Biểu tình lớn ở Nhật Bản
VOA
31.08.2015
Hàng chục ngàn người Nhật đã tập trung gần trụ sở quốc hội ở Tokyo hôm Chủ nhật để phản đối một dự luật sẽ cho phép quân đội Nhật Bản tác chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ II.
Tại một trong những cuộc biểu tình lớn nhất ở Nhật Bản trong những năm gần đây, đám đông hô khẩu hiệu "Không chiến tranh," và "Ông Abe từ chức," trong lúc cảnh sát tìm cách vãn hồi trật tự.
Cuộc biểu tình ở Tokyo là một trong nhiều cuộc biểu tình được hoạch định trên cả nước để phản đối kế hoạch và chính sách an ninh của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm sửa đổi hiến pháp chủ hòa sau chiến tranh với những hạn chế đối với hoạt động quân sự của nước này.
Hồi tháng 7, hạ viện Nhật Bản đã thông qua một nhóm các dự luật cho phép lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia tác chiến để bảo vệ cho một đồng minh bị tấn công.
Thượng viện Nhật Bản đang tranh luận về các dự luật đó, và theo dự trù sẽ thông qua các dự luật đó để ban hành thành luật trước cuối tháng 9 sắp tới.
Theo hiến pháp của nước này, Nhật Bản chỉ có thể sử dụng lực lượng của họ trong những trường hợp tự vệ.
Nhưng ông Abe và những người ủng hộ nói rằng Nhật Bản cần phải gia tăng khả năng quân sự để chống lại những mối đe dọa từ những nước như Bắc Triều Tiên và Trung Quốc – là những nước đang tăng cường khả năng quân sự và hạt nhân của họ.
"Tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản trở thành một thách thức ngày càng lớn. Trước tình hình đó, dự luật bảo vệ mạng sống của người dân Nhật Bản mang tính cần thiết tuyệt đối, và cũng để ngăn đất nước không rơi vào chiến tranh," ông Abe phát biểu như vậy về những dự luật an ninh mới hồi trước đây trong năm.
Một hồ sơ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhan đề "Quốc phòng Nhật Bản năm 2015" nhấn mạnh đến những nỗ lực mang tính hung hăng và "áp chế" của Trung Quốc nhằm khoanh vùng những khu vực lãnh hải có tranh chấp chủ quyền, trong đó có việc xây dựng một dàn khoan khí đốt trên biển.
Các dự luật an ninh sẽ sửa đổi 10 luật hiện hành và sẽ cho quân đội có phạm vi hoạt động rộng hơn để bảo vệ cho nhân dân và quyền lợi của Nhật Bản, để tham gia các hoạt động tự vệ chung, và bảo vệ cho các đồng minh, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Nhưng nhiều người Nhật mạnh mẽ ủng hộ Điều 9 của hiến pháp hậu chiến tranh, không cho phép sử dụng lực lượng phòng vệ để gây chiến hoặc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
31.08.2015
Hàng chục ngàn người Nhật đã tập trung gần trụ sở quốc hội ở Tokyo hôm Chủ nhật để phản đối một dự luật sẽ cho phép quân đội Nhật Bản tác chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ II.
Tại một trong những cuộc biểu tình lớn nhất ở Nhật Bản trong những năm gần đây, đám đông hô khẩu hiệu "Không chiến tranh," và "Ông Abe từ chức," trong lúc cảnh sát tìm cách vãn hồi trật tự.
Cuộc biểu tình ở Tokyo là một trong nhiều cuộc biểu tình được hoạch định trên cả nước để phản đối kế hoạch và chính sách an ninh của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm sửa đổi hiến pháp chủ hòa sau chiến tranh với những hạn chế đối với hoạt động quân sự của nước này.
Hồi tháng 7, hạ viện Nhật Bản đã thông qua một nhóm các dự luật cho phép lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia tác chiến để bảo vệ cho một đồng minh bị tấn công.
Thượng viện Nhật Bản đang tranh luận về các dự luật đó, và theo dự trù sẽ thông qua các dự luật đó để ban hành thành luật trước cuối tháng 9 sắp tới.
Theo hiến pháp của nước này, Nhật Bản chỉ có thể sử dụng lực lượng của họ trong những trường hợp tự vệ.
Nhưng ông Abe và những người ủng hộ nói rằng Nhật Bản cần phải gia tăng khả năng quân sự để chống lại những mối đe dọa từ những nước như Bắc Triều Tiên và Trung Quốc – là những nước đang tăng cường khả năng quân sự và hạt nhân của họ.
"Tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản trở thành một thách thức ngày càng lớn. Trước tình hình đó, dự luật bảo vệ mạng sống của người dân Nhật Bản mang tính cần thiết tuyệt đối, và cũng để ngăn đất nước không rơi vào chiến tranh," ông Abe phát biểu như vậy về những dự luật an ninh mới hồi trước đây trong năm.
Một hồ sơ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhan đề "Quốc phòng Nhật Bản năm 2015" nhấn mạnh đến những nỗ lực mang tính hung hăng và "áp chế" của Trung Quốc nhằm khoanh vùng những khu vực lãnh hải có tranh chấp chủ quyền, trong đó có việc xây dựng một dàn khoan khí đốt trên biển.
Các dự luật an ninh sẽ sửa đổi 10 luật hiện hành và sẽ cho quân đội có phạm vi hoạt động rộng hơn để bảo vệ cho nhân dân và quyền lợi của Nhật Bản, để tham gia các hoạt động tự vệ chung, và bảo vệ cho các đồng minh, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Nhưng nhiều người Nhật mạnh mẽ ủng hộ Điều 9 của hiến pháp hậu chiến tranh, không cho phép sử dụng lực lượng phòng vệ để gây chiến hoặc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Thủ tướng Shinzo Abe suy nghĩ và hành động chính xác,không ủng hộ thì thôi cớ sao lại chống đối ông ta hỡi các bạn người bạn Nhật ! bộ muốn bọn giặc Tàu chiếm đóng đất nước của bạn sao ? nó ở ngoài cửa rồi đó,không thấy sqo các bạn ?
Trả lờiXóaBiết đâu tình báo tầu 'vận động' cho cuộc biểu tình này! Thật khó cho thủ tướng Abe! Làm phúc phải tội.
Trả lờiXóaBiết đâu tình báo TC 'vận động' cho cuộc biểu tình này. Thật khó cho thủ tướng Abe!
Trả lờiXóaThủ tướng Abe đã đúng khi dùng chiến thuật phòng thủ từ xa với TC, vì tấn công chính là sách lược phòng thủ tốt nhất. Người biểu tình đang nhầm lẫn về TC. Thật nguy hiểm cho nước Nhật.
Trả lờiXóaNgười Nhật vẫn ám ảnh bởi bom nguyên tử đây mà...
Trả lờiXóagiá như ông thủ tướng nhật sang làm thủ tướng VN
Trả lờiXóa