THƯ MỜI
CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
Anh chị và các bạn thân mến!
Vào 14h30 chiều thứ bảy 24/10/2015
tại quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,
Số 3, phố Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội
sẽ diễn ra buổi CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
“Cà phê” với ĐD TRẦN VĂN THỦY
nhân 30 năm phim tài liệu “CHUYỆN TỬ TẾ”
Chủ trì:NS Dương Thụ
Rất mong các bạn đến tham dự.
Hân hạnh được đón tiếp
Dương Thụ
Chương trình:
14h30: Đón khách- cà phê.
15h00-15h05: Giới thiệu diễn giả và chương trình.
15h05-15h20: Chia xẻ của đạo diễn Trần văn Thủy nhân 30 năm phim “Chuyện tử tế”.
15h20-16h30: Chiếu phim “Chuyện tử tế”
16h30-17h30: Giao lưu giữa đạo diễn Trần Văn Thủy và khách mời.
CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
Anh chị và các bạn thân mến!
Vào 14h30 chiều thứ bảy 24/10/2015
tại quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,
Số 3, phố Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội
sẽ diễn ra buổi CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
“Cà phê” với ĐD TRẦN VĂN THỦY
nhân 30 năm phim tài liệu “CHUYỆN TỬ TẾ”
Chủ trì:NS Dương Thụ
Rất mong các bạn đến tham dự.
Hân hạnh được đón tiếp
Dương Thụ
Chương trình:
14h30: Đón khách- cà phê.
15h00-15h05: Giới thiệu diễn giả và chương trình.
15h05-15h20: Chia xẻ của đạo diễn Trần văn Thủy nhân 30 năm phim “Chuyện tử tế”.
15h20-16h30: Chiếu phim “Chuyện tử tế”
16h30-17h30: Giao lưu giữa đạo diễn Trần Văn Thủy và khách mời.
Sinh ngày 26 tháng 11 năm 1940.
Quê quán: Nam Định.
Từ năm 1960 đến tháng 8/1965 công tác (Dân tộc học) ở Sở Văn hóa Khu Tự trị Thái Mèo (Sau đổi thành khu Tây Bắc).
Từ tháng 8/1965 đến tháng 10/1966 học viên lớp phóng viên quay phim đào tạo cấp tốc cho chiến trường miền Nam.
Từ tháng 10/1966 đến tháng 8/1972 PV quay phim mặt trận ở chiến trường miền Nam và phụ trách lớp đào tạo phóng viên quay phim cho chiến trường B.
Từ tháng 8/1972 đến tháng 8/1977 học đạo diễn Điện ảnh dưới sự hướng dẫn của đạo diễn Roman Cacmen ở trường Đại học Điện ảnh Quốc gia Liên Xô. Tốt nghiệp loại xuất sắc (bằng đỏ) và về nước trước 1 năm.
Từ tháng 8/1977 đến tháng 12/2000 làm đạo diễn, thực hiện trên 20 phim ở Hãng phim Tài liệu Trung ương.
Từ 2001 đến nay về hưu, tiếp tục làm phim, viết sách, giảng dạy, thuyết trình ở trong và ngoài nước, nhiều nhất là ở Mỹ.
Các tác phẩm chính (phim điện ảnh, nhựa 35mm)
- Những người dân quê tôi (quay năm 1967 - 1968) kể về cuộc sống của những người dân bình thường trong chiến tranh ác liệt ở miền Nam Việt Nam. Phim đầu tay, đoạt giải Bồ Câu Bạc trong Liên hoan phim Quốc tế Leipzig 1970, Giải Bông Sen Bạc Liên hoan phim Quốc gia.
Quê quán: Nam Định.
Từ năm 1960 đến tháng 8/1965 công tác (Dân tộc học) ở Sở Văn hóa Khu Tự trị Thái Mèo (Sau đổi thành khu Tây Bắc).
Từ tháng 8/1965 đến tháng 10/1966 học viên lớp phóng viên quay phim đào tạo cấp tốc cho chiến trường miền Nam.
