Một cuộc cách mạng vô nghĩa
Lê Diễn Đức
Blog RFA
.
Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, công chức Hà Nội được lệnh của Khâm Sai Phan Kế Toại tổ chức một cuộc mít tinh ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Hàng ngàn người với lá cờ vàng ba sọc đỏ (có sọc giữa dứt quãng, cờ Quẻ Ly) xuống đường mừng ngày độc lập, sau khi Đế quốc Nhật Bản tuyên bố "trao trả độc lập cho Việt Nam".
Hoàng đế Bảo Đại trong ngày 11 ttháng 3 năm 1945 đã tuyên bố độc lập và thành lập chính quyền mới, với chính thể quân chủ lập hiến do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng. Tên nước được gọi là Đế quốc Việt Nam.
Bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ ban công của nhà hát xuống, một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh và hát bài Tiến Quân Ca. Cuộc biểu tình của công chức biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh.
Nhạc sĩ Tô Hải, một người còn sống ở Sài Gòn, nhân chứng sống cho sự kiện ấy, mô tả lại, như thế.
Hai ngày sau, tức là 19 tháng 8, Việt Minh đứng ra tổ chức một cuộc mít-tinh lớn, cũng ở trước nhà hát Lớn Hà Nội. Sau đó, đoàn người đến chiếm phủ Khâm sai đại thần. Khâm Sai Phan Kế Toại đầu hàng, cờ quẻ Ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên.
Sau khi Việt Minh cướp được chính quyền tại Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở Huế nộp đơn xin từ chức.
Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị. Bảo Đại chấp nhận và tuyên bố "Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban cách mạng, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban (Việt Minh) sớm tới Huế, để nhận bàn giao".
Hoàng đế Bảo Đại lúc bấy giờ đã nói một câu nổi tiếng: "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".
Thế là cách mạng tháng 8 thành công! Một cuộc cách mạng không có xung đột vũ trang, chẳng có tên thực dân Pháp hay phát xít Nhật nào trên đường phố Hà Nội, không một người chết. Việt Minh đã cướp chính quyền dễ như trở bàn tay, bằng lợi dụng được tình thế giao thời hỗn loạn của lịch sử khi phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh vô điều kiện và đang lúng túng chờ quân đồng minh tới giải giáp.
Và chỉ sau khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh cùng với các nhà lãnh đạo khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam mới từ Tân Trào trở về Hà Nội và ngày 2 tháng 9 độc tuyên ngôn độc lập. Nhà nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời.
Mặc dù tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, mang tiếng là Chính phủ thân Nhật, bù nhìn, nội các của Thủ tướng Trần Trọng Kim đã làm được những quan trọng như :
- Thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và các đảng phái quốc gia, đồng thời cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai.
- Tuyên bố nước Việt Nam đôc lập, và hủy bỏ Hiệp ước Bảo hộ 1884 (Hòa ước Patenôtre).
- Thống nhất về mặt danh nghĩa, đưa đất Nam Kỳ trở lại với nguồn cội Việt Nam.
- Thay chương trình học bằng tiếng Pháp chuyển sang học bằng tiếng Việt. Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ...
Việt Minh là tên gọi tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh, liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 với mục đích "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập".
Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để đối phó với chủ trương tiêu diệt đảng của Pháp, Trung Hoa Dân Quốc và các đồng minh của họ, nhưng thực chất vẫn nắm vai trò lãnh đạo. Đến tháng 3 năm 1951 khi Việt Minh bị giải tán và Đảng Cộng Sản trở lại đúng với vị trí của họ.
Mục đích của Việt Minh trong sáng, rõ ràng đã đánh đúng vào lòng yêu nước, tinh thần chống Pháp, Nhật, nên tập hợp được lực lượng quần chúng đông đảo. Khi Pháp trở lại Đông Dương, Việt Minh tiếp tục cuộc vận động, lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến 9 năm và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
Theo Hiệp định Geneva 1954, Việt Nam bị chia thành hai phần, từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc miền Bắc Cộng Sản, từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc Việt Nam Cộng Hoà.
Đảng Cộng Sản Việt Nam giành độc quyền cai quản trên toàn miền Bắc, thực hiện Cải cách Ruộng đất vô nhân đạo làm chết oan hàng trăm ngàn người, bắt nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, thực thi chính sách kiểm duyệt, quản lý hộ khẩu, phân phối lương thực, chất đốt, cải tạo công thương, v.v... Một nhà nước không được dân bầu ra thông qua bầu cử tự do như Cương lĩnh của Việt Minh đã xác định.
