Theo FB Trương Duy Nhất
Nhà báo tự do Trương Duy Nhất: Đây là vụ án hi hữu có một không hai trong lịch sử tố tụng Việt: Toà án tuyên buộc bị cáo bằng một loại “tội” không có trong Bộ luật hình sự.
Sau gần 3 tháng ổn định gia đình và kiểm tra sức khoẻ, hôm nay 21/8/2015 tôi chính thức phát đơn yêu cầu kháng nghị để xét xử giám đốc thẩm vụ án Trương Duy Nhất.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
_______________
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
_______________
ĐƠN YÊU CẦU KHÁNG NGHỊ XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM
Kính gửi:
– Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tôi là Trương Duy Nhất, sinh ngày 31/1/1964, thường trú tại số nhà 25, đường Tống Phước Phổ, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Là người bị Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng xử sơ thẩm với bản án 2 năm tù giam theo điều 258 Bộ luật hình sự (bản án số 03/2014/HSST ngày 4/3/2014), Toà phúc thẩm tối cao tại Đà Nẵng tuyên y án (bản án số 240/2014/HSPT ngày 26/6/2014).
Căn cứ điều 273, 274, 275, 277, 278, điều 11, 18, 19, 50, 191, 193, 217, 218 Bộ luật tố tụng hình sự và các qui định khác của pháp luật, tôi yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị để xét xử lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Căn cứ để yêu cầu kháng nghị xét xử giám đốc thẩm đối với vụ án: Việc điều tra xét hỏi tại phiên toà (cả sơ thẩm và phúc thẩm) phiến diện, không đầy đủ, thiếu khách quan (khoản 1 điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự); có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng từ giai đoạn điều tra đến truy tố, xét xử (khoản 3 điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự); có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự (khoản 4 điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự):
– Mặc dù bị cáo và luật sư đã nhiều lần yêu cầu triệu tập các đối tượng bị hại, các thành viên hội đồng giám định, nhưng toà án đã không tiến hành triệu tập bất kỳ ai. Vì vậy việc tiến hành xét hỏi đã không đầy đủ, thiếu khách quan, thậm chí ngăn cản không cho luật sư tiến hành hỏi bị cáo. Vì vậy đã không chứng minh được hành vi gọi là “phạm tội” của bị cáo.
– Xét xử công khai nhưng lại cản ngăn, không cho phép đầy đủ thân nhân và dân chúng vào dự.
– Trong quá trình xét xử (cả sơ thẩm lẫn phúc thẩm), Hội đồng xét xử đã tiến hành sai, thậm chí bỏ bớt nhiều thủ tục, bị bị cáo nhắc nhở nhưng bất chấp.
– Quá trình tranh tụng tại cả hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm đều bị xâm hại, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xét xử. Phần bào chữa của luật sư và cả phần tự bào chữa của bị cáo bị cắt, ngăn cản, hăm doạ không cho luật sư và bị cáo bào chữa. Thậm chí tại phiên phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã không cho bị cáo nói lời sau cùng trước khi nghị án.
– Toàn bộ hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm xét xử đều có máy quay của truyền hình, công an và toà án ghi lại đầy đủ. Đó chính là bằng chứng rõ ràng cụ thể nhất về những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng này.
– Điều cực kỳ nghiêm trọng hơn: Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng, với bản án sơ thẩm đã tuyên kết tôi vào một loại tội không có trong Bộ luật hình sự. Bản án số 03/2014/HSST ngày 4/3/2014 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng tuyên phạt tôi phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, công dân”. Trong khi điều 258 Bộ luật hình sự chỉ có tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Tức chỉ khi hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác thì mới bị coi là có tội. Chứ giả sử có xâm phạm nhưng là xâm phạm đến quyền và lợi ích không hợp pháp (thậm chí là lợi ích phi pháp) thì không bị coi là hành vi phạm tội. Tôi đã tố cáo việc toà sơ thẩm kết tội bằng một loại tội không có trong Bộ luật hình sự này tại phiên xử phúc thẩm, nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã bỏ qua, thậm chí không cho bị cáo trình bày. Đây là một sai phạm cực kỳ nghiêm trọng về nhận thức tội phạm và hiểu biết pháp luật của Hội đồng xét xử. Còn giả nếu cho rằng đấy là sai sót nhầm lẫn trong khâu đánh máy, thì cũng là một sai phạm cần phải huỷ ngay bản án để xét xử lại. Sai sót nhầm lẫn đó có thể xảy ra trong công thư của một quan chức chính phủ, hay thậm chí trong một văn bản, một nghị quyết, nghị định nào đó cũng có thể cho qua được, nhưng không được phép xảy ra trong bản án kết tội một con người.
Với những căn cứ trên, tôi yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục và trình tự giám đốc thẩm vụ án của tôi.
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 8 năm 2015
TRƯƠNG DUY NHẤT
TRƯƠNG DUY NHẤT
Nơi gửi:
– Như trên.
– Luật sư Trần Vũ Hải.
– Như trên.
– Luật sư Trần Vũ Hải.
____________
MỘT GÓC NHÌN KHÁC SẮP TRỞ LẠI
Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi, chứ không cưỡng bức nổi tư tưởng. Một Góc Nhìn Khác sẽ trở lại với bạn đọc trong thời gian tới.