Từ tháng 10/1966 đến tháng 8/1972 PV quay phim mặt trận ở chiến trường miền Nam và phụ trách lớp đào tạo phóng viên quay phim cho chiến trường B.
Từ tháng 8/1972 đến tháng 8/1977 học đạo diễn Điện ảnh dưới sự hướng dẫn của đạo diễn Roman Cacmen ở trường Đại học Điện ảnh Quốc gia Liên Xô. Tốt nghiệp loại xuất sắc (bằng đỏ) và về nước trước 1 năm.
Từ tháng 8/1977 đến tháng 12/2000 làm đạo diễn, thực hiện trên 20 phim ở Hãng phim Tài liệu Trung ương.
Từ 2001 đến nay về hưu, tiếp tục làm phim, viết sách, giảng dạy, thuyết trình ở trong và ngoài nước, nhiều nhất là ở Mỹ.
Các tác phẩm chính (phim điện ảnh, nhựa 35mm)
- Những người dân quê tôi (quay năm 1967 - 1968) kể về cuộc sống của những người dân bình thường trong chiến tranh ác liệt ở miền Nam Việt Nam. Phim đầu tay, đoạt giải Bồ Câu Bạc trong Liên hoan phim Quốc tế Leipzig 1970, Giải Bông Sen Bạc Liên hoan phim Quốc gia.
- Nơi mà chúng tôi đã sống. Phim làm với tư cách sinh viên Trường Điện ảnh Liên Xô, quay ở Sibêri. Giải Hoa Cẩm Chướng Đỏ - Phim tài liệu hay nhất trong Liên hoan phim VGIK năm 1975, chiếu rộng rãi ở Liên Xô cũ, Ba Lan và các nước Đông Âu.
- Phản bội (phim dài) về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 và bản chất bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc. Phim đoạt giải Bông Sen Vàng, giải đạo diễn xuất sắc Liên hoan phim Quốc gia 1980, tham dự nhiều Liên hoan phim quốc tế. Hiện tại trong tình hình Trung Quốc lấn át ở Biển Đông có nhiều đề nghị chiếu lại bộ phim này.
- Hà Nội trong mắt ai, khời quay và hoàn thành năm 1982 nói về những giá trị tư tưởng, tinh thần trong việc trị nước, yên dân; cách thức và đạo lý cầm quyền của tiền nhân trong lịch sử. Bị cấm ngay khi phim ra đời (bị quy là chống Đảng, dạy Đảng cầm quyền… và công an đã vào cuộc). Phim gây ra nhiều sự bàn luận, tranh cãi giữa những người ủng hộ và những người phản đối, lôi kéo sự can dự của các nhân vật cao cấp lúc bấy giờ như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Trần Độ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh… Sau Đại hội Đảng lần thứ 6, từ tháng 10/1987, Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo bằng văn bản cho phép phát hành rộng rãi trên toàn quốc phim này. Tháng 3/1988 “Hà Nội trong mắt ai” (từ một bộ phim âm mưu xấu) đoạt giải Bông Sen Vàng đặc biệt, giải đạo diễn, giải biên kịch, giải quay phim xuất sắc.
Tác giả Trần Văn Thủy thì cho rằng đây chưa phải là một bộ phim hay, không có thủ pháp gì ấn tượng, nó chỉ thu hút được sự quan tâm về nội dung của những người hiểu biết, có tấm lòng. Dẫu sao “Hà Nội trong mắt ai” là một dấu mốc quan trọng của điện ảnh tài liệu Việt Nam.
- “Chuyện tử tế”. Khởi quay 1984, hoàn thành 1985. Tiếp theo “Hà Nội trong mắt ai”, “Chuyện tử tế” gây nhiều tranh cãi. Nhiều người tán thành, hưởng ứng, báo chí tán dương nhưng bị cấm xuất ngoại, cấm tới Liên hoan phim Quốc tế. Tuy vậy “Chuyện tử tế” vẫn có mặt và đoạt giải Bồ Câu Bạc ở Liên hoan phim Quốc tế Leipzig tháng 11 năm 1988. Ban tổ chức Liên hoan phim Quốc tế Leipzig đã mời đích danh đạo diễn Trần Văn Thủy trở lại Đức làm giám khảo cho Liên hoan phim quốc tế Leipzig 1989. Tiếp đó “Chuyện tử tế” tham dự trên mười Liên hoan phim quốc tế tổ chức tại các thành phố khác nhau ở Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Nhật Áo, Bỉ…
Riêng ở Mỹ, “Chuyện tử tế” đã công chiếu trên 100 buổi ở các hội thảo, Liên hoan phim đặc biệt và các đại học danh tiếng ở bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.
Lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, phim tài liệu mang lại cho Nhà nước rất nhiều tiền bằng việc bán vé xem phim “Chuyện tử tế” và “Hà Nội trong mắt ai” trong các rạp và bãi chiếu bóng trên toàn quốc, bằng việc bán bản quyền cho hơn 10 Đài truyền hình lớn trên thế giới như FR3 của Pháp, Chanel Four của Anh, SBS của Úc, NHK của Nhật, đài Bỉ, đài Mỹ… (Đài Chanel Four trả 25.000USD, đài FR3 trả 70.000Franc…cho mỗi buổi chiếu “Chuyện tử tế” trên truyền hình của họ). Đấy là điều chưa từng xảy ra đối với cả phim truyện Việt Nam. Tất cả số tiền này được chuyển trực tiếp về cho ngành điện ảnh Việt Nam qua Ngân hàng Châu Âu và Vietcombank. Còn tác giả thì tiếp tục được…công an theo dõi.
Đạo diễn Mỹ nổi tiếng, John Giavito đề cử “Chuyên tử tế” là 1 trong 10 bộ phim hay nhất thế giới của mọi thời đại. Hội thảo điện ảnh Quốc tế New York tháng 5/2004 vinh danh đạo diễn Trần Văn Thủy “Witnessing The World” (chứng nhân thế giới). Và vừa qua trong một chương trình truyền hình trực tiếp của VTV, Đài Truyền hình Việt Nam đã cho hay chuyên mục “Việc tử tế” phát sóng hàng ngày là lấy ý tưởng, cảm hứng từ phim “Chuyện tử tế” trước đây.
- Chuyện từ góc công viên. 1996. Phim kề về gia cảnh một gia đình cựu binh (giáo dân) tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam bị nhiễm chất độc da cam với những đứa con tật nguyền. Họ nỗ lực, âm thầm vượt lên hoàn cảnh để giữ gìn sự thăng bằng trong đời sống.
Phim nhận giải Cánh Diều Vàng Liên hoan phim Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1996, công chiếu ở nhiều nước, đặc biệt trong các hội thảo về chất độc da cam ở các đại học Mỹ.
- Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. 1988. Nói về vụ quân đội Mỹ thảm sát dân thường ở Quảng Ngãi 1968 và sự hối lỗi, cứu chuộc của những cựu binh Mỹ sau 30 năm. Phim nhận giải Con Hạc Vàng - Phim Tài liệu hay nhất trong Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương 1999.
- Nếu đi hết biển. Sách. Xuất bản ở California Hoa Kỳ 2003 và tái bản 2004 cũng ở Hoa Kỳ. Cuốn sách là kết quả của chương trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt tại Mỹ do Trần Văn Thủy thực hiện trong 6 tháng (từ tháng 10/2002 đến tháng 4/2003) trên nhiều tiểu bang ở bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ. Chương trình nghiên cứu này do William Joiner Center thuộc đại học Massachusett chủ trương với sự tài trợ của Rockeffler.
“Nếu đi hết biển” gây sự tranh luận dữ dội trong cộng đồng người Việt ở Mỹ và sự quan tâm, đánh giá cao của trí thức trong nước. Cuốn sách cũng là nối dài sự quan tâm của Trần Văn Thủy với đề tài về người Việt ở Hải ngoại, khi trước đó khá lâu, từ tháng 6/1989 đến tháng 7/1990 hơn một năm với ê kíp làm phim, bằng camera ghi hình, phỏng vấn, khảo sát và nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở các nước Tây Âu như Anh, Ý, Bỉ, Đức và nhất là ở Pháp.
