tác phẩm hay đến với bạn đọc.
Chân thành xin lỗi chị.
Phan Huyền Thư
___________
Huyền Thư thừa nhận bài thơ của mình
___________
Huyền Thư thừa nhận bài thơ của mình
ra đời sau 'Buổi sáng'
VNExpress - Trong lá thư xin lỗi dành riêng cho Phan Ngọc Thường Đoan, Phan Huyền Thư nhận sai và khẳng định sẽ tiêu hủy bài thơ của mình.
Nhà thơ Thường Đoan không chấp nhận lời xin lỗi của Phan Huyền Thư
Phan Huyền Thư khẳng định viết bài thơ gây tranh cãi 19 năm trước
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan cho biết, qua truyền thông, nhà thơ Phan Huyền Thư gửi một lá thư xin lỗi dành cho chị và thừa nhận đã sáng tác bài Bạch lộ sau bài Buổi sáng.
"Lẽ ra vụ việc này đã kết thúc từ trước. Nhưng từ lời phát biểu của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều về việc một trong hai người, tôi và Phan Huyền Thư, phải có một người đạo thơ nên tôi phải yêu cầu Phan Huyền Thư xác nhận chính thức bài thơ của cô ấy ra đời như thế nào. Hôm nay, cô ấy đã chính thức xác nhận với tôi điều đó. Như vậy mọi chuyện đã quá rõ ràng rồi. Tất cả mọi việc xin được kết thúc ở đây", Phan Thường Đoan chia sẻ với VnExpress.
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan cho biết, qua truyền thông, nhà thơ Phan Huyền Thư gửi một lá thư xin lỗi dành cho chị và thừa nhận đã sáng tác bài Bạch lộ sau bài Buổi sáng.
"Lẽ ra vụ việc này đã kết thúc từ trước. Nhưng từ lời phát biểu của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều về việc một trong hai người, tôi và Phan Huyền Thư, phải có một người đạo thơ nên tôi phải yêu cầu Phan Huyền Thư xác nhận chính thức bài thơ của cô ấy ra đời như thế nào. Hôm nay, cô ấy đã chính thức xác nhận với tôi điều đó. Như vậy mọi chuyện đã quá rõ ràng rồi. Tất cả mọi việc xin được kết thúc ở đây", Phan Thường Đoan chia sẻ với VnExpress.
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan chấp nhận lời xin lỗi của Phan Huyền Thư.
Trong lá thư xin lỗi gửi đến nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (đề ngày 21/10), Phan Huyền Thư viết: "Trên công luận, hôm nay tôi chính thức gửi lời xin lỗi tới cá nhân chị. Tôi sẽ coi đây là một bài học lớn trong đời mình, một bài học sâu sắc nhất về thái độ sống và viết... Tôi thừa nhận Bạch lộ là bài thơ ra đời sau bài thơ Buổi sáng của chị".
Không chỉ xin lỗi tác giả tập thơ Đếm cát, Phan Huyền Thư còn nhận hoàn toàn lỗi về mình trong vụ việc ồn ào gần đây. Nữ tác giả hứa tiêu hủy bài thơ Bạch lộ trong các lần tái bản sau này, để từ nay gia tài văn học Việt Nam chỉ còn một bài Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan.
Phan Huyền Thư bày tỏ mong muốn được chấp nhận lời xin lỗi để lương tâm chị được thanh thản, mong cả hai tác giả cùng vượt qua thời khắc tồi tệ và có thể tiếp tục sáng tác.
Trước đó, hôm 20/10, Phan Huyền Thư gửi thư tới Hội Nhà văn Hà Nội xin trả lại giải thưởng và gửi lời xin lỗi mọi người. Nhưng trong thư này, Huyền Thư vẫn khẳng định sẽ tìm chứng cứ để chứng minh tác phẩm của mình ra đời vào năm 1996 - 4 năm trước khi nhà thơ Thường Đoan sáng tác bài "Buổi sáng". Chính vì thế, lúc đó, Phan Ngọc Thường Đoan chưa chấp nhận lời xin lỗi của đồng nghiệp. Trong cuộc họp chiều cùng ngày, Hội đồng xét giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Hà Nội quyết định thu hồi giải thưởng cho tập thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư.
