Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:
Những “phát súng cảnh cáo” vào…nền giáo dục
Người giữ lửa
26/09/2015 11:03
"Ngày càng nhiều người tin rằng các nền giáo dục ở bên ngoài biên giới ưu việt hơn trong nước. Đây chính là những “phát súng cảnh cáo” đối với nền giáo dục của chúng ta", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
26/09/2015 11:03
"Ngày càng nhiều người tin rằng các nền giáo dục ở bên ngoài biên giới ưu việt hơn trong nước. Đây chính là những “phát súng cảnh cáo” đối với nền giáo dục của chúng ta", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
Câu chuyện về một đôi vợ chồng quyết định dành 18 năm không cho con đến trường mà tự họ dạy con ở nhà đang xôn xao dư luận xã hội. Người ủng hộ, người phản đối. Hiện tượng này nói lên điều gì về nền giáo dục của chúng ta hay là do quan niệm giáo dục của đôi vợ chồng kia?
Tôi muốn chúng ta bắt đầu từ chuyện rau sạch. Hiện nay, càng ngày càng có nhiều gia đình ở thành phố, đặc biệt cùng sống trong một khu phố hoặc một chung cư liên kết lại với nhau thuê những gia đình ở nông thôn trồng rau củ sạch, nuôi lợn, gà, cá sạch và cung cấp trực tiếp cho họ.
.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Họ làm vậy bởi một sự thật là nỗi đe dọa của thực phẩm ô nhiễm và độc hại ngày càng rõ và càng thách thức mà chưa có một dấu hiệu nào cho thấy chúng ta chống lại được cuộc xâm lăng của thực phẩm độc hại ấy.
Tôi lại muốn chúng ta bắt đầu từ chuyện bánh trung thu sạch khi bây giờ chúng ta đang chuẩn bị đón rằm Trung thu. Người dân đang lao đi tìm những cơ sở sản xuất bánh trung thu ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khi nhìn những hộp bánh trung thu xếp chồng xếp đống dọc hai bên nhiều con phố, một người bạn tôi kêu lên: “Những quả bom nổ chậm”. Một ví von nghe rùng mình nhưng không phải không có lý.
Nhiều năm nay, gia đình tôi không mua bánh trung thu như thế. Bà mẹ họa sỹ Lê Thiết Cương năm nào cũng làm bánh trung thu truyền thống cho những người thân và hàng năm tôi đều được thưởng thức bánh trung thu của bà làm. Ngon và đương nhiên quá tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Năm nay vợ tôi, một học trò làm bánh của bà, bắt đầu làm bánh và biếu những người thân và bạn bè. Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm được coi trọng nhất.
Và đến bây giờ, lại xuất hiện những gia đình không cho con đến trường mà dạy con ở nhà. Việc cho con ở nhà học mà không đến trường sẽ mãi mãi chỉ là số ít, rất ít. Vấn đề này sẽ không bao giờ trở thành một phong trào như làm thực phẩm sạch.
Càng ngày càng có nhiều gia đình tìm mọi cách để có tiền cho con đi học nước ngoài cho dù học ở những nước cũng vừa vừa như Malaysia. Càng ngày càng nhiều người tin rằng hầu hết các nền giáo dục ở bên ngoài biên giới đều ưu việt hơn nền giáo dục trong nước.
Những hiện tượng cho dù với lý do nào thì cũng chính là những “phát súng cảnh cáo” đối với nền giáo dục của chúng ta.
.
Bản chất của những hiện tượng trên chính là sự phản ứng đối với nền giáo dục Việt Nam chứ không phải là hành động trực tiếp để thay đổi nền giáo dục.
Nhưng tôi nghĩ, cái lớn nhất của những hành động đó là “cảnh cáo” nền giáo dục của chúng ta chứ không phải là con đường đưa các thế hệ con em chúng ta đến với một nền giáo dục ưu việt. Bởi một nền giáo dục ưu việt nhất phải là một nền giáo dục sở tại, nơi những đứa trẻ không chỉ được nhận những tri thức tốt nhất của nhân loại mà còn phải được hưởng những điều tốt đẹp và nhân văn nhất của văn hóa dân tộc mình
Cùng với đó là sự hòa đồng, chia sẻ của những đứa trẻ với những đứa trẻ, với nhà trường, xã hội mà nó sinh ra và lớn lên từ một lớp mẫu giáo cho đến cấp đại học.
Và đến bây giờ, lại xuất hiện những gia đình không cho con đến trường mà dạy con ở nhà
Bản chất của những hiện tượng trên chính là sự phản ứng đối với nền giáo dục Việt Nam chứ không phải là hành động trực tiếp để thay đổi nền giáo dục.
Nhưng tôi nghĩ, cái lớn nhất của những hành động đó là “cảnh cáo” nền giáo dục của chúng ta chứ không phải là con đường đưa các thế hệ con em chúng ta đến với một nền giáo dục ưu việt. Bởi một nền giáo dục ưu việt nhất phải là một nền giáo dục sở tại, nơi những đứa trẻ không chỉ được nhận những tri thức tốt nhất của nhân loại mà còn phải được hưởng những điều tốt đẹp và nhân văn nhất của văn hóa dân tộc mình
Cùng với đó là sự hòa đồng, chia sẻ của những đứa trẻ với những đứa trẻ, với nhà trường, xã hội mà nó sinh ra và lớn lên từ một lớp mẫu giáo cho đến cấp đại học.
N.Q.T
Các hiện tượng làm ăn kiểu "định hướng..." gì đó ở giai đoạn này nói lên một điều dân tộc này đang ... tự sát nếu không có chuyển biến nào rõ ràng và dứt khoát!
