Tuần Việt Nam
6.9.2015
Xin các nhà loa phường- xã hãy hình dung rằng trong những ngôi nhà kia là cha mẹ già của mình cần chút yên tĩnh nghỉ ngơi, là sản phụ vừa sinh con, là những đứa con của mình đang học bài, là người thân của mình đang ốm mệt, … thì các vị sẽ biết nên làm như thế nào.
6.9.2015
Xin các nhà loa phường- xã hãy hình dung rằng trong những ngôi nhà kia là cha mẹ già của mình cần chút yên tĩnh nghỉ ngơi, là sản phụ vừa sinh con, là những đứa con của mình đang học bài, là người thân của mình đang ốm mệt, … thì các vị sẽ biết nên làm như thế nào.
Loa công cộng đã hết phận sự
Tay run run, ông cụ tháo bỏ cái chụp tai xin của đứa cháu lái máy xúc thường dùng để bịt tai khi điều khiển máy xúc. “Đau đầu lắm ông ạ, ngày nào nó cũng khoan vào óc thế này đấy, khổ lắm mà chẳng biết kêu ai. Những hôm khỏe còn cố chịu, những ngày mệt thì thật chẳng khác gì bị tra tấn. Giá như nhà mình là cái thuyền thì tôi đã chèo đi chỗ khác rồi. Tôi cứ tưởng nước mình hết chiến tranh rồi thì thôi loa công cộng”.
Cụ than vãn về cái loa phường tại một con phố của Hà Nội.
Lúc ấy hai cái loa phường vừa hết chương trình hàng ngày. Không gian bỗng trở lại yên tĩnh. “Không chỉ riêng phường của cụ, mà các phường- xã khắp cả nước đều như vậy. Cụ chỉ có “chèo” ra thả neo ở biển may mới thoát”. Tôi hài hước đùa cụ.
Đã có hàng chục bài viết, hàng trăm ý kiến, thậm chí có cả truyện ngắn và thơ kêu than về sự phiền nhiễu do hệ thống loa phường– xã gây ra. Nhưng dường như tất cả chỉ như những viên đá ném xuống ao bèo?
Khi được hỏi về sự phiền toái do loa phường- xã gây ra, cơ quan này đùn cho cơ quan kia và cuối cùng không biết ai là chủ của nó.
Thời chiến, hệ thống loa công cộng có tác dụng cánh báo người dân khi có máy bay địch. Nay gia đình nào cũng đầy ắp các phương tiện thông tin, từ radio, TV, đến Internet. Ngoài đường đầy rẫy các sạp báo. Nhà ga, bến tàu, trường học … , đều có hệ thống thông báo riêng. Như vậy, loa phường- xã nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.
Vậy tại sao hệ thống loa công cộng vẫn tồn tại? Có người bảo đây là nguồn tạo công ăn việc làm cho người thân của một số cán bộ xã phường cho nên họ không muốn bỏ?
Loa phường- xã nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó. Ảnh minh họa
|
Mớ âm thanh hỗn độn
Bất cứ lúc nào dạo qua phố phường ở Hà Nội người ta đều có thể chứng kiến “tận tai” mớ âm thanh huyên náo hỗn độn phát ra từ mọi nguồn.
Trên đường phố là tiếng còi xe làm thót tim người đi đường, âm thanh như xé tai của ống xả xe máy không giảm thanh; là tiếng rao vặt được ghi âm sẵn rao bán báo, cà phê dạo, mua đồng nát …
Dọc vỉa hè là hệ thống loa của các hàng quán chõ ra đường, gọi khách bằng thứ nhạc điện tử đơn điệu phát suốt ngày. Ai có dịp đến thăm các quốc gia châu Á, kể cả ở Trung Quốc nơi có hệ thống loa công cộng gần với Việt Nam, cũng không thấy cái mớ âm thanh hỗn độn như chợ vỡ này. Thành phố tỉnh lẻ của họ cũng không thế, huống hồ ở thủ đô.
Trong khi chương trình VTV, VOV… đang phát, thì loa phường- xã mang những bài báo cũ nào đó ra đọc, hoặc hò reo ca hát í ới theo lối tự biên tự diễn nghe đến chối tai.