Thất Sơn - Lam Thu
Không còn minh mẫn nữa rồi Thư ạ, cứ cái tính loanh quanh gian gian không sửa, "bài học sâu sắc nhất về thái độ sống và viết" ? bài học đó là gì? mọi người chỉ muốn biết Thư có ăn cắp hay không?! thế thôi!
Trả lờiXóaBỔ SUNG VÀO TỪ ĐIỂN
Trả lờiXóaTrước đây việc ăn cắp thơ văn đã được sử dụng lịch sự hơn bằng từ "Đạo Văn". Bây giờ nó được dùng bằng từ "Ra Sau"
Như vậy, từ đây, trong tự điển VN, từ Ăn Cắp sẽ được thay bằng từ Ra Sau
Chuyện đạo thơ của PHT đến đây có lẽ dừng lại đươc rồi, ít nhất là vì lòng bao dung của con người. Tuy nhiên , kẻ đáng trách và có thể còn gây rắc rối cho Văn Đàn Việt Nam trong tương lai có lẽ là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Trong chuyện này thì ông Phạm xuân Nguyên đáng mặt kẻ sĩ hơn nhiều. Ông là chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội , là nơi trao giải. Ông Nguyên có lỗi bất cẩn. Onng nhận lỗi và sưa lỗi công khai, rút lại giai thưởng ngay. Thế mà ông Nguyễn Quang Thiều chẳng những không ủng hộ sự phục thiện đó, lại chọc ngoáy, muốn đổ dầu vào lửa để hai nữ sĩ choảng nhau dài dài, lại chê bai hành động của HNV Hà Nội đã không nhỏ mọn như ông để đưa hai nữ sĩ lên sàn đấu. Quả thật hành động của ông Thiều rất tiểu nhân, đúng phong cách của nhà lãnh đạo văn nghệ xưa nay. Nếu các nhà chức sắc văn nghệ mà còn hành xử tiểu nhân như ông nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thì chắc văn đàn chẳng bình yên được, vì có kẻ luôn khuấy đục nước để béo cò (văn chương).
Trả lờiXóaĐúng! Bạn nói rất đúng! Nguyễn Quang Thiều trong vụ này hành xử như một kẻ tiểu nhân!
XóaThế bạn Donna muốn thấy Đại nhân ở Tiểu nhân ư?
XóaXin lỗi nhưng không thành khẩn nhận lỗi./.
Trả lờiXóaCác Cụ đã dạy rồi:
Trả lờiXóa" Kiếm củi 3 năm, thiêu 1 giờ"
.......
" Thật thà là cha quỷ quái"
.......
" Đánh kẻ chạy đi, chứ ai đánh người chạy lại"
Thôi được rồi. Hãy khép lại mọi ồn ào
Trả lờiXóaCũng là khép lại bài thơ
XóaCũng đành khép lại sững sờ làng văn
Thôi thì khép lại băn khoăn
Có vay có trả oái oăm sự đời
Các bạn ơi hãy bớt lời
Cũng là tha thứ một đời thi nhân
Kiếp phong trần phải phong trần
Quan san muôn dặm có ngần ấy thôi
Vết nhơ như sao đổi ngôi
Sáng mai tinh khiết bầu trời lại trong...
/Đố các bạn biết đoạn thơ trên tôi đã ăn cắp của bao nhiêu tác giả? Hì vui một tí/
Thư đáng trách, đáng ghét... và cũng đáng thương. Hãy thể tình cho người ta. Dù sao thì cũng là cách nói, người ta đã nhận rồi thì đừng có dồn ép quá, thì ra mình cũng là người nhỏ nhen. Cơn giận của quần chúng có thể chính đáng trước kẻ trộm chó, nhưng đánh chết kẻ trộm chó thì lại là kẻ giết người. Còn đáng trách hơn. Chó đã trả rồi, đừng đánh chết người ta. Trộm chó là tính xấu, là thói trộm cắp, nhưng đánh chết người thì dù sao cũng là thú tính. Hãy thể tất cho Thư.
