Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Nguyễn Đình Bổn: ĂN CẮP MỘT BÀI THƠ CÓ "LỚN" KHÔNG?

Ăn cắp một bài thơ có “lớn” không?

Nguyễn Đình Bổn
19-10-2015

 Bài thơ Buổi sáng in trong tập Đếm cát 2003, của PN Thường Đoan (trái) và bài Bạch lộ in trong tập Sẹo độc lập 2014 của Phan Huyền Thư.
Bài thơ Buổi sáng in trong tập Đếm cát 2003, của PN Thường Đoan (trái) và bài Bạch lộ in trong tập Sẹo độc lập 2014 của Phan Huyền Thư.
Tại VN, từng có chuyện trong đêm thiếu mồi, vài ba người bạn nhậu băng đồng bắt trộm vài con vịt, bị bắt họ ra tòa, lãnh mỗi người vài ba năm tù. Lại có chuyện anh công nhân nghèo kia, vợ mới sinh, ở nhà trọ, không tiền mua sữa cho con, túng quá làm liều, chạy ra đường giật một sợi dây chuyền. Bị bắt, ra tòa kêu án 3 năm!
Một bài thơ có giá bao nhiêu? Tùy người ăn cắp. Nếu đó là hội viên HNV, người nổi danh, nó sẽ có giá nhiều hơn vài ba con vịt, sợi dây chuyền, bằng nhuận bút và bằng cả… giải thưởng!
Một vài status, một vài còm trong giới viết lách cho rằng đây là “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bị “ném đá”. Tôi không biết uẩn khúc tâm lý đằng sau các ý kiến này là gì, nhưng tôi cho rằng đó là những ý kiến sai lạc, lấp liếm, chưa nói đến chuyện bênh vực lẫn nhau.
Tôi không bao giờ cho rằng nhà thơ kia, chủ tịch hội nọ là “lớn”, tôi lên án ăn cắp như một mục tiêu xây dựng cộng đồng, nhất là giới trẻ, hướng đến một xã hội văn minh, sau thời kỳ suy đồi mọi giá trị vì chủ nghĩa toàn trị. Các vị bênh vực hay “thông cảm” với hành vi ăn cắp thơ của một người “nổi tiếng”, phải chăng các vị từ chối hướng đến một xã hội văn minh, và chấp nhận VN mãi là xứ sở của mông muội?
Ăn cắp trí tuệ, tại các nước văn minh là hành vi bị lên án mạnh mẽ nhất, nó vi phạm cả đạo đức lẫn pháp luật. Các vị cho rằng nên lên án những chuyện ăn cắp lớn hơn như ăn cắp của công. Xin thưa, điều này luôn bị lên án trên mạng xã hội, còn hành vi ăn cắp thơ văn, nếu những người cầm bút không lên án thì đợi ai?
Vậy ăn cắp một bài thơ có lớn không? Tôi lấy một ví dụ giả tưởng: Ví dụ tại nước Pháp, nếu thi sĩ A, ăn cắp bài thơ của thi sĩ B và được giải của Hội văn bút Paris, sau đó bị phát hiện, thì A có được công dân Pháp “bỏ qua” hay không?

6 nhận xét :

  1. Nhiều khi nghĩ thế giới họ làm ăn nghiêm túc thật,bao nhiêu giải Nobel (kể cả văn học ) được trao mà đâu có xảy ra tình trạng thế này,sao chúng ta mãi lôm côm thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì chúng ta đang sống trong một cái xã hội toàn mánh mung và ăn cắp ăn cướp mà ...!!!

      Xóa
  2. Ở các xứ văn minh thì là chuyện lớn, nhưng ở cái đất nước mà giả dối ngự trị khắp nơi thì ăn cắp một bài thơ là chuyện quá vặt vãnh, không đáng nói.

    Trả lờiXóa
  3. Đạo văn đạo nhạc đạo thơ
    Đứng đầu hàng "đạo", nhuốc nhơ vô cùng
    Của người, đâu phải của chung
    "Luộc, xào", rồi... chén, ung dung "của mình".

    Trả lờiXóa
  4. Cả 2 bài thơ của hai tác giả đều sáo rỗng vô hồn, chẳng có giá trị gì về văn học nghệ thuật. Nhờ Huyên Thư có mối quan hệ với Ban giám khảo đã gửi bài dự thi và đoạt giải cao , vậy nên bài thơ trở thành nổi tiếng, cả hai tác giả đều nổi tiếng được nhiều người biết đến mới sinh ra cớ sự tranh chấp này...
    Em Đoan đã nhờ Huyền Như mà trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến tên Phan Ngọc Thường Đoan. Thôi thì "người có của kẻ có công" thôi thì (Lộc bất tận hưởng)...Hoa thơm mỗi người ngưỉ một chút.
    Giải thưởng này Em Huyền Thư nên chia đôi mỗi người một nửa ngồi lại với nhau mà hàn huyên tâm sự để rồi có thêm nhiều ý tưởng sáng tác tác văn thơ mới.

    Trả lờiXóa
  5. Thế mới biết ăn cắp tiền ngon hơn,quan chức ăn cắp hàng triệu đô la mà chẳng làm sao,lại còn lên cao nữa đè đầu cưỡi cổ thiên hạ vì tiền làm gì có bản quyền ,đồng nào chả giống đồng nào

    Trả lờiXóa