Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

THÀNH VIÊN HĐ CHỨC DANH GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC SAO PHẢI ẨN DANH?

.
Phản hồi ẩn danh của Hội đồng Chức danh
giáo sư nhà nước
VietNamnet
21/09/2015 01:05 GMT+7 

VietNamNet nhận được bài viết của một thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xung quanh câu chuyện Trường ĐH Tôn Đức Thắng tự bổ nhiệm chức danh giáo sư. Vì lí do tế nhị, tác giả đã để bút danh. Dưới đây là nội dung bài viết. Các tiêu đề nhỏ do tòa soạn đặt lại.
"Bộ GD-ĐT cần nhanh chóng trao quyền bổ nhiệm giáo sư"
Ủng hộ "giáo sư trường", nhưng chưa phải ĐH Tôn Đức Thắng
Hết khác thường để giáo sư Việt ra quốc tế không lép vế
Giáo sư của Trường ĐH Tôn Đức Thắng có gì lạ?
ĐH Tôn Đức Thắng giải thích quy trình tự công nhận 1 giáo sư
"Trường hạng bét cũng có thể công nhận giáo sư"
"Giáo sư do trường tự công nhận không có tính pháp lý"


Đã có ý kiến giao quyền cho trường đại học 

Khi tôi làm việc ở Bộ GD-ĐT  được biết khi soạn thảo Quyết định 174/2008/QĐ-TTG ngày 21/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTG ngày 17/04/2012 của Thủ tướng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 174, lúc đó cũng đã có ý kiến trong Ban soạn thảo và các nhà khoa học đề nghị nên giao quyền cho các trường đại học xét đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm GS, PGS trên cơ sở về tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Nhưng do chất lượng đội ngũ nhà giáo và năng lực tự chủ của các trường chưa đồng đều. Mặt khác, GS, PGS là chức danh cao quý của nhà giáo trong các trường đại học đã được nhà nước quan tâm bằng các chính sách đãi ngộ như nhà giáo ở các trường đại học công lập khi được bổ nhiệm GS, PGS được ưu tiên trong việc giao đề tài, đề án khoa học và các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao (Điều 6, Quyết định 174), được tăng một bậc lương, GS được xếp vào ngạch giảng viên cao cấp (Khoản 2, Điều 6, Quyết định 20).

Hơn nữa, các chính sách đãi ngộ đối với GS, PSG sẽ ngày càng được chú trọng. Thí dụ như Nghị định 141/2013 của Chính phủ đã quy định nhà giáo ở các trường đại học công lập được bổ nhiệm PGS được xếp vào ngạch giảng viên cao cấp, GS được xếp vào ngạch chuyên gia cao cấp.

Về Nghị định này, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện và các trường đại học ngoài công lập căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật này để thực hiện các chế độ ưu đãi theo cơ chế tự chủ của nhà trường.

Từ những lý do cơ bản trên, Ban soạn thảo thấy rằng trong điều kiện hiện tại, nếu không có tiêu chuẩn, thủ tục, quy trình và tổ chức thực hiện thống nhất toàn quốc, việc xét, bổ nhiệm GS, PGS giao ngay cho các cơ sở GDĐH sẽ dễ xẩy ra chất lượng không đồng đều, thiếu đi tính công bằng, ảnh hưởng đến uy tín của nhà giáo và đặc biệt làm gia tăng quỹ lương dành cho giáo dục.

Việc phân cấp cần phải có lộ trình phù hợp, cho nên trong Quyết định 20, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho HĐCDGSNN xét công nhận đạt tiêu chuẩn, còn việc bổ nhiệm GS, PGS giao cho Thủ trưởng các cơ sở GDĐH thực hiện trên cơ sở các nhà giáo đã được HĐGSNN công nhận đạt chuẩn (Khoản 3 và 4, Điều 16, Quyết định 20). Việc làm này cũng đã được các trường triển khai từ năm 2013 trên cơ sở Thông tư hướng dẫn số 30 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. 

Đang rà soát theo hướng phân cấp 

Hiện nay, tôi được biết Thường trực HĐCDGSNN cũng đã chỉ đạo Văn phòng HĐCDGSNN phối hợp với các vụ chức năng của Bộ nghiên cứu đề xuất sửa đối bổ sung Quyết định 174  Quyết định 20 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành theo hướng cần quy định cụ thể về tiêu chuẩn xét và bổ nhiệm GS, PGS cho các ứng viên chủ yếu làm công tác giảng dạy hoặc làm công tác nghiên cứu khoa học. Rà soát, bổ sung, sửa đổi thủ tục, quy trình bổ nhiệm theo hướng phân cấp việc xét và bổ nhiệm giao cho các cơ sở GDĐH tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy trình bổ sung, sửa đổi được phê duyệt, xây dựng lộ trình phân cấp phù hợp với năng lực tự chủ của các cơ sở GDĐH. HĐCDGSNN là cơ quan giúp Thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng Bộ GDĐT kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện.

