Tết Trung thu
Lời dẫn: Trung thu không chỉ là tết dành cho trẻ em như chúng ta thường thấy trong xã hội hiện đại. Từ xa xưa, nó được coi là ngày lễ của những người làm nông nghiệp và dần được gắn những quan niệm mới, ước vọng mới của xã hội khiến nó trở nên sinh động và gần gũi với mọi tầng lớp. Quan trọng hơn, mặt trăng, biểu tượng của khả năng sinh sản và người bảo trợ của đời sống vợ chồng, khiến cho Tết Trung thu cũng là dịp để nam nữ tìm hiểu nhau qua những câu hát đối, hoạt động vui chơi trong đêm trăng rằm. Nhân dịp Tết Trung thu sắp đến, chúng ta cùng đọc lại trích đoạn bài "Tết Trung thu" của GS. Nguyễn Văn Huyên đăng trên tạp chí Indochine năm 1942 để cùng thưởng thức sự phức tạp và thú vị của ngày Tết dân gian này.
(…) Mặt trăng, được coi là biểu tượng của khả năng sinh sản, trở thành người bảo trợ của phụ nữ và đời sống vợ chồng. Trên mặt trăng có cung của ông Nguyệt lão và bà Nguyệt, cả hai đều quyết định việc hôn nhân của mọi người trên trái đất. (…) Chính bằng những sợi chỉ tơ hồng mà ông tơ rằng buộc các cặp vợ chồng tương lai. Ông tơ càng buộc chặt, họ càng xích gần nhau, càng yêu nhau. Trai gái chỉ chắc chắn về tình yêu của họ và được gắn bó với nhau trong tương lai bằng hôn nhân nếu sợi được se để thành chỉ. Họ còn ngập ngừng khi chỉ bị rối. Có trường hợp Nguyệt lão se sẵn chỉ trước, buộc cặp vợ chồng tương lai. Chính vì vậy mà một số cuộc cưới xin được dễ dàng: người ta không cần phải đợi cho đến khi chỉ được se xong.
Dù sao, Trung thu, tết của mặt trăng, đồng thời cũng là tết dạm hỏi, lúc cả nam và nữ đều tìm cách làm vừa ý người khác và tìm thấy trong đám đông người bạn đời tương lai của mình. Họ tụ tập từng nhóm từ sáu đến tám người, ngay lúc sẩm tối, trước cửa hay trong sân nhà mình. Họ đứng thành hai phe, một phe nữ, một phe nam. Và họ vừa hát đối vừa ngắm trăng. Người con trai (hay người con gái) có thể bị loại vì hát tồi, hay vì không tìm được câu thơ đáp lại đối phương. Cuộc thi hát đối đáp này chỉ kết thúc khi tất cả những người hát của một phe đều bị loại, chỉ trừ một. Lúc mỗi bên chỉ còn một người hát, thì ai thắng được giải nhất, còn người kia được giải nhì. Phần thưởng này là tiền, lụa, chè hay cái quạt.
Dù sao, Trung thu, tết của mặt trăng, đồng thời cũng là tết dạm hỏi, lúc cả nam và nữ đều tìm cách làm vừa ý người khác và tìm thấy trong đám đông người bạn đời tương lai của mình. Họ tụ tập từng nhóm từ sáu đến tám người, ngay lúc sẩm tối, trước cửa hay trong sân nhà mình. Họ đứng thành hai phe, một phe nữ, một phe nam. Và họ vừa hát đối vừa ngắm trăng. Người con trai (hay người con gái) có thể bị loại vì hát tồi, hay vì không tìm được câu thơ đáp lại đối phương. Cuộc thi hát đối đáp này chỉ kết thúc khi tất cả những người hát của một phe đều bị loại, chỉ trừ một. Lúc mỗi bên chỉ còn một người hát, thì ai thắng được giải nhất, còn người kia được giải nhì. Phần thưởng này là tiền, lụa, chè hay cái quạt.