Một chế độ bạo lực và khủng bố ngự trị trên toàn miền Bắc. Tất cả những tiếng nói bất đồng chính kiến hay phản kháng chế độ đều bị vùi dập và đàn áp dã man. Một bộ máy tuyên truyền, giáo dục khổng lồ của chế độ sử dụng hết công suất nhồi sọ con người ngay từ khi còn bé.
Giờ đây người ta mới hiểu ra rằng, tại sao ngay từ cuộc cách mạng tháng Tám, Việt Minh đã lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ. Rõ ràng đây một cuộc khởi nghĩa cướp đoạt quyền lực và tiếm quyền có ý thức nhằm áp đặt hệ thống chinh trị cộng sản chuyên quyền.
Cũng với chế độ này, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam nhuộm đỏ toàn quốc. Với chiêu bài đánh đuổi ngoại xâm, họ đã đưa dân tộc vào một cuộc chiến đẫm máu và dai dẳng và cưỡng chiếm miền Nam.
Cụ Lê Hiền Ðức, một người đi theo cách mạng từ lúc còn nhỏ, một công dân chống tham nhũng nổi tiếng, đã viết bài “Phản cách mạng đã rõ ràng” sau khi chứng kiến vụ cưỡng chế đất đai của nông dân Văn Giang, Hưng Yên:
“Cuộc cách mạng mà lớp người chúng tôi đã tham gia 60-70 năm trước nay đã bị phản bội một cách trắng trợn, triệt để. Công hữu, sở hữu toàn dân chỉ là chiêu bài để tư hữu hoá, tư nhân hoá, biến của chung thành của riêng”.
“Ðảng Cộng Sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam thừa nhận ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai rất tròng tréo, rắc rối, có nhiều thiếu sót và mâu thuẫn nhau. Nhưng ai là tác giả của chúng? Chính là họ. Ai được hưởng lợi từ chúng? Cũng chính là họ”.
Lê Diễn Đức
Blog RFA
.
Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, công chức Hà Nội được lệnh của Khâm Sai Phan Kế Toại tổ chức một cuộc mít tinh ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Hàng ngàn người với lá cờ vàng ba sọc đỏ (có sọc giữa dứt quãng, cờ Quẻ Ly) xuống đường mừng ngày độc lập, sau khi Đế quốc Nhật Bản tuyên bố "trao trả độc lập cho Việt Nam".
Hoàng đế Bảo Đại trong ngày 11 ttháng 3 năm 1945 đã tuyên bố độc lập và thành lập chính quyền mới, với chính thể quân chủ lập hiến do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng. Tên nước được gọi là Đế quốc Việt Nam.
Bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ ban công của nhà hát xuống, một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh và hát bài Tiến Quân Ca. Cuộc biểu tình của công chức biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh.
Nhạc sĩ Tô Hải, một người còn sống ở Sài Gòn, nhân chứng sống cho sự kiện ấy, mô tả lại, như thế.
Hai ngày sau, tức là 19 tháng 8, Việt Minh đứng ra tổ chức một cuộc mít-tinh lớn, cũng ở trước nhà hát Lớn Hà Nội. Sau đó, đoàn người đến chiếm phủ Khâm sai đại thần. Khâm Sai Phan Kế Toại đầu hàng, cờ quẻ Ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên.
Sau khi Việt Minh cướp được chính quyền tại Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở Huế nộp đơn xin từ chức.
Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị. Bảo Đại chấp nhận và tuyên bố "Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban cách mạng, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban (Việt Minh) sớm tới Huế, để nhận bàn giao".
Hoàng đế Bảo Đại lúc bấy giờ đã nói một câu nổi tiếng: "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".
Thế là cách mạng tháng 8 thành công! Một cuộc cách mạng không có xung đột vũ trang, chẳng có tên thực dân Pháp hay phát xít Nhật nào trên đường phố Hà Nội, không một người chết. Việt Minh đã cướp chính quyền dễ như trở bàn tay, bằng lợi dụng được tình thế giao thời hỗn loạn của lịch sử khi phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh vô điều kiện và đang lúng túng chờ quân đồng minh tới giải giáp.