Trả lờiXóaTôi cũng muốn Quế Mai hãy sớm đưa ra lời xin lỗi anh Phúc, càng sớm càng tốt, dù cho việc gian dối của Mai có thể "an toàn" vì bài thơ của anh Phúc chưa được công bố, nhưng chị sẽ bất an, tâm hồn chị sẽ không thanh thản chừng nào chị chưa xin lỗi. Và chừng đó, bạn đọc còn quay lưng lại chị.
Đúng là :
Trả lờiXóaKhông có dại nào giống dại nào.
Không có Sẹo nào gống Sẹo nào.
Không còn mặt mũi nào khi Sẹo vẫn vô hình, mang tiếng: đạo
Đầu xuôi đuôi lọt (ngạn ngữ Việt Nam)
Trả lờiXóaIf you tell the truth, you don't have to remember anything. Mark Twain
Nếu anh nói sự thật, anh không cần phải ghi nhớ cái gì cả
Thành giả đạo dã (Đại Học)
Lòng thành chính là đạo vậy
Bà PHT đã chính thức tạ lỗi apologize (xin lỗi và nhận lỗi), hành động này đáng khen. Nhưng nó vẫn là bài học cho bà từ đây về sau. Xin lỗi không phải nhằm làm cho mình "thanh thản", xin lỗi trước hết là vì tôn trọng người khác.
Thật ra, về mặt văn học, nhất là thi ca, sự đạo văn sẽ gây ra tình trạng tồi tệ hơn cho mình chứ chẳng phải làm cho văn thơ hay hơn. Một bài thơ mà dùng của người khác xen vào thì tự nhiên bài thơ đó đã mất vẻ tự nhiên, mạch lạc, hồn nhiên vốn có.
Xã viên ăn cắp củ khoai,
Trả lờiXóaĐội viên ăn cắp một vài ký phân.
Huyện ủy ăn cắp cái cân.
Tỉnh ủy trộm gỗ thủy lâm xây nhà.
Bộ đội ăn cắp quân xa,
Công an ăn cắp thịt da tội tù.
Pháp đình cưỡng lý đoạt từ,
Hiến Pháp đánh cắp tự do nhân quyền.
Nhà băng ăn cắp bạc tiền,
Nhà trường ăn cắp niềm tin nhi đồng.
Tướng lãnh ăn cắp chiến công,
Nhà thương ăn cắp tấm lòng lương y.
Trên dưới bao kẻ đạo thi (1)
Triệu thằng ăn cắp còn chi giống nòi ?
(1) Ăn cắp thơ
Khép lại đi. Hãy bao dung và tha thứ.
Trả lờiXóaTRÍ TRÁ để cho xong chứ pht đâu có nhận lỗi đã đạo thơ mà chỉ thừa nhận bai thơ này ra sau bài thơ kia thôi.
Trả lờiXóaNhưng Có lẽ dư luận cũng nên chấm dứt tại đây vì có những thứ mật mát lớn hơn mà chúng ta còn im lặng được nữa là : mất biển đảo,mất đất biên cương,mất ruộng đất cha ông ngàn đời để lại,mất tự do,dân chủ..
Thôi thì...đó là một vết SẸO.
Trả lờiXóaThưa ông, cái sẹo đó là cái sẹo nằm dọc hay cái sẹo nằm ngang? Cái sẹo nó tròn vuông, nó méo mó thế nào? chúng tôi muốn biết.
XóaĐộc giả muốn khép nhưng cái miệng Huyền Thư có khép không ?
Trả lờiXóa"Nhà thơ bị mất cắp một bài thơ thì cả thế giới mạng người Việt xôn xao như cả thế giới người Việt bị mất cắp thơ, dồn dập lên tiếng. Cả hệ thống báo chí lề Dân, lề Đảng vào cuộc vụ mất cắp thơ nhỏ nhặt. Những nhà nọ, nhà kia, học giả, học thật xúm vào vụ mất cắp thơ cỏn con.