Tiếp theo những cảnh hát đối đáp này thường là lễ dạm hỏi và cưới xin: người con gái vừa có sắc vừa có tài được đối phương mình lấy làm vợ, hoặc được một chàng trai đã dự hội dạm hỏi. Nếu những cuộc hát đối đáp này không được kết thúc bằng dạm hỏi thì ít nhất đây cũng là cơ hội để trai gái làm quen nhau.
Ở các gia đình giàu có và danh giá, con trai và con gái không được phép hát như thế. Tuy nhiên, những cô gái thuộc gia đình thượng lưu, để tỏ tài mình trước mắt các chàng trai và các bà mẹ chồng tương lai, đều nhân dịp tết tháng Tám, cũng gọi là tết trẻ em, để đua tài bằng cách làm đủ loại đồ vật với bột, giấy, hoa quả, v.v.
Đêm Trung thu, cả nhà tưng bừng. Cửa mở toang và tất cả những ai ăn mặc tươm tất đều có thể vào nhà. Cô gái có vai trò tích cực nhất trong việc chuẩn bị tết thì lui vào một căn phòng có mành che kín. Trẻ con nô đùa xung quanh bàn dưới sự chỉ dẫn của các anh trai và chị dâu. Khách có thể tự do đi xung quanh bàn. Họ bình phẩm, cười vui. Rồi sau khi khen ngợi và cảm ơn chủ nhà, họ đi ra và tới các gia đình khác. Các vị quý khách thì được cha mẹ tiếp. Và các cô gái chỉ ra khi bố mẹ gọi bưng nước mời khách.
Như vậy, tết Trung thu, trong một quá trình diễn biến lâu dài của tư tưởng và phong tục, đã trở thành ngày hội lớn của tuổi trẻ, trong đó trai gái gặp gỡ nhau và hát đối đáp giữa các đám đông và dưới ánh trăng. (…) Trong các cuộc hát đối đáp đó, họ tha hồ tìm hiểu nhau. Những lời thề thốt được trao đổi trịnh trọng trước ánh trăng rực rỡ xuất hiện uy nghi như một vị thần chứng giám. Và như vậy, ở cuộc đấu tao nhã này nảy nở một tình yêu và những giá trị. Có trường hợp những mối dây chắc chắn ràng buộc các lứa đôi này và những đám cưới được cử hành vào ngày lành tháng tốt của mùa xuân sau.
Ở các gia đình giàu có và danh giá, con trai và con gái không được phép hát như thế. Tuy nhiên, những cô gái thuộc gia đình thượng lưu, để tỏ tài mình trước mắt các chàng trai và các bà mẹ chồng tương lai, đều nhân dịp tết tháng Tám, cũng gọi là tết trẻ em, để đua tài bằng cách làm đủ loại đồ vật với bột, giấy, hoa quả, v.v.
Đêm Trung thu, cả nhà tưng bừng. Cửa mở toang và tất cả những ai ăn mặc tươm tất đều có thể vào nhà. Cô gái có vai trò tích cực nhất trong việc chuẩn bị tết thì lui vào một căn phòng có mành che kín. Trẻ con nô đùa xung quanh bàn dưới sự chỉ dẫn của các anh trai và chị dâu. Khách có thể tự do đi xung quanh bàn. Họ bình phẩm, cười vui. Rồi sau khi khen ngợi và cảm ơn chủ nhà, họ đi ra và tới các gia đình khác. Các vị quý khách thì được cha mẹ tiếp. Và các cô gái chỉ ra khi bố mẹ gọi bưng nước mời khách.
Như vậy, tết Trung thu, trong một quá trình diễn biến lâu dài của tư tưởng và phong tục, đã trở thành ngày hội lớn của tuổi trẻ, trong đó trai gái gặp gỡ nhau và hát đối đáp giữa các đám đông và dưới ánh trăng. (…) Trong các cuộc hát đối đáp đó, họ tha hồ tìm hiểu nhau. Những lời thề thốt được trao đổi trịnh trọng trước ánh trăng rực rỡ xuất hiện uy nghi như một vị thần chứng giám. Và như vậy, ở cuộc đấu tao nhã này nảy nở một tình yêu và những giá trị. Có trường hợp những mối dây chắc chắn ràng buộc các lứa đôi này và những đám cưới được cử hành vào ngày lành tháng tốt của mùa xuân sau.