Và chỉ sau khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh cùng với các nhà lãnh đạo khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam mới từ Tân Trào trở về Hà Nội và ngày 2 tháng 9 độc tuyên ngôn độc lập. Nhà nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời.
Mặc dù tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, mang tiếng là Chính phủ thân Nhật, bù nhìn, nội các của Thủ tướng Trần Trọng Kim đã làm được những quan trọng như :
- Thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và các đảng phái quốc gia, đồng thời cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai.
- Tuyên bố nước Việt Nam đôc lập, và hủy bỏ Hiệp ước Bảo hộ 1884 (Hòa ước Patenôtre).
- Thống nhất về mặt danh nghĩa, đưa đất Nam Kỳ trở lại với nguồn cội Việt Nam.
- Thay chương trình học bằng tiếng Pháp chuyển sang học bằng tiếng Việt. Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ...
Việt Minh là tên gọi tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh, liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 với mục đích "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập".
Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để đối phó với chủ trương tiêu diệt đảng của Pháp, Trung Hoa Dân Quốc và các đồng minh của họ, nhưng thực chất vẫn nắm vai trò lãnh đạo. Đến tháng 3 năm 1951 khi Việt Minh bị giải tán và Đảng Cộng Sản trở lại đúng với vị trí của họ.
Mục đích của Việt Minh trong sáng, rõ ràng đã đánh đúng vào lòng yêu nước, tinh thần chống Pháp, Nhật, nên tập hợp được lực lượng quần chúng đông đảo. Khi Pháp trở lại Đông Dương, Việt Minh tiếp tục cuộc vận động, lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến 9 năm và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
Theo Hiệp định Geneva 1954, Việt Nam bị chia thành hai phần, từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc miền Bắc Cộng Sản, từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc Việt Nam Cộng Hoà.
Đảng Cộng Sản Việt Nam giành độc quyền cai quản trên toàn miền Bắc, thực hiện Cải cách Ruộng đất vô nhân đạo làm chết oan hàng trăm ngàn người, bắt nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, thực thi chính sách kiểm duyệt, quản lý hộ khẩu, phân phối lương thực, chất đốt, cải tạo công thương, v.v... Một nhà nước không được dân bầu ra thông qua bầu cử tự do như Cương lĩnh của Việt Minh đã xác định.
Một chế độ bạo lực và khủng bố ngự trị trên toàn miền Bắc. Tất cả những tiếng nói bất đồng chính kiến hay phản kháng chế độ đều bị vùi dập và đàn áp dã man. Một bộ máy tuyên truyền, giáo dục khổng lồ của chế độ sử dụng hết công suất nhồi sọ con người ngay từ khi còn bé.
Giờ đây người ta mới hiểu ra rằng, tại sao ngay từ cuộc cách mạng tháng Tám, Việt Minh đã lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ. Rõ ràng đây một cuộc khởi nghĩa cướp đoạt quyền lực và tiếm quyền có ý thức nhằm áp đặt hệ thống chinh trị cộng sản chuyên quyền.
Cũng với chế độ này, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam nhuộm đỏ toàn quốc. Với chiêu bài đánh đuổi ngoại xâm, họ đã đưa dân tộc vào một cuộc chiến đẫm máu và dai dẳng và cưỡng chiếm miền Nam.
Cụ Lê Hiền Ðức, một người đi theo cách mạng từ lúc còn nhỏ, một công dân chống tham nhũng nổi tiếng, đã viết bài “Phản cách mạng đã rõ ràng” sau khi chứng kiến vụ cưỡng chế đất đai của nông dân Văn Giang, Hưng Yên:
“Cuộc cách mạng mà lớp người chúng tôi đã tham gia 60-70 năm trước nay đã bị phản bội một cách trắng trợn, triệt để. Công hữu, sở hữu toàn dân chỉ là chiêu bài để tư hữu hoá, tư nhân hoá, biến của chung thành của riêng”.
“Ðảng Cộng Sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam thừa nhận ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai rất tròng tréo, rắc rối, có nhiều thiếu sót và mâu thuẫn nhau. Nhưng ai là tác giả của chúng? Chính là họ. Ai được hưởng lợi từ chúng? Cũng chính là họ”.
Ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đã phải cay đắng nói: "Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay".
Công nhân, giai cấp mà ĐCSVN gọi là đội quân tiên phong, trở thành lực lượng bần cùng của xã hội, bị các ông chủ tư bản bóc lột nặng nề, đồng lương không đủ sống, điều kiện làm việc khắc khổ.