Trả lờiXóaRất tiếc phải dùng hình tượng này, nhưng không cách nào chính xác hơn.
Để có một nền giáo dục nhân bản - khai phóng - vì con người, trước tiên là Bộ Giáo dục - thầy cô chấm dứt ngay việc dạy môn chủ nghĩa xã hội / chủ nghĩa cộng sản trong trường học các cấp. Đương nhiên là đảng csVN có quyền dạy các môn đó cho đảng viên của họ. Nhưng đảng csVN không được phép ép buộc học sinh / sinh viên phải học cái thứ chủ nghĩa đó. Mong rằng những người làm việc trong ngành giáo dục hãy sớm rũ bỏ thân phận làm công cụ cho đảng độc tài csVN, quý vị hãy sống và làm việc chân chính vì quốc gia - dân tộc.
Trả lờiXóaRất đúng ! Xin cảm ơn Lê Hùng.
XóaThiều viết bài này được đấy, nhưng Thiều là tay bồi bút cho nên tiếng nói không thuyết phục. Đấy rồi các vị xem, có ai thèm nhận xét gì về bài viết này.
Trả lờiXóaCon cháu CB thì dành chỗ ở những nơi ngon lành rồi được đi học nước ngoài . CB cấp cao còn chưa tin tưởng nền GD nước nhà , đủ biết nền GD trong nước chỉ để dậy cho Dân ngu ! Nền GD bên ngoài Tổ Quốc vẫn tốt hơn . Sở hữu tấm bằng nước ngoài vẫn oách hơn, nhất là bằng Mỹ ! Cái trớ trêu là học ở Mỹ về làm CB cấp cao lại không làm cho VN giống Mỹ mà cứ là XHCN !
Trả lờiXóaĐi học bên Mỹ thì cũng có nhiều loại chứ ko chỉ 1 loại như nhau Cũng có người thật ,học thật ,bằng thật .Rồi thì người giả ,học giả ,bằng giả ,kiến thức giả .... đầy đủ cả .Chỉ có khi nào về ,ngồi lên ghế mới là thật 100% thôi
XóaGD nước ngoài tốt hơn , Thể thao như Bóng đá nước ngoài hay hơn . Nói chung sống ở nước ngoài , nhất là các nước TB như Mỹ, Pháp, Anh , Nhật, Singapore , tốt hơn ở VN . Cho nên CB cấp cao lo mua nhà cho con cái ở và học ở đó và tìm cách định cư luôn tại đó , Họ LĐ một đất nước mà lại khinh chê chính đất nước mình . Họ chỉ đạo một nền GD mà hành động ngược lại nền GD đó, không yêu mến nền GD đó . Họ áp dụng một chế độ chính trị cho người Dân mà chính con cái họ cũng muốn từ bỏ. Vậy các nhà LĐ này không phải người VN rồi . Người ở trong nhà mình mà lại khinh ghét chính cái nhà của mình, không ưa cả người trong nhà là đồng bào mình , trong khi mình có đủ đk và khả năng sửa lại hay làm cái nhà theo ý muốn . Những LĐ này đúng là những kẻ phản bội ND, không thể để họ tồn tại được . Họ chỉ muốn ép buộc người khác , khống chế người khác , còn mình , con cái mình thì hoàn toàn ngoài vòng cương toả . Những người LĐ kiểu đó còn tồn tại thì kể như Đất Nước càng lụn bại !
Trả lờiXóaBác nói khá chính xác "cán bộ cấp cao lo mua nhà cho con cái ở và học ở đó và tim cách định cư luôn tại đó".
XóaTôi nói khá chính xác là vì thật ra,cán bộ trung cấp cũng làm như bác kể, chứ không chỉ CB.cấp cao đâu nhé ! Tôi ở Úc nên biết rõ chuyện này để
kể cho bác biết là họ cho con du học,vạch đường đi cho con phải kiếm cô vợ có quốc tịch Úc,thậm chí trả tiền để làm đám cưới hầu chính thức hoá
hay hợp pháp hoá tình trạng hôn nhân của đứa con đó.
Xong bước thứ 1 cho con.họ thực hiện bước thứ 2 hạ cánh an toàn ở Úc.
Chưa nói gì đến các nền GD ngoài biên giới, ngay cả nền giáo dục "bên kia giới tuyến" của VNCH trước đây cũng ưu việt gấp trăm lần cái nền GD XHCN đã tồn tại hàng chục năm nay dưới chế độ CS, một chế độ chỉ giỏi đánh đấm, bắt bớ, đàn áp.
Trả lờiXóaCác bài luận văn của học sinh bậc Tú tài của nền GD VNCH trước năm 1975 với phần mở đầu bao giờ cũng Thành kính dâng lên Cha mẹ bậc sinh thành, sau đó mới kính dâng thầy cô giáo.
XóaNền giáo dục ngoài Bắc thì bao giờ cũng Cám ơn đảng, chính phủ. Thật là giáo điều.
Từ lâu tôi không còn đọc văn của anh Thỉnh, anh Thiều, anh Khoa, anh... nữa. Thấy mọi người còm thì vào còm thôi. Thế mới biết "văn là người", người mà chẳng ra gì thì người ta cũng vứt văn đi. Cũng như các cụ Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán... bị người ta vứt văn đi chỉ vì người ta thấy ghét. Chỉ có điều "người ta" ở đây là bạn đọc chứ không giống "người ta" là chính quyền như đối với nhóm Nhân Văn.
Trả lờiXóa