Trả lờiXóaNhân Dân bị đánh cắp mất quyền làm chủ đất nước, quyền làm chủ giang sơn gấm vóc, quyền làm chủ nhà nước.
Hiến pháp là văn bản pháp luật nền tảng của luật pháp đất nước. Chỉ một điều 4 trong các bản Hiến pháp của nhà nước cộng sản Việt Nam đã chuyển giao toàn bộ quyền lực của Nhân Dân cho đảng Cộng sản. Hiến Pháp bị đánh tráo. Quyền lực của Nhân Dân bị đánh cắp."
Không "cỏn con" đâu bạn ạ, cô ấy lập nhiều thành tích giải thưởng bằng cách này rồi lên làm quan bà Văn nghệ, lúc đó sẽ hại nước hại dân lắm, dư luận phải lên tiếng từ những cái sai nhỏ như dập tắt đốm lửa nhỏ trước khi nó trở thành đám cháy lớn.
XóaĐồng ý với bạn dân ta bị đánh cắp nhiều thứ quá, đau quá nhưng hèn quá không dám nói, thôi thì lên tiếng được chuyện gì dù nhỏ cũng nên làm bạn ạ, mỗi thứ một tí.
Chỉ e rằng:
Trả lờiXóaNgựa quen đường cũ.
Đánh chết cái nết không chừa.
Hoăc là:
Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt.
Hiện tượng của Thư không phải là đơn lẻ. Khi mà xã hội đua nhau tìm cái DANH thì mọi cá thể trong XH đó cùng "đua chen" để có cái Danh bang tất cả thủ đoạn.
Trả lờiXóaTrong chính giới, người đương chức chuẩn bị thôi chức thì thường nhắm cho mình người kế nhiệm theo ý mình. Nhưng khốn nỗi,"ghế thì ít mà đít thì nhiều". Thế nên mọi thủ đoạn được đưa ra thi thố. Ông đương chức có các cậu ấm cô chiêu, chỉ lo ăn chơi, thậm chí phạm pháp, nhưng vì uy cha nên không ai động tới. Cái ghế mà cha định nhắm cho người tin tưởng kế nhiệm, người khác đang them muốn. Cuộc mặc cả đã được thực hiện. Ông đương chức phải "nhường ngôi" cho người mà ổng không định cho kế nhiệm, chỉ vì cậu ấm cô chiêu của ổng có những tì vết, níu không nhường thì có nguy cơ sau khi ổng nghỉ hưu, cậu ấm cô chiêu của ổng có thể bị xộ khám. Cuộc chơi xoay hướng một cách ngoạn mục.
Đó là nói về việc tranh giành quyền chức Chính những cái DANH trong chính giới mà người ta cố giành băng được bằng đủ thủ đoạn, mánh khóe đã lan tỏa, thâm nhập vào cả hội đoàn không quyền lực chính quyền, nhưng cái DANH ở đó sẽ đôn người ta lên thành người nổi tiếng, sẽ có lợi ích tự sự "nổi tiếng" đó. Đạo văn, đao thơ là nằm trong vòng quay gian dối để đạt được cái DANH.
Đạo đức xuống cấp (theo cách nói của đảng), mà thực ra nó đã xuống cấp ở cấp độ SUY ĐỒI rồi. HỐI LỘ TIỀN, HỐI LỘ TÌNH để được thăng quan tiến chức dường như đã trở thành một thư luật lệ ngầm mà không một văn bản luật thành văn nào có hiệu lực bằng. Cứ họp, cứ học tập, cứ nhiều nghị quyết, nhưng XH laji vận hành theo hướng ngược lại để: nền kinh tế tư bản vô chính phủ hoành hành, quyền lực đồng nghĩa với vơ vét, danh hiệu đồng nghĩa với gian dối ,....
Kẻ cắp già mồm...
Trả lờiXóa