Để chuẩn bị cho sự trở lại sau hơn 2 năm, rất mong bạn đọc góp ý xem Một Góc Nhìn Khác nên giữ nguyên, hay thay đổi ra sao, theo cách nào, cả về hình thức giao diện website lẫn nội dung. Cần mở rộng thêm các công cụ, nội dung gì để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc?
Hi vọng đón nhận được nhiều ý kiến góp bàn, chỉ bày từ bạn đọc muôn phương.
Trân trọng!
TRƯƠNG DUY NHẤT
TRƯƠNG DUY NHẤT
Một góc nhìn khác, theo tôi vẫn giữ nguyên. Để thể hiện cái 'KHÁC' của Trương Duy Nhất. Có thể mở thêm trang văn học để lấy chuyện xưa, nói chuyện nay cho thư giãn, cứ mở lại qua đó bạn đọc sẽ góp ý xây dựng./.
Trả lờiXóaChờ mừng "một góc nhìn khác" đã trở lại và lợi hại hơn xưa. Chúc bác và gia đình mọi điều tốt đẹp
Trả lờiXóaAnh Nhất nên Sử dụng cụm từ "bạn và tôi cần tôn trọng cái nhìn khác" ở dưới logo cái nhìn khác xin cảm ơn anh mở lại trang của mình
Trả lờiXóaTrương Duy Nhất là Trương Duy Nhất. "Một góc nhìn khác" đã đi vào lòng người thì trước sau nó vẫn nên thế. Thêm mắm muối, hoa lá cho tươi tắn hơn thì tùy hảo ý của chủ trang, bà con sẽ tùy theo mà góp ý dần. Chào mừng và mong chờ.
Trả lờiXóa1. Quan điểm về bản án:
Trả lờiXóa- Tôi cực lực phản đối tòa án Đà Nẵng và chính quyền VN đã không cho tôi và các công dân khác vào chứng kiến phiên xét xử người yêu nước Trương Duy Nhất.
- Chính quyền Việt Nam phải thay mặt nhóm người xử án xin lỗi và bồi thường toàn bộ các thiệt hại cho công dân Trương Duy Nhất bởi bản án oan sai và vi phạm pháp luật do họ gây ra.
2. Góp ý cho Blog “Một góc nhìn khác”:
2.1. Hình thức:
- Kết cấu và hiệu ứng: nên áp dụng như kiểu cũ (gọn, hợp lý và dễ nhận biết)
- Màu sắc: nên chọn 2 màu chủ đạo là trắng và xanh. Màu đỏ là màu của máu, tượng trưng cho sự hiếu chiến và tàn bạo - rất phản cảm; nếu sử dụng thì tỉ lệ phải thấp hơn 2 màu kia.
2.2. Nội dung: không có ý kiến (hoàn toàn tôn trọng quan điểm của chủ trang).
2.3. Bình luận của bạn đọc: không nên chỉnh sửa bằng cách cắt bớt nội dung comment như trước đây, làm ảnh hưởng đến nội dung và dễ gây sự hiểu nhầm. Nên chọn 1 trong 2 cách:
- Xóa hẳn (không đăng) những commen mà chủ trang thấy ko tuân thủ các tiêu chí đã quy định
- Đăng nguyên văn tất cả các commen, người commen sẽ tự chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình (chúng ta ko chấp nhận kiểu quy kết vô lý hiện nay là chủ Blog phải chịu trách nhiệm về commen của người khác).
Để thực hiện được điều này, chủ trang cần quy định:
+ Không chấp nhận các commen “Nặc danh”
+ Người commen phải đăng ký 1 tên/ký hiệu nhất định (ko nhất thiết phải tên thật, nhưng khuyến khích các bạn đọc sử dụng tên thật) và phải báo cho chủ trang biết đc email hoặc số đt của mình.
Trình bày quan điểm của mình là 1 trong những quyền cơ bản của con người, nhưng không được nói bừa bãi, bóp méo sự thật, vu oan người khác hoặc giở trò phá đám…
Ủng hộ và chào đón nồng nhiệt Một góc nhìn khác của Trương Duy nhất!
Trả lờiXóaRất mong được sớm đọc lại trang của anh !!!
Trả lờiXóaTDN là người ngoài hành tinh nên xử theo luật ngoài hành tinh . Hay Toà Đà Nãng là một toà án ngoài hành tinh ?
Trả lờiXóaCon mắt của Đ và NN CHXHCN VN có cái nhìn chính trị riêng . Đeo cặp kính đó vào nhìn thấy những sinh vật li ti cũng được phóng to lên, nhìn thấu qua não của đối tượng thấy cả virus . Đó là cái virus thế lực thù địch . Cái thế lực thù địch nguy hiểm lắm nó biến thành diễn biến hoà bình . Nó thâm nhập một đảng viên , một CB nó làm cho ĐV, CB đó thành tự diễn biến . Nhưng nguy hiểm hơn là người gieo tư tưởng DBHB hay TDB . Người này nhất định phải ngoài hành tinh XHCN . Phòng bệnh hơn chữa bệnh . Diệt virus hơn là trị virus . Diệt virus phải dùng vaccine mạnh có khi tới 10 trong 1 . TDN ở trong trường hợp chặn đứng virus lây lan !
Có đấy ! Ơn giời Cậu đây jồi ! HAI NĂM TÁM !!! Căn bản anh Nhất vẫn còn níu kéo vảo một sự nhiêm màu nảo đó , cứ mong môt ngày nào người ta có thể hồi tâm chuyển ý SỬA sai theo lời góp ý chân thành của anh ... Thế nhưng ...!?
Trả lờiXóa