Gian dối trong khoa học
Nguyễn Văn Tuấn
28-9-2015
Xin giới thiệu các bạn một vài trao đổi của tôi với đài RFI xung quanh chuyện gian dối trong khoa học (scientific fraud). Chuyện này càng ngày càng phổ biến, nhất là trong bối cảnh ai cũng chen chân để có bài trên những tập snan lớn — tiếng anh gọi là “high profile journals”. Ở VN ta thì ít ai muốn nói đến chuyện này, do có lẽ nó quá phổ biến (?) Nhưng tôi nghĩ VN nên khác với Tàu, nên có sẵn cơ chế để đối phó với vấn đề khi nó xảy ra. Tôi rất vui vì đã giúp Đại học Quốc tế làm một việc như thế.
Hỏi: Như thế nào mới bị xem là gian lận trong nghiên cứu khoa học? Trong những trường hợp nào thì các bài đăng sẽ bị rút? Cơ quan/tổ chức nào có thẩm quyền rút bài đăng?
Nguyễn Văn Tuấn (NVT): Gian lận trong khoa học xảy ra dưới nhiều hình thức, nhưng phổ biến nhất vẫn là đạo văn, giả tạo dữ liệu, chỉnh sửa hình ảnh, và những vặn vẹo trong quá trình thí nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học. Những năm gần đây, vi phạm y đức và đạo đức khoa học cũng được xem là gian lận trong khoa học. Nếu công trình đã được công bố trên một tập san, và nếu gian lận được phát hiện, thì ban biên tập có quyền rút lại bài báo. Thông thường thì chính tác giả hay nhóm tác giả rút lại bài báo.
Hỏi: Mặc dù số bài đăng bị rút chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 0,01% trong tổng số. Thế nhưng, theo khảo sát trong vòng chỉ có 10 năm (1995-2005) số bài bị rút đã tăng lên gấp ba lần. Rõ ràng là hành động gian lận có xu hướng gia tăng đáng ngại. Làm thế nào biết được có sự gian dối trong một bài nghiên cứu khoa học? Theo anh, giới khoa học phải làm gì để đối phó với tình trạng gian lận này?
NVT: Gian lận trong khoa học rất khó phát hiện. Tôi nghĩ con số mà người ta hay nói (0.01% hay 1 trên 1000) là hơi thấp so với thực tế. Theo một nghiên cứu trên tập san PLOS ONE thì có khoảng 2% nhà khoa học thú nhận là từng giả tạo dữ liệu, và 33% thú nhận từng có những hành vi vi phạm đạo đức khoa học.
Làm thế nào để biết gian dối trong khoa học? Rất khó để phát hiện những gian dối trong khoa học. Khi một bài báo được nộp thì phải trải qua một giai đoạn bình duyệt, mà các chuyên gia bình duyệt thì rất bận, họ không có thì giờ soi mói từng chi tiết trong bài báo. Ngay cả có thì giờ thì họ cũng không thể có dữ liệu gốc để kiểm tra xem tác giả có thật sự dựa vào dữ liệu gốc. Những trường hợp nổi tiếng chỉ được phát hiện nhờ:
• Không thẻ lặp lại kết quả nghiên cứu: Đây là dấu hiệu phổ biến cho thấy có vấn đề. Ví dụ như nghiên cứu gần đây ở UCLA (Donald Green và Michael LaCour), kết quả không được lặp lại ở nghiên cứu khác. Phải một thời gian sau đương sự mới thú nhận là phịa số liệu.
• Dữ liệu đẹp một cách bất thường: Nghien cứu khoa học là một quá trình phức tạp, và có rất nhiều bất cập trong quá trình đó, nên sai sót là khó tránh khỏi. Phương pháp đo lường không hoàn hảo, lấy mẫu chưa đại diện, v.v. tất cả đều dẫn đến dao động trong số liệu. Do đó, khi nghiên cứu cho ra số liệu quá đẹp là dấu hiệu đáng nghi ngờ.