(…) Đêm đó, khi trăng đã lên ngự uy nghi ở điểm cao nhất của bầu trời, vào thời kỳ này thường rất quang và trong vắt, các nhà thơ tụ họp nhau để uống “rượu hoa vàng” dưới bóng những cây trúc, và nhắm những con ốc ở tháng này của mùa thu thường béo hơn ở những thời kỳ khác, và để cùng nhau ứng tác những vần thơ ca ngợi thiên nhiên vĩnh cửu và tuyệt đẹp. (…)
Trái lại, những thanh niên đã hoặc sắp sửa học hành thành tài lại vui tết Trung thu theo kiểu của họ. Đối với họ, đây là ngày tết của tương lai, ngày tết mở đầu cho các kỳ đỗ đạt sắp tới của họ. (…) Cây đa che cho chú Cuội của dân gian trở thành cây nguyệt quế có hoa nở về mùa thu và đôi khi rụng xuống mặt đất. Cái cây hiếm hoi này, với những cành nhanh oai vệ, là biểu tượng của sự đỗ đạt vinh quang. Đêm đó, ai cũng mong muốn lên cung trăng, qua giấc mộng, bằng một chiếc thang “mây”, mây đan hay mây trời, để hái một cành kỳ diệu của nó.
Vì thế, ở tết Trung thu này, người ta bày lên bàn dành cho trẻ em tất cả các hình trạng nguyên, tiến sĩ… của những khoa thi ngày xưa, hình bàn thờ gia tộc, các đình làng, là những nơi các vị tân khoa sẽ phải đến long trọng làm lễ khi vinh quy về làng.
Trung thu ở nước Việt Nam này đã trở thành một ngày tết mang tính chất phức tạp thú vị, đến nỗi cũng như tất cả các lễ hội có đặc tính dân gian khác, nó làm cho ai cũng quan tâm và sung sướng, bất kể họ thuộc giai tầng nào hay lứa tuổi nào trong nước. Thoạt tiên được coi là ngày lễ của người làm ruộng chỉ lo lắng đến vụ thu hoạch của mình, nó đã được những quan niệm mới và ước vọng mới của xã hội làm trẻ lại và trở nên sinh động. Là ngày tết của dạm hỏi, nó góp phần to lớn làm cho xích lại gần nhau các nhóm và các gia đình sống tách biệt hẳn nhau sâu sắc kể từ sau những ngày lễ hội của Tết Nguyên đán vừa qua. Là ngày tết của lớp tuổi trẻ học trò, nó mang lại cho mọi người hy vọng rằng, trong những ngày sắp đến, họ có thể thờ vua giúp nước, và họ sẽ xứng đáng với lòng tin cậy của các bậc huynh trưởng cũng như của các cô vợ xinh đẹp và đức hạnh đang trông mong trong sự im lặng và tần tảo, được theo sau chàng trong đám rước vinh quy trên những chiếc võng điều.
Nguyễn Văn Huyên toàn tập, Văn hóa và Giáo dục Việt Nam, tập 2,
NXB Giáo dục, 2001, tr. 953-969.
Trung Thu , người ta thường thưởng thức Trăng tròn từ lúc Trăng lên , đám trẻ rước đèn hát những bài hát mừng Trăng khi Trăng chưa lên tới đầu ngọn tre. Ở thành thị vui hơn ở nông thôn . Người lớn ăn bánh, uống nước trà thưởng thức đèn kéo quân , thường đến khi Trăng lên cao tới đỉnh đầu thì đám trẻ giải tán, về nhà đi ngủ , người già cũng tàn tiệc trà . Nhìn trăng Trung Thu , người ta hay kể chuyện Hằng Nga, chú Cuội, kể chuyện vua Đường Minh Hoàng cưỡi diều lên Cung Quảng !
Trả lờiXóaTRong "Nhớ và Ghi", Nguyễn Công Hoan cũng kể xưa tết trung thu là của người lớn. Dịp này các làng, các hội thường đánh nhau nhiều quá nên chính phủ bảo hộ mới cấm, chỉ cho trẻ con chơi thôi...
Trả lờiXóa