- Chuyện nghề của Thủy. Sách. Đồng tác giả với tiến sĩ Lê Thanh Dũng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa Phương Nam ấn hành 6/2013. Đoạt giải “Sách hay” 2013. Tái bản và nối bản nhiều lần. Các dịch giả Mỹ - Việt đã hoàn tất bản Anh ngữ và sẽ xuất bản trên toàn cầu.
- Phản bội (phim dài) về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 và bản chất bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc. Phim đoạt giải Bông Sen Vàng, giải đạo diễn xuất sắc Liên hoan phim Quốc gia 1980, tham dự nhiều Liên hoan phim quốc tế. Hiện tại trong tình hình Trung Quốc lấn át ở Biển Đông có nhiều đề nghị chiếu lại bộ phim này.
- Hà Nội trong mắt ai, khời quay và hoàn thành năm 1982 nói về những giá trị tư tưởng, tinh thần trong việc trị nước, yên dân; cách thức và đạo lý cầm quyền của tiền nhân trong lịch sử. Bị cấm ngay khi phim ra đời (bị quy là chống Đảng, dạy Đảng cầm quyền… và công an đã vào cuộc). Phim gây ra nhiều sự bàn luận, tranh cãi giữa những người ủng hộ và những người phản đối, lôi kéo sự can dự của các nhân vật cao cấp lúc bấy giờ như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Trần Độ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh… Sau Đại hội Đảng lần thứ 6, từ tháng 10/1987, Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo bằng văn bản cho phép phát hành rộng rãi trên toàn quốc phim này. Tháng 3/1988 “Hà Nội trong mắt ai” (từ một bộ phim âm mưu xấu) đoạt giải Bông Sen Vàng đặc biệt, giải đạo diễn, giải biên kịch, giải quay phim xuất sắc.
Tác giả Trần Văn Thủy thì cho rằng đây chưa phải là một bộ phim hay, không có thủ pháp gì ấn tượng, nó chỉ thu hút được sự quan tâm về nội dung của những người hiểu biết, có tấm lòng. Dẫu sao “Hà Nội trong mắt ai” là một dấu mốc quan trọng của điện ảnh tài liệu Việt Nam.
- “Chuyện tử tế”. Khởi quay 1984, hoàn thành 1985. Tiếp theo “Hà Nội trong mắt ai”, “Chuyện tử tế” gây nhiều tranh cãi. Nhiều người tán thành, hưởng ứng, báo chí tán dương nhưng bị cấm xuất ngoại, cấm tới Liên hoan phim Quốc tế. Tuy vậy “Chuyện tử tế” vẫn có mặt và đoạt giải Bồ Câu Bạc ở Liên hoan phim Quốc tế Leipzig tháng 11 năm 1988. Ban tổ chức Liên hoan phim Quốc tế Leipzig đã mời đích danh đạo diễn Trần Văn Thủy trở lại Đức làm giám khảo cho Liên hoan phim quốc tế Leipzig 1989. Tiếp đó “Chuyện tử tế” tham dự trên mười Liên hoan phim quốc tế tổ chức tại các thành phố khác nhau ở Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Nhật Áo, Bỉ…
Riêng ở Mỹ, “Chuyện tử tế” đã công chiếu trên 100 buổi ở các hội thảo, Liên hoan phim đặc biệt và các đại học danh tiếng ở bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.
Lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, phim tài liệu mang lại cho Nhà nước rất nhiều tiền bằng việc bán vé xem phim “Chuyện tử tế” và “Hà Nội trong mắt ai” trong các rạp và bãi chiếu bóng trên toàn quốc, bằng việc bán bản quyền cho hơn 10 Đài truyền hình lớn trên thế giới như FR3 của Pháp, Chanel Four của Anh, SBS của Úc, NHK của Nhật, đài Bỉ, đài Mỹ… (Đài Chanel Four trả 25.000USD, đài FR3 trả 70.000Franc…cho mỗi buổi chiếu “Chuyện tử tế” trên truyền hình của họ). Đấy là điều chưa từng xảy ra đối với cả phim truyện Việt Nam. Tất cả số tiền này được chuyển trực tiếp về cho ngành điện ảnh Việt Nam qua Ngân hàng Châu Âu và Vietcombank. Còn tác giả thì tiếp tục được…công an theo dõi.