Các chuyên gia môi trường đã lên tiếng cảnh báo rằng tiếng ồn đô thị được ví như “kẻ sát nhân” giấu mặt. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nạn ô nhiễm tiếng ồn ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người, nhất là tại các nước đang phát triển. Tiếng ồn phát ra từ xe cộ, loa công cộng, làm tổn hại sức khỏe, thường gặp nhất là chứng ù tai, mất tập trung, stress, tim mạch …
Tiếng ồn đã bị coi là yếu tố gây ô nhiễm ở nhiều nước. Đã đến lúc Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam cần có điều khoản về ô nhiễm tiếng ồn. Nếu đã có thì các hành vi trên dù của cá nhân hay tập thể đã vi phạm đều cần phải bị xử lý theo luật. Song, một khi có luật này, hình như người ta chỉ có thể kiện cá nhân vi phạm, còn tập thể là phường- xã dường như được “miễn trừ”?
“Đề nghị các đồng chí nói nhỏ trong khi ăn”
Không ít người Việt từ xưa đã coi “ăn to nói lớn” là một giá trị thể hiện một loại uy quyền. Ở những nơi công cộng, họ cười đùa, chuyện trò khá ồn ào. Trên xe công cộng, người quen “tâm sự” đủ cho cả xe nghe, trong khi đó thì nhà xe mở đài, mở băng video hết âm lượng. Trong quán ăn bình dân là những tiếng “dô” đinh tai nhức óc. Tật xấu này có lẽ khá phổ biến với mọi tầng lớp. Mấy tấm biển trên tường phòng ăn tại một nơi nghỉ dưỡng dành riêng cho cán bộ cao cấp lão thành viết: “Đề nghị các đồng chí nói nhỏ trong khi ăn” là một ví dụ.
Không cần phải so sánh với các thành phố văn minh xa xôi, chỉ cần bước chân sang Lào, một nước mà không ít người Việt cho là “kém” Việt Nam, thì thấy thủ đô Vientiane của họ văn minh lắm. Không inh ỏi tiếng còi xe, không oang oang rao vặt, không ầm ĩ loa công cộng, và vỉa hè không tràn lan hàng quán.
Một trong những luật vàng của loài người là đừng mang đến cho người khác điều mà mình không muốn nhận. Hãy đặt mình vào vị trí người khác. Trước khi chĩa loa vào nhà ai, xin các nhà loa phường- xã hãy hình dung rằng trong những ngôi nhà kia là cha mẹ già của mình cần chút yên tĩnh nghỉ ngơi, là sản phụ vừa sinh con, là những đứa con của mình đang học bài, là người thân của mình đang ốm mệt, … thì các vị sẽ biết nên làm như thế nào.
Nguyễn Phương
cái mồm sắt tuyên truyền ra rả nhức hết cả đầu mà xã hội mãi chẳng tốt lên được tốt nhất bỏ đi
Trả lờiXóaĐiên tiết vì cái mõm sắt:
XóaBực mình bị đánh thức.
Bực mình cái loa phường.
Sáng, vừa mới bảnh mắt,
Đã ông ổng ngoài đường.
Trăm phần trăm phủ sóng,
Cả hải đảo, đất liền.
Đố anh nào thoát được,
Cho dù sắp phát điên.
Vẫn những bài hát ấy.
Vẫn ta thắng địch thua.
Vẫn lý tưởng cao đẹp,
Học tập và thi đua…
“Điều giả dối, nhảm nhí
Được nhắc mãi hàng ngày
Sẽ trở thành sự thật.”
Goebbels nói câu này.
Mà chắc hắn nói đúng:
Nhờ cái thằng loa phường,
Tôi tin ta đang sống
Ở thế giới thiên đường.
*
Bực nữa: Tôi đóng thuế
Để nuôi cái loa này.
Để nó, thằng trời đánh,
Tra tấn tôi hàng ngày.
(TBT)
Tôi biết có 2 nhà đối nhau. Nếu nhà nọ mở karaoke inh ỏi thì nhà kia mở... Kinh Phật thật to lớn bằng giàn loa khủng để lấn áp lại? Cả xóm cảm thấy điên loạn!
Trả lờiXóaHết nói nổi thời đại tân kỳ (cục)!
Những cái loa phường là nguồn gây ô nhiễm môi trường kinh khủng. Nhà tôi chỉ cách cái loa phường 30 mét, điên nhất là sáng chủ nhật đúng 6h30 là ầm ĩ cả lên, cả tuần được ngày nghỉ muốn ngủ thêm một chút cũng không được. Đến 17 giờ lại oang oang, nhức hết cả đầu. Những lúc cái loa phường oang oang thì người già, người ốm và trẻ con đến là khổ. Thế kỷ 21 rồi mà hình thức tuyên truyền thô thiển như thế vẫn tồn tại, thật là lạ. Nói thật, kể cả là bài hát hay đến mấy nhưng phải nghe kiểu bị cưỡng bức thế này thì dần dần người ta cũng sinh ra ác cảm với bài hát ấy.