• Có khi người ta dùng các phương pháp thống kê để phát hiện: Ví dụ về một nghiên cứu tâm lí ở Hà Lan (kì thị xảy ra trong môi trường tồi tàn), người ta dùng các phương pháp đơn giản để chứng minh rằng trị số P khó có thể xảy ra như tác giả báo cáo.
• Do tố giác của đồng nghiệp: Có khá nhiều gian dối trong khoa học do chính đồng nghiệp phát hiện. Ví dụ là Eric Poelman và nghiên cứu mãn kinh. Ông này làm nghiên cứu ở người sau mãn kinh và rất nổi tiếng, nhưng ông toàn làm dỏm, phịa số liệu. Chỉ đến khi một đồng nghiệp bực mình (do xung đột cá nhân) nên người này mới tố giác, và khi điều tra thì ông bị phạt, và Chính phủ Mĩ yêu cầu ông hoàn trả tiền tài trợ lên đến 500 ngàn USD. Lúc đó ông phải bán nhà để trả!
Hỏi: Cũng có ý kiến cho rằng “chuyện gian lận chưa phải là việc quan trọng nhất, mà đáng quan tâm nhất là chất lượng nghiên cứu”. Nghĩa là có quá nhiều bài đăng vô ích, nhiều lỗi, hay dữ liệu không thể tái thực hiện được? Anh nghĩ thế nào?
NVT: Hiện nay đúng là có quá nhiều bài vô bổ vô ích được đăng, vì sự xuất hiện của các nhóm xuất bản dỏm. Những nhóm này đăng bất cứ bài nào, ngay cả những bài do máy tính viết họ cũng đăng. Họ không vì khoa học; họ chỉ vì đồng tiền thôi.
Tình trạng thiếu tái lập cũng là vấn nạn lớn. Khả năng tái lập (hay reproducibility) là một nền tảng của khoa học. Khi một nghiên cứu được công bố, và nếu một nghiên cứu khác có thể lặp lại nghiên cứu đó thì đó là tín hiệu tốt. Còn nếu kết quả nghiên cứu không được tái lập thì có thể có vấn đề.
Trong thế giới ngày nay, đúng là có nhiều công trình vô bổ, nhưng phần lớn chỉ xảy ra ở các tạp chí dỏm, tạp chí không nằm trong các hiệp hội chuyên ngành. Trong thực tế thì khoa học đa ngành phát triển nhanh, nên số bài báo tăng là điều không ngạc nhiên. Hiện nay, theo ước tính chung thì mỗi năm các tập san công bố khoảng 1 triệu bài, còn số bài trong các tập san tốt thì chỉ 5% con số đó mà thôi. Do đó, khoa học chưa phải khủng hoảng, những lộn xộn chỉ là nhất thời trong khi công nghệ phát triển nhanh, rồi theo thời gian khoa học sẽ tự điều chỉnh, và dỏm thật sẽ được sàng lọc.
Hỏi: Anh có thể cho thính giả biết về những nghiên cứu khoa học của Việt Nam được đăng trên các tạp chí có uy tín? Chủ yếu trong lĩnh vực nào? VN có những trường hợp nào bị rút bài hay không?
NVT: VN nói chung có công bố khá khiêm tốn so với các nước trong vùng. Hiện nay, mỗi năm VN công bố khoảng 2500 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trong danh mục ISI. Phần lớn (khoảng 33%) những bài này liên quan đến y học và sinh học do nước ngoài tài trợ. Phần còn lại là toán học và vật lí, mỗi ngành chiếm tỉ trọng khoảng 10-12%.
VN cũng có vài trường hợp bị rút bài. Trường hợp mới nhất xảy ra là một công trình nghiên cứu y học, vì tác giả không xin phép bệnh nhân để làm nghiên cứu, và một vài câu văn trong bài báo không đúng với thực tế. Tuy nhiên, trường đại học cũng giải quyết thoả đáng và minh bạch, chứ không có dấu giếm. Trước vụ đó thì có vụ một em nghiên cứu về vật lí bị buộc rút lại hàng loạt bài báo vì đạo văn.