Đạo diễn Mỹ nổi tiếng, John Giavito đề cử “Chuyên tử tế” là 1 trong 10 bộ phim hay nhất thế giới của mọi thời đại. Hội thảo điện ảnh Quốc tế New York tháng 5/2004 vinh danh đạo diễn Trần Văn Thủy “Witnessing The World” (chứng nhân thế giới). Và vừa qua trong một chương trình truyền hình trực tiếp của VTV, Đài Truyền hình Việt Nam đã cho hay chuyên mục “Việc tử tế” phát sóng hàng ngày là lấy ý tưởng, cảm hứng từ phim “Chuyện tử tế” trước đây.
- Chuyện từ góc công viên. 1996. Phim kề về gia cảnh một gia đình cựu binh (giáo dân) tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam bị nhiễm chất độc da cam với những đứa con tật nguyền. Họ nỗ lực, âm thầm vượt lên hoàn cảnh để giữ gìn sự thăng bằng trong đời sống.
Phim nhận giải Cánh Diều Vàng Liên hoan phim Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1996, công chiếu ở nhiều nước, đặc biệt trong các hội thảo về chất độc da cam ở các đại học Mỹ.
- Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. 1988. Nói về vụ quân đội Mỹ thảm sát dân thường ở Quảng Ngãi 1968 và sự hối lỗi, cứu chuộc của những cựu binh Mỹ sau 30 năm. Phim nhận giải Con Hạc Vàng - Phim Tài liệu hay nhất trong Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương 1999.
- Nếu đi hết biển. Sách. Xuất bản ở California Hoa Kỳ 2003 và tái bản 2004 cũng ở Hoa Kỳ. Cuốn sách là kết quả của chương trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt tại Mỹ do Trần Văn Thủy thực hiện trong 6 tháng (từ tháng 10/2002 đến tháng 4/2003) trên nhiều tiểu bang ở bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ. Chương trình nghiên cứu này do William Joiner Center thuộc đại học Massachusett chủ trương với sự tài trợ của Rockeffler.
“Nếu đi hết biển” gây sự tranh luận dữ dội trong cộng đồng người Việt ở Mỹ và sự quan tâm, đánh giá cao của trí thức trong nước. Cuốn sách cũng là nối dài sự quan tâm của Trần Văn Thủy với đề tài về người Việt ở Hải ngoại, khi trước đó khá lâu, từ tháng 6/1989 đến tháng 7/1990 hơn một năm với ê kíp làm phim, bằng camera ghi hình, phỏng vấn, khảo sát và nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở các nước Tây Âu như Anh, Ý, Bỉ, Đức và nhất là ở Pháp.
- Chuyện nghề của Thủy. Sách. Đồng tác giả với tiến sĩ Lê Thanh Dũng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa Phương Nam ấn hành 6/2013. Đoạt giải “Sách hay” 2013. Tái bản và nối bản nhiều lần. Các dịch giả Mỹ - Việt đã hoàn tất bản Anh ngữ và sẽ xuất bản trên toàn cầu.
Nếu có sự quan tâm, xin các vị có thể đọc bản tiếng Việt “Chuyện nghề của Thủy” bằng cách liên lạc với:
- Cô Nguyệt (điện thoại: 0902261868) người đại diện của Công ty Sách Phương Nam tại Hà Nội.
- Cô Ngân Hoa (điện thoại: 0917706770) phụ trách truyền thông của Công ty Văn hóa Phương Nam tại Sài Gòn.Những phim làm cho nước ngoài:
A Spiritual World (Một cõi tâm linh) thực hiện theo sự hợp tác của Đài truyền hình Anh Chanel four London 1992.
The is Village (Có một làng quê) thực hiện theo sự hợp tác của Đài truyền hình NHK Nhật Bản năm 1993-1994.