Trả lờiXóaCòn tiến lên XHCN thì còn hệ thống loa phường xã này!?công cụ tuyên truyền và...đòi nợ người dân mà!
Trả lờiXóaRất hữu hiệu đấy các bác! hộ nhà nào mà chưa nộp tiền tô, tiền thuế đúng kì hạn thì thôi rồi...!? y chang ngày mai sẽ lên hệ thống loa này đọc ra rả...ngày này qua ngày nọ, đến khi khổ chủ chịu không nổi bèn đi mượn tiền về nộp thì nó mới tắt đài!?
Thời đại rực rỡ, thời đại đỉnh cao, thời đại Hồ Chí Minh là...là phải như vậy!?
Các cụ có câu: Mồm loa mép giải
Trả lờiXóaMay quá ! Saigon không có cái loa phường !
Trả lờiXóaNếu ở nước tư bản giaychet, người dân có quyền yêu cầu hoặc kiện ra tòa kẻ dùng âm thanh "chói tai "này
Trả lờiXóa.không tin, các bạn nên tìm hiểu thêm, chẳng qua dân mình nhiều người thích thế chứ nếu không thì...?
Không ai thích hết, chỉ vì sợ nên phải chịu đựng. Ở "dưới tỉnh", câm miệng là khôn ngoan.
XóaLoa phường tồn tại và nhiều điều bất hợp lý đã và đang tồn tại 1 phần lớn do lỗi người dân không dám đấu tranh, hay đấu tranh quá yếu! Ngòai ra con người Việt Nam thiếu đòan kết, nhiều người "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" cũng là yếu tố yếu kém của người Việt.
Trả lờiXóaChỉ có phấn đấu để trở thành các bộ cao cấp của đảng, nhà nước, được ở biệt thự công vụ 500m vuông suốt đời là thoát được cái loa phường.
Trả lờiXóaTôi thù cái loa phường. Nó giết bà nội tôi.
Trả lờiXóacái loa phường là nơi giải ngân hàng năm của các quan chức nghành văn hóa từ xã đến trung ương, nếu chấm dứt nó thì khác nào thu miếng ăn của .bọn quan văn hóa bẩn
Trả lờiXóaĐây là chuyện có thật 100% ở nhà tôi thời bao cấp...
Trả lờiXóaNhững năm đó, khoảng 100 - 200 m đường là có 1-2 cái loa của ngành VHTT. Trước nhà tôi có 2 cái loa thật to, cứ mỗi lúc 5 giờ sáng, 11 giờ trưa và 5 giờ chiều là cái loa tự động mở... Thời ấy, gia đình tôi nuôi heo để sống...
Mỗi 5 giờ sáng, loa bắt đầu bằng bài hát của một đứa bé: "Đêm qua em mơ..." thế là bầy heo nhà tôi cũng bắt đầu kêu ét ét... ầm ĩ vì chúng biết chủ nhà bắt đầu thức dậy nấu cám cho chúng ăn.
Lũ heo kêu như một phản xạ có điều kiện cứ mỗi lần loa mở: sáng - trưa - chiều hoà nhịp với những bản tin "cách mạng"....
Cái loa xóm làm tôi không thể ôn thi đại học năm nào. Có chuyện thật: nhà phía đông bí mật xoay loa sang phía tây vì khó chịu tiếng loa. Đến nhà phía tây cũng vậy xoay trả lại phía đông. Cuối cùng là giải pháp hai bên chấp nhận: xoay chổng lên trời.
Trả lờiXóaKhốn thay cho "bầy cừu" ở vùng nông thôn cứ phải chịu nghe loa làng rền rỉ mở nhạc từ sáng đến tối. Bằng các đĩa nhạc trời ơi xé rách màng nhỉ! không ai có quyền kêu ca trưởng làng trưởng thôn ở dây là người có quyền sinh quyền sát. Bởi lẻ người cao tuổi và người bệnh tim có thể lên cơn cao huyết áp và nhồi máu cơ tim bởi thứ âm thanh điên dại này.
Trả lờiXóa