Nói chung, VN chúng ta có văn hoá “tốt khoe, dấu che”, nên những gian dối trong khoa học ít khi được phát hiện, hay có phát hiện thì cũng không công bố. Trong thực tế, tôi nghĩ gian dối trong khoa học ở VN cũng cao, thậm chí cao hơn ở nước ngoài. Trong một khảo sát gần đây, có đến gần phân nửa sinh viên thú nhận là có hành vi đạo văn, một hình thức gian dối trong học thuật. Nhưng VN chưa có cơ chế để đối phó với tình trạng này. Tôi nghĩ trong tương lai, VN sẽ phải đối phó với tình trạng gian dối trong khoa học. Các đại học và trung tâm nghiên cứu nên có sẵn cơ chế và bộ qui tắc để ứng xử khi sự việc xảy ra.
Nguyễn Văn Tuấn
28-9-2015
Xin giới thiệu các bạn một vài trao đổi của tôi với đài RFI xung quanh chuyện gian dối trong khoa học (scientific fraud). Chuyện này càng ngày càng phổ biến, nhất là trong bối cảnh ai cũng chen chân để có bài trên những tập snan lớn — tiếng anh gọi là “high profile journals”. Ở VN ta thì ít ai muốn nói đến chuyện này, do có lẽ nó quá phổ biến (?) Nhưng tôi nghĩ VN nên khác với Tàu, nên có sẵn cơ chế để đối phó với vấn đề khi nó xảy ra. Tôi rất vui vì đã giúp Đại học Quốc tế làm một việc như thế.
Hỏi: Như thế nào mới bị xem là gian lận trong nghiên cứu khoa học? Trong những trường hợp nào thì các bài đăng sẽ bị rút? Cơ quan/tổ chức nào có thẩm quyền rút bài đăng?
Nguyễn Văn Tuấn (NVT): Gian lận trong khoa học xảy ra dưới nhiều hình thức, nhưng phổ biến nhất vẫn là đạo văn, giả tạo dữ liệu, chỉnh sửa hình ảnh, và những vặn vẹo trong quá trình thí nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học. Những năm gần đây, vi phạm y đức và đạo đức khoa học cũng được xem là gian lận trong khoa học. Nếu công trình đã được công bố trên một tập san, và nếu gian lận được phát hiện, thì ban biên tập có quyền rút lại bài báo. Thông thường thì chính tác giả hay nhóm tác giả rút lại bài báo.
Hỏi: Mặc dù số bài đăng bị rút chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 0,01% trong tổng số. Thế nhưng, theo khảo sát trong vòng chỉ có 10 năm (1995-2005) số bài bị rút đã tăng lên gấp ba lần. Rõ ràng là hành động gian lận có xu hướng gia tăng đáng ngại. Làm thế nào biết được có sự gian dối trong một bài nghiên cứu khoa học? Theo anh, giới khoa học phải làm gì để đối phó với tình trạng gian lận này?
NVT: Gian lận trong khoa học rất khó phát hiện. Tôi nghĩ con số mà người ta hay nói (0.01% hay 1 trên 1000) là hơi thấp so với thực tế. Theo một nghiên cứu trên tập san PLOS ONE thì có khoảng 2% nhà khoa học thú nhận là từng giả tạo dữ liệu, và 33% thú nhận từng có những hành vi vi phạm đạo đức khoa học.
Làm thế nào để biết gian dối trong khoa học? Rất khó để phát hiện những gian dối trong khoa học. Khi một bài báo được nộp thì phải trải qua một giai đoạn bình duyệt, mà các chuyên gia bình duyệt thì rất bận, họ không có thì giờ soi mói từng chi tiết trong bài báo. Ngay cả có thì giờ thì họ cũng không thể có dữ liệu gốc để kiểm tra xem tác giả có thật sự dựa vào dữ liệu gốc. Những trường hợp nổi tiếng chỉ được phát hiện nhờ:
• Không thẻ lặp lại kết quả nghiên cứu: Đây là dấu hiệu phổ biến cho thấy có vấn đề. Ví dụ như nghiên cứu gần đây ở UCLA (Donald Green và Michael LaCour), kết quả không được lặp lại ở nghiên cứu khác. Phải một thời gian sau đương sự mới thú nhận là phịa số liệu.