The Vietnam Peace (Hòa bình cho Việt Nam) thực hiện theo sự hợp tác của Đài truyền hình ABC Úc.
Nam Retour Sur Image, thực hiện theo sự hợp tác của Quack Production Pháp. Kể về sự trở lại Việt Nam của Tim Page, phóng viên nhiếp ảnh người Anh nổi tiếng thế giới, từng tác nghiệp và có mặt trong chiến tranh Việt Nam.
Cuối cùng nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về tác phẩm và tác giả Trần Văn Thủy cùng những bình luận, dư chấn của nó, các vị có thể vào Google, gõ những mục sau đây sẽ có rất nhiều thông tin tham khảo:
- tranvanthuy
- chuyennghecuathuy
- neudihetbien
- hanoitrongmatai
- chuyentute
Trong trường hợp các vị có nhu cầu xem hai phim “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện tử tế” trên mạng với chất lượng tốt, xin cho địa chỉ Email của mình và gửi cho tác giả Trần Văn Thủy: tvtcinema@gmail.com .
.
Sau mỗi lần thực hiện chương trình, đề nghị bác Tễu tường thuật lại toàn bộ diễn biến của chương trình Bác nhé, xin cảm ơn rất nhiều.
Trả lờiXóaAnh Diện làm ơn cho tôi - một người đã ngoài 60, sinh sống tại Vũng Tàu - gửi lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe đến ông Trần Văn Thủy.
Trả lờiXóaCho tới tận bây giờ, tôi vẫn còn ngạc nhiên sao lại có một người dũng cảm đến thế để làm một bộ phim hay đến thê..
Tôi xem bộ phim này 2 lần liền tiếp tại 2 địa điểm khác nhau và mất nhiều đêm suy nghĩ về hình ảnh và lời bình trong phim.
Những người "vĩ đại" chắc họ không xem mà chỉ "chăm chút cho bộ lông của mình" nên đất nước ta bây giờ mới ra nông nỗi này.
Trả lờiXóaHơn 30 năm trước tôi đã được xem bộ phim này khi còn bị cấm. Ngày đó tôi đã khóc trong lúc xem phim.
Gần 10 năm trước tôi đã đến nhà thăm đạo diễn Trần Văn Thủy trong ngõ phố Hoàng Hoa Thám và đã được đạo diễn đèo xe máy đưa về nhà, sau này cũng có đôi lần gặp gỡ nữa.
Lần chiếu phim này tôi nhận được thư mời 2 lần qua Email đến Ca fe thứ 7.
Tôi suy nghĩ suốt cả tuần, đến trưa nay thì quyết định không đi.
Tôi sợ mình lại khóc và có thể bị huyết áp do xúc động mạnh
Ở chỗ đông người như thế tôi không muốn lúng túng, xấu hổ.vì làm phiền mọi người
Tôi cám ơn ĐD Trần Văn Thủy, cám ơn Nhạc sĩ Dương Thụ.
Hà Nội trong mắt ĐD Trần Văn Thủy là Hà Nội của các bậc danh nhân đã viết lên trời xanh 1000 năm văn hiến. Câu hỏi của ông trước các vị La Hán chùa Tây Phương: Đất nước nhiều người tài sao vẫn nghèo? Câu trả lời không phải là tiếng vọng của lịch sử mà là bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch và đoàn quân tiếp quản Thủ đô. Để đến hôm nay, sau 85 năm cai trị của đảng CSVN câu hỏi ấy lại được ông Vũ Đức Đam phó Thủ tướng CP lại vẫn hỏi: Dân ta tốt thế sao vẫn nghèo.
Trả lờiXóaNay NSND Đạo diễn Trần Văn Thủy 75 tuổi rồi có giám làm một bộ phim để đời nữa cho câu trả lời vì sao đảng CSVN vĩ đại thế sao dân việt nam vẫn nghèo, vì sao dân tộc Việt Nam vẫn tụt hậu.
Đất nước nhiều nhân tài, nhân dân cần cù, tốt bụng, vậy mà vẫn nghèo, vẫn khổ, khổ mãi đến bao giờ?