Cuộc cách mạng tháng Tám trở nên vô nghĩa và mục đich của nó bị đảo ngược. Những kẻ cầm quyền mặc sức tham nhũng, ăn chặn. Bằng đồng tiền ăn cắp và ăn cướp, họ sống xa hoa trên sự nghèo đói của người lao động. Bất công, bất bình đẳng và suy thoái đạo đức xã hội nghiêm trọng, tệ hại còn hơn chế độ thực dân cũ.
Giống như đất nước Ba Lan sau Chiến tranh Thế giới II, thoát hiểm hoạ phát xít Đức thì bị hoạ cộng sản chụp xuống. Chế độ cộng sản dối trá, tàn nhẫn, tước đoạt quyền tự do của con người đến mức sau khi lật đổ nó vào năm 1989, Hiến pháp dân chủ cấm mọi hình thức tuyên truyền và hoạt động của chủ nghĩa Cộng sản.
Tất cả những điều tôi phân tích trên đây tương tự như nhận định của luật sư Nguyễn Văn Đài (trên trang Facebook), một nhà hoạt động dân chủ, đang sống ở Hà Nội:
"Làm cách mạng để xây dựng lên chế độ độc đảng toàn trị, không có tự do, dân chủ và nhân quyền. Đó là một cuộc cách mạng vô nghĩa và thất bại. Bởi chúng ta đã thay thế sự cai trị văn minh của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác, tàn bạo, tham lam của giặc nội xâm".
© Lê Diễn Đức - RFA
Công nhân, giai cấp mà ĐCSVN gọi là đội quân tiên phong, trở thành lực lượng bần cùng của xã hội, bị các ông chủ tư bản bóc lột nặng nề, đồng lương không đủ sống, điều kiện làm việc khắc khổ.
Cuộc cách mạng tháng Tám trở nên vô nghĩa và mục đich của nó bị đảo ngược. Những kẻ cầm quyền mặc sức tham nhũng, ăn chặn. Bằng đồng tiền ăn cắp và ăn cướp, họ sống xa hoa trên sự nghèo đói của người lao động. Bất công, bất bình đẳng và suy thoái đạo đức xã hội nghiêm trọng, tệ hại còn hơn chế độ thực dân cũ.
Giống như đất nước Ba Lan sau Chiến tranh Thế giới II, thoát hiểm hoạ phát xít Đức thì bị hoạ cộng sản chụp xuống. Chế độ cộng sản dối trá, tàn nhẫn, tước đoạt quyền tự do của con người đến mức sau khi lật đổ nó vào năm 1989, Hiến pháp dân chủ cấm mọi hình thức tuyên truyền và hoạt động của chủ nghĩa Cộng sản.
Tất cả những điều tôi phân tích trên đây tương tự như nhận định của luật sư Nguyễn Văn Đài (trên trang Facebook), một nhà hoạt động dân chủ, đang sống ở Hà Nội:
"Làm cách mạng để xây dựng lên chế độ độc đảng toàn trị, không có tự do, dân chủ và nhân quyền. Đó là một cuộc cách mạng vô nghĩa và thất bại. Bởi chúng ta đã thay thế sự cai trị văn minh của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác, tàn bạo, tham lam của giặc nội xâm".
© Lê Diễn Đức - RFA
Trích: "...Bởi chúng ta đã thay thế sự cai trị văn minh của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác, tàn bạo, tham lam của giặc nội xâm". Để có sự trung thực với lịch sử hơn, đoạn văn này cần được hiệu đính như sau: "Bởi chúng ta đã thay thế sự cai trị văn minh và nhân bản của chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim bằng sự cai trị độc ác, tàn bạo, tham lam và ngu dốt của giặc nội xâm cộng sản", bởi lẽ chính đảng cộng sản đã cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim chứ không phải từ chính quyền bảo hộ Pháp.
Trả lờiXóaXin cám ơn bác Tễu đã cho post bài viết giá trị này để lớp trẻ có thêm tin tức tìm hiểu sự thật của lịch sử Việt Nam cận đại.
Ôi ! Bảy mươi năm , Dân ta nay lại bẽ bàng thế sao ?
Trả lờiXóaTrải qua một cuộc bể dâu .
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng ( Nguyễn Du, truyện Kiều )