• Dữ liệu đẹp một cách bất thường: Nghien cứu khoa học là một quá trình phức tạp, và có rất nhiều bất cập trong quá trình đó, nên sai sót là khó tránh khỏi. Phương pháp đo lường không hoàn hảo, lấy mẫu chưa đại diện, v.v. tất cả đều dẫn đến dao động trong số liệu. Do đó, khi nghiên cứu cho ra số liệu quá đẹp là dấu hiệu đáng nghi ngờ.
• Có khi người ta dùng các phương pháp thống kê để phát hiện: Ví dụ về một nghiên cứu tâm lí ở Hà Lan (kì thị xảy ra trong môi trường tồi tàn), người ta dùng các phương pháp đơn giản để chứng minh rằng trị số P khó có thể xảy ra như tác giả báo cáo.
• Do tố giác của đồng nghiệp: Có khá nhiều gian dối trong khoa học do chính đồng nghiệp phát hiện. Ví dụ là Eric Poelman và nghiên cứu mãn kinh. Ông này làm nghiên cứu ở người sau mãn kinh và rất nổi tiếng, nhưng ông toàn làm dỏm, phịa số liệu. Chỉ đến khi một đồng nghiệp bực mình (do xung đột cá nhân) nên người này mới tố giác, và khi điều tra thì ông bị phạt, và Chính phủ Mĩ yêu cầu ông hoàn trả tiền tài trợ lên đến 500 ngàn USD. Lúc đó ông phải bán nhà để trả!
Hỏi: Cũng có ý kiến cho rằng “chuyện gian lận chưa phải là việc quan trọng nhất, mà đáng quan tâm nhất là chất lượng nghiên cứu”. Nghĩa là có quá nhiều bài đăng vô ích, nhiều lỗi, hay dữ liệu không thể tái thực hiện được? Anh nghĩ thế nào?
NVT: Hiện nay đúng là có quá nhiều bài vô bổ vô ích được đăng, vì sự xuất hiện của các nhóm xuất bản dỏm. Những nhóm này đăng bất cứ bài nào, ngay cả những bài do máy tính viết họ cũng đăng. Họ không vì khoa học; họ chỉ vì đồng tiền thôi.
Tình trạng thiếu tái lập cũng là vấn nạn lớn. Khả năng tái lập (hay reproducibility) là một nền tảng của khoa học. Khi một nghiên cứu được công bố, và nếu một nghiên cứu khác có thể lặp lại nghiên cứu đó thì đó là tín hiệu tốt. Còn nếu kết quả nghiên cứu không được tái lập thì có thể có vấn đề.
Trong thế giới ngày nay, đúng là có nhiều công trình vô bổ, nhưng phần lớn chỉ xảy ra ở các tạp chí dỏm, tạp chí không nằm trong các hiệp hội chuyên ngành. Trong thực tế thì khoa học đa ngành phát triển nhanh, nên số bài báo tăng là điều không ngạc nhiên. Hiện nay, theo ước tính chung thì mỗi năm các tập san công bố khoảng 1 triệu bài, còn số bài trong các tập san tốt thì chỉ 5% con số đó mà thôi. Do đó, khoa học chưa phải khủng hoảng, những lộn xộn chỉ là nhất thời trong khi công nghệ phát triển nhanh, rồi theo thời gian khoa học sẽ tự điều chỉnh, và dỏm thật sẽ được sàng lọc.
Hỏi: Anh có thể cho thính giả biết về những nghiên cứu khoa học của Việt Nam được đăng trên các tạp chí có uy tín? Chủ yếu trong lĩnh vực nào? VN có những trường hợp nào bị rút bài hay không?
NVT: VN nói chung có công bố khá khiêm tốn so với các nước trong vùng. Hiện nay, mỗi năm VN công bố khoảng 2500 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trong danh mục ISI. Phần lớn (khoảng 33%) những bài này liên quan đến y học và sinh học do nước ngoài tài trợ. Phần còn lại là toán học và vật lí, mỗi ngành chiếm tỉ trọng khoảng 10-12%.