Như vậy có ý kiến cho rằng Bộ GDĐT và HĐCDGSNN ôm đồm việc này tôi thấy chưa chính xác, mà cần tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan tổ chức thực hiện cho đúng. 

Trường ĐH Tôn Đức Thắng không phù hợp 

Đối với Trường ĐH Tôn Đức Thắng, theo các quy định pháp luật hiện hành thì Hiệu trưởng trường được giao quyền bổ nhiệm GS, PGS trên cơ sở các nhà giáo của trường đạt tiêu chuẩn được HĐCDGSNN công nhận thì hãy làm tốt việc này, đồng thời có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo hướng tới đạt tiêu chuẩn GS, PGS và có chính sách thu hút các nhà khoa học để sớm đủ điều kiện thành lập HĐCDGS cấp cơ sở để chủ động xét và bổ nhiệm các nhà giáo của mình vào ngạch GS, PGS khi được phân cấp.

Hiện nay, Trường ĐH Tôn Đức Thắng là cơ sở giáo dục công lập do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý, nằm trong Hệ thống GDĐH Việt Nam. Nên việc trường tổ chức tự phong GS, PGS cho cán bộ, giảng viên của trường và các nhà giáo ngoài trường có nhu cầu là không phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về GDĐH tại Khoản 2, Điều 17 (Quyết định 174), Khoản 1 và 2, Điều 16 (Quyết định 20), Điều 11, 12, 13, 14 và 15 (Quyết định 174) về thủ tục bổ nhiệm chức danh GS, PGS. Vì thế, trường nên dừng việc làm đơn phương này khi chưa được các cấp thẩm quyền cho phép. 

Văn Huy

10 nhận xét :

  1. Đề nghị công khai danh tính của những người trong Hội đồng chức danh để người dân xem có đạt yêu cầu không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vào Google mà tra bạn ạ. Công khai, minh bạch cả đấy. Chỉ có đêm trước ngày bỏ phiếu là tù mù thôi.

      Xóa
  2. Tại sao Bộ GD&ĐT đến nay chưa chính thức lên tiếng v/v này ?

    Trả lờiXóa
  3. Trong ảnh hình như có cụ Cố Vũ Khiêu thì phải. Có cả 2 ông mặc quân phục. Và có cả phụ nữ. Nam phụ lão ấu đủ cả... đa dạng và phong phú như quốc hội VN.

    Ùm, hội đồng này có những ai, học vị học hàm, trình độ chuyên môn ra sao, không thấy công khai cho mọi người biết nhỉ.

    Đỗ Chí Việt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Suy cho cùng, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do đảng CSVN độc tài toàn trị, không có dân chủ, dân không được quyền làm người nên chuyện gì cũng rối beng nát bét, nên nói vậy thiết nghĩ cũng đủ rồi, hãy giành thời gian cho việc quan trọng hơn, đó là chúng ta đã mất Hoàng Sa, đang chuẩn bị mất trọn Trường Sa và nguy cơ mất nước đang đến gần, Tổ Quốc đang lâm nguy, nên hãy bàn chuyện tăng nội lực chống giặc và liên minh quân sự, kinh tế với Hoa Kỳ để cứu nước, cưu dân và cứu chính chúng ta. KÍNH.
      MINH MINH.

      Xóa
  4. Cái ông ma toi nào viết bài này không biết, chỉ biết ông ta dẫn ra đủ thứ nghị định, quyết định, điều này điều nọ ... để mãi sau gần một thế kỷ dưới thể chế CS, nước Việt Nam mà vẫn "Đang rà soát theo hướng phân cấp", thật chán cho cái lũ ăn hại quá.
    Điều cần bàn là tại sao ông ta là một thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước nói chuyện về việc ông ta đang làm mà lại ẨN DANH? Ông ta sợ bị bọn khủng bố ăn thịt, hay do lâu nay làm nhiều chuyện mờ ám xằng bậy, hay không giám chịu trách nhiệm về những lời nói của mình, hay đây là bí mật quốc gia, hay ăn của bẩn nhiều quá? Dù là gì đi nữa thì theo tôi ông ta là người không đáng được ta xem trọng và việc ông ta nói là không đáng bàn.
    MINH MINH

    Trả lờiXóa
  5. Muốn các chức danh đạt chuẩn thì trước hết, cái hội đông xét, cấp chức danh phải chuẩn. Những kẻ lập ra hội đồng đó cũng phải chuẩn. Có một khâu không chuẩn thì tất cả không chuẩn. Đã không chuẩn thì chỉ còn dùng quyền để tranh giành mà thôi !

    Trả lờiXóa
  6. "THÀNH VIÊN HĐ CHỨC DANH GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC SAO PHẢI ẨN DANH?"
    THẾÌ: HÓA RA LÀ HỘI ĐỒNG CHUỘT À (???).

    Trả lờiXóa

  7. Chắc là tự biết mình không xứng đáng với học hàm đang có nên mới ẩn danh.

    Trả lờiXóa
  8. Hay thật đấy .Sợ chăng ? Sợ cái gì mà không dám công khai . Vị này chắc nhập lậu rồi !

    Trả lờiXóa