VN cũng có vài trường hợp bị rút bài. Trường hợp mới nhất xảy ra là một công trình nghiên cứu y học, vì tác giả không xin phép bệnh nhân để làm nghiên cứu, và một vài câu văn trong bài báo không đúng với thực tế. Tuy nhiên, trường đại học cũng giải quyết thoả đáng và minh bạch, chứ không có dấu giếm. Trước vụ đó thì có vụ một em nghiên cứu về vật lí bị buộc rút lại hàng loạt bài báo vì đạo văn.
Nói chung, VN chúng ta có văn hoá “tốt khoe, dấu che”, nên những gian dối trong khoa học ít khi được phát hiện, hay có phát hiện thì cũng không công bố. Trong thực tế, tôi nghĩ gian dối trong khoa học ở VN cũng cao, thậm chí cao hơn ở nước ngoài. Trong một khảo sát gần đây, có đến gần phân nửa sinh viên thú nhận là có hành vi đạo văn, một hình thức gian dối trong học thuật. Nhưng VN chưa có cơ chế để đối phó với tình trạng này. Tôi nghĩ trong tương lai, VN sẽ phải đối phó với tình trạng gian dối trong khoa học. Các đại học và trung tâm nghiên cứu nên có sẵn cơ chế và bộ qui tắc để ứng xử khi sự việc xảy ra.
KHÔNG VÔ ÍCH
Trả lờiXóaThực tế về nghiên cứu khoa học Tự nhiên là như thế đó, thử hỏi nghiên cứu về khoa học Xã hội sẽ tệ đến mức nào nữa đây. Tại sao phải tốn rất nhiều tiền của để đổ vào sự vô ích đối với xã hội. Bởi vì, nó rất có ích cho cá nhân, đó là: Vật chất và Danh vọng
VN chúng ta có văn hoá “tốt khoe, dấu che
Trả lờiXóaCÓ THỂ LÀ LỖI TYPO, XIN SỬA LAI
VN chúng ta có văn hoá “tốt khoe, Xấu che"
LVD
Đọc của người khác viết lại thành của mình! Ôi cũng là một cách học vậy chăng? Bởi còn hơn chẳng đọc của ai bao giờ ?
Trả lờiXóaĐây là lý lịch khoa học đầy gian dối, người mà ông Nguyễn Văn Tuấn đang ra sức phò tá: http://english.tdt.edu.vn/?page_id=470 . Cỡ ông Tuấn tôi nghĩ ông thừa sức tìm ra những điều gian dối trong lý lịch này.
Trả lờiXóaHãy xem hoạt động chuyên môn của ông LVD được viết bằng tiếng Anh. Có lẽ vì ông nghĩ người Việt ít đọc tiếng Anh nên ông viết quá gian dối. Năm 1994 ông đã là Assistant Professor của đại học Tổng hợp và Adjunct Professor của đại học Mở. quá siêu.
Trả lờiXóa2. PROFESSIONAL ACTIVITIES
Studied and took Undergraduate degree in Economics at The University of Ho Chi Minh City (HCMCU) in 1990; and Master degree in Economics in 1994.
1994, Assistant Professor of the HCMCU as well as Adjunct Professor at The Open University of Ho Chi Minh City.
From 1995 to 1996: Doing research work at the Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand, and conducted the Ph.D thesis named: Monetary Policy of the Central Bank in late 1996.
1997: Assi. Professor of National University of Ho Chi Minh City until March, 1999.
March, 1999: Vice President, the Ton Duc Thang University (TDTU) which is now belonged to VGCL and a State University.
From Sep., 2000 to July 2001, studying and conducting research in The Fulbright Exchange Scholar Program at The George Washington University, Washington, DC.
From July 2001 to Dec., 2006, working as the Vice President The University (TDTU);
01/2007: Nominated as President of The TDTU; and Professor from July., 2007.
11/2008: gained the title of Excellent Professor, given by the President of SRVN.
07/2010: was awarded the 3rd Labour Achievement Medal by the President of SRVN.
Having done projects in countries: Thailand, The United States.
- 11/2008: gained the title of Excellent Professor, given by the
Trả lờiXóaPresident of SRVN; có lẽ Excellent Professor là nhà giáo ưu tú, quá
khủng khiếp ông LVD ạ.